Vai trò, đặc điểm của đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang (Trang 25 - 29)

1.2. Khái lƣợc về Quản lý đối với đất đai

1.2.1. Vai trò, đặc điểm của đất đai

a. Khái niệm đất đai

Dƣới góc độ kinh tế, đất đai ngày nay không chỉ đƣợc coi là tài nguyên, tài sản mà nó còn đƣợc coi là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quốc gia

nào. Tuy nhiên nói nhƣ vậy vẫn chƣa đầy đủ và chƣa thể hiện đƣợc bản chất kinh tế của đất đai vì đất đai còn đƣợc xem nhƣ nguồn vốn của nền kinh tế. Khi xem xét đất đai nhƣ là nguồn vốn thì các quan hệ đất đai đƣợc mở rộng vai trò của nó trong nền kinh tế đƣợc nhìn nhận toàn diện và đầy đủ và phức tạp hơn. Trong nền kinh tế bất cứ nguồn vốn nào cũng phải sử dụng có hiệu quả. Đối với đất đai yêu cầu này lại là cần thiết hơn vì không chỉ là nguồn vốn, đất đai còn là một nguồn lực khan hiếm, do đó trong quá trình sử dụng đòi hỏi phải sử dụng tiết kiệm nhất nhƣng cho hiệu quả cao nhất.

Theo giáo trình kinh tế tài nguyên đất của Đỗ Thị Lan và Đỗ Anh Tài, Nhà xuất bản nông nghiệp, 2007 “ Đất đai là nguồn của cải, là tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng”.

b. Vai trò của đất đai

Nhƣ ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời gian thì con ngƣời xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con ngƣời, tức cũng là sản phẩm của xã hội.

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và các sinh vật khác trên trái đất.

Các Mác viết: “ Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”.

Hội nghị Bộ trƣởng Môi trƣờng các nƣớc Châu Âu năm 1973 tại Luân Đôn đã dánh giá: “Đất đai là một trong những của cải quý nhất của loài người, nó tạo điều kiện cho sự sống của thực vật, động vật và con người trên

Bởi vậy không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con ngƣời không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con ngƣời chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một vật tự nhiên thành một tài sản cộng đồng, của một quốc gia.

Luật Đất đai năm 1993 của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng; Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”.

Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng nhƣ đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xƣơng máu và vốn đất đai mà một quốc gia có đƣợc thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trƣờng nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toan tài chính, có thể chuyển nhƣợng qua các thế hệ...

c. Đặc điểm của đất đai

Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con ngƣời và là tƣ liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Đặc điểm đất đai ảnh hƣởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân bố của ngành nông nghiệp. Vai trò của đất đai càng lớn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cƣ trú, làm tƣ liệu sản xuất,... ngày càng tăng.

Diện tích đất đai có hạn. Sự giới hạn đó là do toàn bộ diện tích bề mặt của trái đất cũng nhƣ diện tích đất đai của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giới hạn. Sự giới hạn đó còn thể hiện ở chổ nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành

kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng. Do diện tích đất đai có hạn nên ngƣời ta không thể tùy ý muốn của mình tăng diện tích đất đai lên bao nhiêu cũng đƣợc. Đặc điểm này đặc ra yêu cầu quản lý đất đai phải chặt chẽ, quản lý về số lƣợng, chất lƣợng đất, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng cũng nhƣ cơ cấu sử dụng đất đai theo các thành phần kinh tế,...và xu hƣớng biến động của chúng để có kế hoạch phân bố và sử dụng đất đai có cơ sở khoa học. Đối với nƣớc ta diện tích bình quân đầu ngƣời vào loại thấp so với các quốc gia trên thế giới. Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững lại càng đặc biệt quan trọng.

Đất đai đƣợc sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Việc mở rộng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, việc mở rộng các đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông lâm ngƣ nghiệp,...đều phải sử dụng đất đai. Để đảm bảo cân đối trong việc phân bổ đất đai cho các ngành, các lĩnh vực, tránh sự chồng chéo và lãng phí, cần coi trọng công tác quy hoạch và kế hoạch hóa sử dụng đất đai và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong công tác quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai.

Đất đai có vị trí cố định, tính chất cơ học, vật lý, hóa học và sinh học trong đất cũng không đồng nhất. Đất đai đƣợc phân bổ trên một diện rộng và cố định ở từng nơi nhất định. Do vị trí cố định và gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhƣỡng, thời tiết, khí hậu, nƣớc, cây trồng,...) và các điều kiện kinh tế nhƣ kết cấu hạ tầng, kinh tế, công nghiệp trên các vùng và các khu vực nên tính chất của đất có khác nhau. Vì vậy việc sử dụng đất đai vào các quá trình sản xuất của mỗi ngành kinh tế cần phải nghiên cứu kỹ lƣỡng tính chất của đất cho phù hợp. Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng đất đai phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và chất lƣợng ruộng đất của từng vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để kích thích việc sản xuất hàng hóa trong

nông nghiệp, Nhà nƣớc đề ra những chính sách đầu tƣ, thuế,... cho phù hợp với điều kiện đất đai ở các vùng trong nƣớc.

Trong nông nghiệp, nếu sử dụng hợp lý đất đai thì sức sản xuất của nó không ngừng đƣợc nâng lên. Sức sản xuất của đất đai tăng lên gắn liền với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc thực hiện phƣơng thức thâm canh và chế độ canh tác hợp lý. Sức sản xuất của đất đai biểu hiện tập trung ở độ phì nhiêu của đất đai. Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp hữu hiệu để nâng cao độ phì nhiêu của đất đai, cho phép năng suất đất đai tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang (Trang 25 - 29)