Thực trạng sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hải dương (Trang 45 - 50)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dƣơng và tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

Tỉnh Hải Dƣơng thuộc vùng Đông Bắc Bộ nằm trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hƣng Yên với hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông phân bố hợp lý và thuận tiện cho đi lại và giao thƣơng hàng hoá. Tỉnh nằm trong khu vực phía Bắc nƣớc ta với gần 1.400 km đƣờng biên giới trên bộ giáp ranh với Trung Quốc, quốc gia đƣợc đánh giá là "phân xƣởng sản xuất hàng giả lớn nhất thế giới", với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng… Trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua nhƣ đƣờng 5, đƣờng 18, đƣờng 183, đƣờng 10, đƣờng sắt Hà Nội – Hải Phòng… thuận lợi cho giao thƣơng hàng hóa.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.656 km2 đƣợc chia làm 2 vùng đồi núi và đồng bằng; diện tích đất canh tác nông nghiệp chiếm 63,1% diện tích đất tự nhiên, trong đó vùng đồi núi chiếm 11% tổng diện tích. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính gồm thành phố Hải Dƣơng, thị xã Chí Linh và 10 huyện.

Theo Niên giám thống kê tỉnh Hải Dƣơng năm 2014, tỉnh có 1.763.214 ngƣời với mật độ dân số 1.065 ngƣời/km². Thành phần dân số nông thôn 76,9%, thành thị 23,1%. Toàn tỉnh hiện có 4.469 doanh nghiệp (gồm 29 doanh nghiệp nhà nƣớc; 4.261 doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc; 179 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc

ngoài) tập trung chủ yếu ở TP Hải Dƣơng (1.753 doanh nghiệp); tổng số lao động là 198.810 ngƣời,

Tổng số cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản là 107.644 cơ sở; tập trung chủ yếu ở thành phố Hải Dƣơng với 22.375 cơ sở, các huyện, thị xã còn lại có từ trên 6.000 đến trên 10.000 cơ sở. Số lao động tại các cơ sở kinh tế cá thể là 187.609.

Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế thì kinh tế nhà nƣớc chiếm 22,7%; kinh tế ngoài nhà nƣớc chiểm 53,1%. Trong đó kinh tế tập thể chiếm 1,1%; kinh tế tƣ nhân 17,4%; kinh tế cá thể 34,6%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 24,2%.

Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 5,1%, thu nhập bình quân đầu ngƣời toàn tỉnh là 2.440.000đ/tháng (trong đó khu vực thành thị 3.020.000đ/tháng, khu vực nông thôn 2.270.000đ/tháng). So sánh với mức thu nhập trung bình toàn quốc do báo Ngƣời đồng hành tính toán, thu nhập bình quân đầu ngƣời của tỉnh Hải Dƣơng ở mức thấp so với trung bình toàn quốc. "Theo tính toán của báo điện tử Người Đồng Hành dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2014 tính theo giá hiện hành đạt 3.937.856 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 184 tỷ USD, tính theo tỷ giá của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nƣớc vào ngày 31/12/2014 là 21.400 đồng/USD. Dựa trên quy mô dân số 90,73 triệu ngƣời của năm 2014 (cũng theo số liệu do GSO công bố), GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam năm 2014 đạt 2.028 USD, tƣơng đƣơng 169 USD/tháng".

(Nguồn: http://ndh.vn/gdp-binh-quan-dau-nguoi-nam-2014-cua-viet-nam-

vuot-2-000-usd-20150102104924226p145c152.news)

3.1.1.2. Tác động của điều kiện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả

Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn tỉnh nhiều năm qua. Tuy nhiên, từ số liệu nêu trên cũng cho thấy các cơ sở kinh tế cá thể trên địa bàn cơ bản có quy mô nhỏ và trung bình, mỗi cơ sở kinh tế cá thể chỉ sử dụng trung

bình 1,74 lao động (bao gồm cả chủ hộ kinh tế cá thể gia đình và ngƣời làm thuê - nếu có). Mặc dù có quy mô kinh doanh nhỏ nhƣng với số lƣợng lớn, kinh tế cá thể đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, đây cũng là nhóm đối tƣợng tiềm ẩn nguy cơ cao nhất về sản xuất, kinh doanh hàng giả. Thu nhập bình quân đầu ngƣời không cao nên các sản phẩm trong đó có hàng giả, hàng kém chất lƣợng càng có "đất sống".

