Quản lý tài chính đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang (Trang 39 - 40)

1.3. Nội dung quản lý đất đai

1.3.4. Quản lý tài chính đất đai

Quản lý tài chính đất đai là việc sử dụng hệ thống công cụ tài chính nhƣ giá đất, thuế, tiền thuê đất,… nhằm điều tiết các quan hệ về đất đai để đạt mục tiêu trong quản lý.

Quản lý tài chính về đất đai là công cụ hết sức hữu hiệu trong nền kinh tế thị trƣờng, có tác dụng kích thích việc sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả. Chính sách ƣu đãi về thuế hay tiền thuê đất sẽ có tác dụng khuyến khích hay hạn chế trong đầu tƣ, qua đó sẽ có tác dụng phân phối nguồn lực của xã hội. Cũng công cụ tài chính, nhà nƣớc thực hiện nhiệm vụ điều tiết thu nhập và đảm bảo đời sống cho đại bộ phận dân cƣ đang sống bằng nghề nông.

Trong hệ thống tài chính về đất đai, yếu tố cơ bản là giá đất, theo lý luận của Mác, giá đất là giá trị của địa tô trên tỷ suất lợi nhuận của sản xuất kinh doanh trên đất, giá đất phản ánh khả năng sinh lợi từ hoạt động kinh tế trên đất và nó quyết định giá cho cả những loại đất không có hoạt động kinh tế. Trong thực tế, giá đất còn bị ảnh hƣởng bởi sự kỳ vọng vào khả năng sinh lợi trong tƣơng lai.

Đối với bất kỳ quốc gia nào cũng tồn tại hai hệ thống giá; Một giá do nhà nƣớc quy định dùng để điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa nhà nƣớc và ngƣời có quyền đối với đất (sở hữu đất); hai là giá hình thành trên thị trƣờng trong mối quan hệ về đất đai giữa những ngƣời sử dụng đất, giá này phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trƣờng. Một nền kinh tế ổn định, hai hệ thống giá này sẽ tƣơng đƣơng nhau và phản ánh chân thực giá đất. Ngƣợc lại, trong một nền kinh tế không ổn định, giá đất có xu hƣớng cao hơn giá trị thực của nó. Nếu hai hệ thống giá trên chênh lệch nhau quá lớn sẽ tạo môi trƣờng cho những tiêu cực trong quản lý và đầu cơ sử dụng.

Đối với nƣớc ta, do đặc điểm sở hữu đất đai nên giá đất thực chất là giá quyền sử dụng đất. Hiện tại hệ thống giá của chúng ta đƣợc xác định chủ yếu dựa trên mục đích sử dụng (khả năng sinh lợi trên đất) chứ ít phụ thuộc vào vị trí cũng nhƣ khả năng sinh lợi tiềm năng.

Thuế: Theo quan điểm kinh tế học hiện đại, thuế đất là khoản thuế của chính phủ đánh vào địa tô tức là đánh vào chủ sở hữu đất. Nƣớc ta, nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu đất nên thuế chỉ đánh vào một số đối tƣợng đƣợc hƣởng quyền lợi nhƣ là chủ sở hữu đất, chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, tập thể không thuộc diện thuê đất (ko phải nộp tiền sử dụng đất). Ngoài thuế sử dụng đất, hiện tại chúng ta đang thực hiện thuế chuyển quyền sử dụng đất.

Tiền thuê đất: Đơn giá thuê đất (khoản tiền thuê trên một đơn vị diện tích, trong 1 năm) chính là địa tô mà ngƣời sử dụng phải trả cho nhà nƣớc.

Đơn giá thuê đất là yếu tố chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nên nó ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng. Vì vậy việc xác định giá đất cũng nhƣ đơn giá thuê đất át đúng với giá trị thực của nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang (Trang 39 - 40)