Phương pháp quản lý đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang (Trang 45 - 48)

1.4. Công cụ và phƣơng pháp quản lý đất đai

1.4.2. Phương pháp quản lý đất đai

Các phƣơng pháp quản lý đất đai là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích của Nhà nƣớc lên hệ thống đất đai và chủ sử dụng đất nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra trong những điều kiện cụ thể về không gian và thời gian nhất định. Các phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc nói chung và quản đất đai nói riêng có vai trò rất quan trọng trong hệ thống quản lý. Nó thể hiện cụ thể mối quan hệ qua lại giữa Nhà nƣớc với đối tƣợng và khách thể quản lý. Mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với các đối tƣợng và khách thể quản lý rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy, các phƣơng pháp quản lý thƣờng xuyên thay đổi tuỳ theo tình huống cụ thể nhất định, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đối tƣợng.

a. Phƣơng pháp hành chính

Là phƣơng pháp tác động mang tính trực tiếp. Phƣơng pháp này dựa vào mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý, mà thực chất đó là mối quan hệ giữa quyền uy và sự phục tùng.

Phƣơng pháp quản lý hành chính về đất đai của Nhà nƣớc là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nƣớc đến các chủ thể trong quan hệ đất đai, bao gồm các chủ thể là cơ quan quản lý đất đai của Nhà nƣớc và các chủ thể là ngƣời sử dụng đất (các hộ gia đình, các cá nhân, các tổ chức, các pháp nhân) bằng các biện pháp, các quyết định mang tính mệnh lệnh bắt buộc. Nó đòi hỏi ngƣời sử dụng đất phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.

động giữa các bộ phận có liên quan, giữ đƣợc bí mật hoạt động và giải quyết đƣợc các vấn đề đặt ra trong công tác quản lý một cách nhanh chóng kịp thời. Khi sử dụng phƣơng pháp hành chính phải gắn chặt chẽ quyền hạn và trách nhiệm của các cấp quản lý đất đai khi ra quyết định. Đồng thời phải làm rõ, cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nƣớc và từng cá nhân. Mọi cấp chính quyền, mọi tổ chức, mọi cá nhân khi ra quyết định phải hiểu rõ quyền hạn của mình đến đâu và trách nhiệm của mình nhƣ thế nào khi sử dụng quyền hạn đó. Các quyết định hành chính do con ngƣời đặt ra muốn có kết quả và đạt hiệu quả cao thì chúng phải là các quyết định có tính khoa học, có căn cứ khoa học, tuyệt đối không thể là ý muốn chủ quan của con ngƣời. Để quyết định có căn cứ khoa học ngƣời ra quyết định phải nắm vững tình hình, thu thập đấy đủ các không tin cần thiết có liên quan, cân nhắc tính toán đầy đủ các lợi ích, các khía cạnh khác chịu ảnh hƣởng đảm bảo quyết định hành chính có căn cứ khoa học vững chắc.

b. Phƣơng pháp kinh tế

Là phƣơng pháp tác động gián tiếp lên đối tƣợng bị quản lý không trực tiếp nhƣ phƣơng pháp hành chính.

Phƣơng pháp quản lý kinh tế của Nhà nƣớc về quản lý đất đai là cách thức tác động của Nhà nƣớc một cách giản tiếp vào đối tƣợng bị quản lý, thông qua các lợi ích kinh tế để đối tƣợng bị quản lý tự lựa chọn phƣơng án hoạt động của mình sao cho có hiệu quả nhất.

Trong công tác quản lý, phƣơng pháp kinh tế là phƣơng pháp mềm dẻo nhất, dễ thu hút đối tƣợng quản lý, do vậy nó ngày càng mang tính phổ biến và đƣợc coi trọng. Mặt mạnh của phƣơng pháp kinh tế là ở chỗ nó tác động vào lợi ích của đối tƣợng bị quản lý làm cho họ phải suy nghĩ, tính toán và lựa chọn phƣơng án hoạt động có hiệu quả nhất vừa đảm bảo lợi ích của mình, vừa đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội.

Phƣơng pháp kinh tế nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giúp cho Nhà nƣớc giảm bớt đƣợc nhiều công việc hành chính nhƣ công tác kiểm tra, đôn đốc có tính chất sự vụ hành chính. Vì vậy, sử dụng phƣơng pháp này vừa tiết kiệm đƣợc chi phí quản lý, vừa giảm đƣợc tính chất cứng nhắc hành chính, vừa tăng cƣờng tính sáng tạo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Một trong những thành công lớn của Nhà nƣớc trong công tác quản lý đất đai là việc áp dụng phƣơng pháp khoán trong nông nghiệp và giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, đã tạo ra động lực to lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cho phép sử dụng có hiệu quả đất đai. Đây chính là Nhà nƣớc đã áp dụng phƣơng pháp kinh tế trong quản lý đất đai.

c. Phƣơng pháp tuyên truyền, giáo dục: là cách thức tác động của Nhà

nƣớc vào nhận thức và tình cảm của con ngƣời nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình của họ trong quản lý đất đai nói riêng và trong hoạt động kinh kế -xã hội nói chung. Tuyên truyền, giáo dục là một trong các phƣơng pháp không thể thiếu đƣợc trong công tác quản lý nhà nƣớc bởi vì mọi đối tƣợng quản lý suy cho cùng cũng chỉ là quản lý con ngƣời mà con ngƣời là tổng hoà của nhiều mối quan hệ xã hội và ở họ có những đặc trƣng tâm lý rất đa dạng. Do đó, cần phải có nhiều phƣơng pháp tác động khác nhau trong đó có phƣơng pháp giáo dục.

Trong thực tế, phƣơng pháp giáo dục thƣờng đƣợc kết hợp với các phƣơng pháp khác, hỗ trợ cùng với phƣơng pháp khác để nâng cao hiệu quả công tác. Nếu chúng ta tách rời phƣơng pháp giáo dục với các phƣơng pháp khác, tách rời giáo dục với khuyến khích lợi ích vật chất, tách rời giáo dục với sự cƣỡng chế bắt buộc thì hiệu quả của công tác quản lý không cao, thậm chí có những việc còn không thực hiện đƣợc. Nhƣng nếu chúng ta kết hợp tốt, kết

hợp một cách nhịp nhàng, linh hoạt phƣơng pháp giáo dục với các phƣơng pháp khác thì hiệu quả của công tác quản lý sẽ rất cao.

Nội dung của phƣơng pháp giáo dục rất đa dạng, nhƣng trƣớc hết phải giáo dục đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nói chung; chính sách, pháp luật về đất đai nói riêng thể hiện qua các luật và các văn bản dƣới luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)