Tuyến giao thông Quốc lộ 10, Quốc lộ 18 nối với tỉnh Quảng Ninh, Quốc lộ 5 nối Hải Phòng - Hà Nội…, Hải Dƣơng vừa là điểm tiêu thụ vừa là điểm trung chuyển hàng hóa nói chung, hàng giả nói riêng. Theo báo cáo năm 2014 của BCĐ 389 Quốc gia đánh giá Quảng Ninh có 3 cửa khẩu quốc tế, hàng trăm km đƣờng biên với nhiều lối mở, đƣờng cánh gà, lối tắt, cặp chợ đƣờng biên… giao thƣơng với Trung Quốc, do đó có một số lƣợng không nhỏ hàng giả nhập khẩu từ Trung Quốc vào Quảng Ninh. Từ Quảng Ninh, hàng hóa đƣợc vận chuyển để tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng hoặc qua Hải Dƣơng đi các địa phƣơng khác.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế thì trong những năm gần đây, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh có xu hƣớng gia tăng và diễn biến phức tạp. Hàng giả không chỉ xuất hiện ở các khu vực nông thôn mà xuất hiện ở cả khu vực thành phố, thị xã, thị trấn… với nhiều chủng loại, mẫu mã, thuộc nhiều lĩnh vực từ hàng tiêu dùng thông thƣờng đến các sản phẩm công nghệ cao.

3.1.2. Nguồn gốc, phƣơng thức, thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng bàn tỉnh Hải Dƣơng

Hàng giả lƣu thông trên địa bàn tỉnh có nguồn gốc từ hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng giả đƣợc sản xuất trong nƣớc (sản xuất trong tỉnh hoặc từ các tỉnh khác chuyển về/qua Hải Dƣơng tiêu thụ). Tùy theo nguồn gốc của hàng giả mà các đối tƣợng vi phạm lại có những phƣơng thức, thủ đoạn thực hiện riêng.

Từ Phụ lục Tổng hợp hàng giả bị xử lý từ 2010 đến 2014 chó thấy qua các năm, hàng giả bị xử lý đều có sự biến động:

- Một số mặt hàng do công tác phối hợp với doanh nghiệp đƣợc triển khai tốt, tăng cƣờng tuyên truyền nên đã cơ bản đƣợc ngăn chặn, đẩy lùi nhƣ: Diêm

Thống nhất, máy tính CASIO, bút bi Thiên Long, săm xe máy SRC …. giả.

- Một số mặt hàng mang tính truyền thống, mặc dù đã đƣợc kiểm tra sát sao, xử lý nghiêm liên tục trong thời gian dài nhƣng vẫn tiếp tục xuất hiện trên thị trƣờng nhƣ: Bột ngọt giả nhãn hiệu AJINOMOTO, áo may ô giả nhãn hiệu Hanosimex, vòi nƣớc giả mạo nhãn hiệu INAX, bột giặt giả nhãn hiệu OMO, kính đeo mắt giả mạo nhãn hiệu Ray-Ban …. Đây là các mặt hàng thông dụng, tiêu thụ phổ biến và có nhu cầu cao trên thị trƣờng hoặc hàng thật giá quá cao, ngƣời tiêu dùng gần nhƣ không có khả năng mua hàng thật nên "chấp nhận" mua hàng giả.

- Qua các năm xuất hiện một số mặt hàng mới bị phát hiện xử lý nhƣ:

+ Từ năm 2011 xuất hiện mặt hàng dầu nhờn xe máy giả mạo nhãn hiệu CASTROL, VISTRA. Các năm tiếp theo mặt hàng này tiếp tục bị phát hiện, xử lý.

+ Năm 2012 xuất hiện mặt hàng áo may ô ba lỗ giả mạo nhãn hiệu HANOSIMEX. Các năm tiếp theo mặt hàng này tiếp tục bị phát hiện, xử lý.

+ Quần, áo, giầy, tất thể thao giả nhãn hiệu Adidas các loại.

Các loại hàng giả này một phần là mới xuất hiện trên thị trƣờng (nhƣ dầu nhờn xe máy giả mạo nhãn hiệu CASTROL, VISTRA) hoặc trên thực tế do chƣa có đơn vị có đủ tƣ cách pháp lý để phối hợp chống hàng giả hoặc trƣớc đó doanh nghiệp chƣa phối hợp nên mặc dù đã tồn tại trên thị trƣờng nhƣng Chi cục QLTT tỉnh Hải Dƣơng thiếu căn cứ để xử lý theo quy định của pháp luật (nhƣ đối với các sản phẩm may mặc giả mạo nhãn hiệu Adidas, lascote).

