Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hải dương (Trang 39 - 40)

Đƣợc thực hiện trên cơ sở tổng hợp tài liệu và phân tích tài liệu. Là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu, lý luận, thông tin đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau sau đó tiến hành phân loại, phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tƣợng. Sau đó, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã đƣợc phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết, quan điểm, luận điểm mới, đầy đủ và sâu sắc về đối tƣợng nghiên cứu để tạo ra một chỉnh thể theo các nội dung cần nghiên cứu. Cụ thể:

- Tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu từ các nguồn nhƣ sách, đề tài khoa học, luận án, luận văn, báo cáo khoa học, các bài viết, giáo trình và tài liệu khác.

- Phân tích tƣ liệu: Tài liệu sau khi tổng hợp đƣợc nghiên cứu về nội dung có phù hợp, phục vụ đề tài nghiên cứu hay không; những nội dung nào của tài liệu có thể đƣợc kế thừa; nội dung nào cần đƣợc phân tích làm rõ thêm; nội dung nào chƣa phù hợp; nguồn của tài liệu có đủ tin cậy hay không…

Các tài liệu sau khi đƣợc phân tích sẽ đƣợc hệ thống và phân chia theo các nội dung nghiên cứu. Các tài liệu đƣợc tập trung nghiên cứu sâu trong đề tài bao gồm:

+ Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hàng giả, xử lý hàng giả. + Các Đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án liên quan đến hàng giả và đấu tranh chống hàng giả.

+ Các báo cáo tổng hợp của Cục QLTT và Chi cục QLTT tỉnh Hải Dƣơng; các Báo cáo tổng hợp của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả tỉnh Hải Dƣơng.

+ Các bài viết, bài tham luận tại các cuộc Hội nghị, Hội thảo có liên quan đến hàng giả và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

+ Từ các văn bản quy phạm pháp luật, Từ điển, tài liệu tham khảo tổng hợp, các báo cáo tổng hợp, các thông tin, quan điểm đánh giá… đƣa ra đƣợc các nhận thức cơ bản về hàng hóa; hàng giả; sản xuất; buôn bán; sản xuất, buôn bán hàng giả

và bản chất và đặc điểm của sản xuất, buôn bán hàng giả; các phƣơng thức, thủ đoạn thực hiện; các nguyên nhân dẫn tới tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả và các tác hại…

+ Từ các số liệu thu thập xây dựng các bảng số liệu tổng hợp để đánh giá tổng quát theo các tiêu chí khác nhau phục vụ mục tiêu nghiên cứu.

+ Từ cách thực phân bổ chỉ tiêu kiểm tra, xử lý hàng giả và cách tính điểm thi đua theo vụ việc, theo vụ việc điển hình để phân tích, đánh giá tìm ra những nhƣợc điểm qua đó đề xuất phƣơng án phân bổ chỉ tiêu, tính điểm thi đua mới phù hợp hơn.

+ Từ các quan điểm, dự báo, đánh giá tổng hợp, phân tích để đƣa ra dự báo về tình hình sản xuất, hàng giả trong thời gian tới.

+ Từ các thông tin, đánh giá về thực trạng công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả của Chi cục QLTT tỉnh Hải Dƣơng phân tích, tổng hợp để đƣa ra các giải pháp.

Phƣơng pháp này có ƣu điểm là cho phép tiếp cận một khối lƣợng lớn thông tin phục vụ các nội dung nghiên cứu mang tính lý luận, đánh giá thực trạng cũng nhƣ đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, hạn chế của phƣơng pháp là các thông tin đƣợc tổng hợp đều là các nội dung đã đƣợc nghiên cứu trƣớc, đề cập từ trƣớc. Do đó, trên cơ sở thông tin đã tổng hợp cần có sự đánh giá, liên hệ, phân tích… để đƣa ra các quan điểm, nội dung phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của Luận văn tránh đi vào lối mòn của các nghiên cứu trƣớc đó. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu Luận văn có kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu khác để làm rõ các nội dung, vấn đề đƣợc phân tích, tổng hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hải dương (Trang 39 - 40)