3.1.2.1. Hàng giả nhập khẩu và phƣơng thức, thủ đoạn thực hiện

- Hàng giả là hàng nhập lậu: Đây là loại hình khá phổ biến và thƣờng là các loại hàng tiêu dùng với số lƣợng không lớn. Tuy nhiên việc xử lý các đối tƣợng này khi hàng hoá đã vận chuyển sâu vào trong nội địa thƣờng gặp nhiều khó khăn do trong một vụ việc số lƣợng hàng giả mỗi loại không nhiều nhƣng lại thuộc nhiều chủng loại, nhãn hiệu khác nhau. Các mặt hàng chủ yếu là quần áo, giày dép, dầu gội đầu, đồ điện tử, mỹ phẩm, bột giặt…

- Hàng giả đƣợc nhập khẩu theo đƣờng chính ngạch: Do quy định về phân luồng trong kiểm tra hải quan nên các đối tƣợng vi phạm đã lợi dụng để nhập khẩu

hàng hoá vi phạm và thƣờng tập trung vào các lô hàng thuộc “luồng xanh” - thông quan theo khai báo; một số trƣờng hợp khai báo hải quan là hàng hoá “không hiệu” nhƣng thực tế có nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu đã đƣợc bảo hộ. Kết quả kiểm tra, xử lý của Chi cục QLTT tỉnh Hải Dƣơng cho thấy đây là những vụ việc thƣờng có trị giá hàng hoá vi phạm lớn. Các mặt hàng chu yếu là phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy, thiết bị âm thanh, linh kiện máy vi tính, thiết bị vật tƣ ngành nƣớc….

Các loại hàng giả là hàng hóa nhập khẩu bị pháp hiện, xử lý trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng thuộc 2 trƣờng hợp:

- Đối tƣợng vi phạm vận chuyển hàng giả qua địa bàn tỉnh để giao bán trong tỉnh hoặc để đi đến các tỉnh khác.

- Hàng giả đƣợc bày bán tại cửa hàng, điểm kinh doanh hoặc lƣu giữ bảo quản…. tại nhà kho, bến bãi tập kết…

3.1.2.2. Hàng giả sản xuất trong nƣớc, trong tỉnh và phƣơng thức, thủ đoạn thực hiện

Ngoài những mặt hàng giả nhập khẩu, một số loại hàng hoá hiện đang đƣợc làm giả khá nhiều trong nƣớc nhƣ phân bón, thức ăn chăn nuôi, rƣợu ngoại và một số mặt hàng tiêu dùng khác. Các loại hàng giả có thể sản xuất với quy mô công nghiệp hoặc sản xuất dƣới dạng thủ công, thô sơ.

Hoạt động sản xuất hàng giả với quy mô công nghiệp thƣờng tập trung vào nhóm hàng giả về chất lƣợng (phân bón, thức ăn chăn nuôi…) hoặc giả mạo về sở hữu trí tuệ (mang nhãn hiệu tƣơng tự khó phân biệt với nhãn hiệu đã đƣợc bảo hộ).

Ngoài ra, hầu hết các loại hàng giả còn lại đƣợc sản xuất trong nƣớc, trong tỉnh đều tập trung vào nhóm các mặt hàng có phƣơng thức sản xuất đơn giản, thủ công, thô sơ nhƣ:

- Thu gom bao bì thật của hàng hóa đã qua sử dụng rồi đóng ruột giả kém chất lƣợng đƣa ra lƣu thông trên thị trƣờng. Ví dụ: xi măng, dầu nhớt xe máy…

- Đặt hàng làm bao bì giả rồi thực hiện sang chiết, đóng gói bằng sản phẩm cùng loại có giá thành hạ, chất lƣợng kém hơn hàng thật đƣa ra lƣu thông trên thị trƣờng. Trƣờng hợp này hàng giả thƣờng không đủ về định lƣợng, thể tích…. Ví dụ:

Đặt hàng vỏ bao bì nilon túi mì chính AJINOMOTO rồi sử dụng mì chính đóng bao của đơn vị khác (giá hạ hơn), đóng gói rồi hàn mép túi đƣa ra lƣu thông trên thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hải dương (Trang 45 - 50)