Khái niệm, vai trò, sự cần thiết phải quản lý đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang (Trang 29 - 34)

1.2. Khái lƣợc về Quản lý đối với đất đai

1.2.2. Khái niệm, vai trò, sự cần thiết phải quản lý đất đai

a. Khái niệm quản lý đất đai

Đất đai có một vị trí đặc biệt đối với con ngƣời, xã hội dù ở bất kỳ quốc gia nào và chế độ nào. Không một quốc gia nào không có lãnh thổ, không có đất đai của mình, nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế-xã hội của quốc gia. Dù ở đâu hay làm gì, thì các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con ngƣời đều là trên đất đai. Bởi thế, đất đai luôn đƣợc coi là vốn quý của xã hội, và luôn đƣợc chú tâm gìn giữ và phát huy tiềm năng từ đất.

Quản lý đất đai là một khái niệm có thể liên quan đến những nỗ lực của chính phủ để quản lý tài nguyên đất. Các định nghĩa về quản lý đất đai và những nỗ lực quản lý đất đai đƣợc quốc tế chấp nhận bao gồm:

Quản lý đất đai (Land management) bao gồm các quy trình để sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả. Đây chủ yếu là trách nhiệm của chủ sở hữu đất. Chính phủ cũng có mục tiêu tăng cƣờng quản lý đất đai hiệu quả nhƣ là một phần của mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội bền vững

Quản lý hành chính về đất đai (Land administration) liên quan đến việc xây dựng cơ chế quản lý quyền đối với đất đai và sử dụng đất, quá trình sử

dụng đất và giá trị của đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ để thúc đẩy quản lý đất đai hiệu quả, bền vững và bảo đảm quyền về tài sản.

Quản trị đất đai (Land governance) thể hiện trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý đất đai thông qua việc tập trung vào các vấn đề chính sách và tầm quan trọng của việc quản lý hiệu quả. Quản trị đất đai có thể đƣợc hiểu là cách chính phủ điều hành cơ chế quản lý đất đai

Quản lý Nhà nƣớc về đất đai có thể có nhiều nghĩa khác nhau tại các nƣớc khác nhau. Quản lý nhà nƣớc về đất đai có thể đồng nghĩa với quản lý đất đai, tập trung vào cách thức chính phủ xây dựng và thực hiện các chính sách đất đai và quản lý đất đai cho tất cả các loại đất không phân biệt quyền sử dụng đất. Cụ thể hơn, đây là quá trình Nhà nƣớc quản lý đất đai thuộc sở hữu của Nhà nƣớc và giao đất cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Bản chất của quản lý đất đai hiệu quả là sự dễ dàng tiếp cận thông tin đáng tin cậy và cập nhật về quyền sử dụng, mục đích sử dụng và giá đất. Do đó, kết quả của quá trình quản lý đất đai là phải xây dựng đƣợc hệ thống thông tin đƣợc liên tục cập nhật và có thể đƣợc phổ biến rộng rãi đến các chủ thể thị trƣờng và chính phủ để quản lý đất đai bền vững. Những thông tin về đăng ký trong nhiều trƣờng hợp mang lại quyền lợi hoặc cung cấp thông tin về quyền lợi, do vậy, cần phải đáng tin cậy và mang tính độc lập. Đồng thời, đó là lí do tại sao ởhầu hết các nƣớc, trách nhiệm đối với hệ thống thông tin thuộc về Chính phủ.

Quản lý nhà nƣớc là một thuật ngữ đƣợc sử dụng chủ yếu là ở các nƣớc nơi đất đai thuộc sở hữu của Nhà nƣớc để mô tả cách Nhà nƣớc quản lý đất đai và kiểm soát việc sử dụng đất. Tại các quốc gia có sở hữu chủ yếu tƣ nhân về đất đai, sự kiểm soát của Chính phủ trong việc sử dụng đất đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống quy hoạch sử dụng đất và hệ thống địa chính.

Một thuật ngữ khác về quản lý nhà nƣớc đã đƣợc giới thiệu bởi các tổ chức quốc tế trong những năm gần đây là quản lý đất đai, đƣợc định nghĩa là quá trình phát triển và thực hiện các chính sách đất đai đối với các loại hình sử dụng đất và quản lý các tổ chức quản lý đất đai.

Ở Việt Nam, mục tiêu của quản lý đất đai là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nƣớc, đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu quả cao.

Nhƣ vậy, quản lý đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nƣớc đối với đất đai; đó là hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.

b. Vai trò của quản lý đất đai

Quản lý đất đai có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài ngƣời và có những đặc trƣng riêng, đất đai đƣợc Nhà nƣớc thống nhất quản lý nhằm:

Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Đất đai đƣợc sử dụng vào tất cả mọi hoạt động của con ngƣời, tuy có hạn chế về mặt diện tích nhƣng diện tích sẽ trở thành năng lực sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng hợp lý. Thông qua chiến lƣợc sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nƣớc điều tiết các chủ sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch nhằm thực hiện mục tiêu chiến lƣợc đã đề ra.

Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, Nhà nƣớc nắm đƣợc quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất. Trên cơ sở đó có những biện pháp thích hợp để sử dụng đất đai có hiệu quả cao nhất.

Ban hành các chính sách, các quy định nội dung còn thiếu, chƣa phù hợp với thực tế về sử dụng đất đai tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng

đất đai, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngƣời sử dụng đất. Đồng thời, cũng bảo đảm lợi ích của Nhà nƣớc trong việc sử dụng, khai thác quỹ đất.

Thông qua việc giám sát, kiểm tra, quản lý và sử dụng đất đai; Nhà nƣớc nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tƣợng sử dụng đất. Từ đó nhằm phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai phạm.

Việc quản lý đất đai còn giúp Nhà nƣớc ban hành các chính sách, quy định, thể chế, đồng thời, bổ sung điều chỉnh những chính sách, nội dung còn thiếu, không phù hợp, chƣa phù hợp với thực tế và góp phần đƣa pháp luật vào cuộc sống.

c. Sự cần thiết phải quản lý đất đai

Xuất phát từ vai trò vị trí của đất đai đối với sự sống và phát triển của xã hội loài ngƣời nói chung, phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói riêng, mà đất đai đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nƣớc. Đất đai là tài sản quốc gia thể hiện quyền lãnh thổ của quốc gia đó. Do đặc điểm đất đai có hạn về số lƣợng, diện tích trên toàn cầu nói chung và từng vùng, từng quốc gia nói riêng; nó có vị trí cố định; sự phân bố các loại đất rất đa dạng gắn liền với tính chất của đất và điều kiện tự nhiên khác nhau…cho nên, đặc biệt mỗi quốc gia đều có sự quản lý nhà nƣớc đối với đất đai - nguồn tài nguyên quý giá có hạn này, nhằm sử dụng hợp lý tiết kiệm hiệu quả cao trong việc khai thác mọi tiềm năng lợi thế của quốc gia mình.

Vấn đề quản lý đất đai cần đƣợc xem xét trong mối quan hệ với chủ sở hữu đất đai và ngƣời sử dụng đất đai nhằm đƣa đến cho ta một cái nhìn, một quan điểm rõ ràng xác đáng hơn về quan hệ hai chiều giữa quản lý nhà nƣớc về đất đai và việc thực hiện chấp hành các nội dung đó của cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai và ngƣời sử dụng đất đai. Do tầm quan trọng của đất đai đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội và nó còn là sản phẩm của tự nhiên,

cũng là sản phẩm của xã hội, và cũng thể hiện ý chí quyền lực của bộ máy nhà nƣớc của mình, đại diện cho giai cấp mình cho cả quốc gia nói chung; nên là đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nƣớc làm đại diện sở hữu đứng ra quản lý đất đai trên phạm vi quốc gia mình. Dù ở bất kỳ chế độ chính trị nào: Nhƣ chủ nghĩa tƣ bản thì cho là đất đai thuộc sở hữu tƣ nhân nhƣng sở hữu tƣ nhân đây là một phạm vi giới hạn, không hoàn toàn mà nhà nƣớc vẫn là ngƣời quản lý và quyết định cao nhất nghĩa là nhà nƣớc đại diện cho nhân dân sở hữu và quản lý đất đai. Đối với chủ nghĩa xã hội nhƣ ở Việt Nam, Trung Quốc…thì quy định đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nƣớc đứng ra làm đại diện sở hữu và quản lý; thực hiện giao đất cho cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

Thực tiễn nền kinh tế nƣớc ta đang trên đà phát triển, đặc biệt từ nền kinh tế tập trung quan niêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc định hƣớng xã hội chủ nghĩa thì mối quan hệ xã hội giữa cá nhân với nhau, cá nhân với tổ chức, tổ chức với nhau, cá nhân tổ chức với nhà nƣớc…trong quản lý và sử dụng đất đai ngày càng thể hiện đầy đủ hơn: Trong nền kinh tế thị trƣờng đất đai có giá trị- nó đƣợc coi là hàng hóa đem ra mua bán trao đổi, một tài sản dùng để chuyển nhƣợng, thế chấp và thừa kế… Cũng chính từ sự phong phú yêu cầu của cuộc sống trong đổi mới và phát triển của nền kinh tế của đất nƣớc đã và đang dẫn đến sự đa dạng về mục đích sử dụng đất đai; đây là một biểu hiện tốt của việc sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả hơn. Tuy vậy vẫn lẫn những vấn đề đáng quan tâm nhƣ một số cá nhân, tổ chức lợi dụng chỗ hở của pháp luật hoặc vi phạm luật để thu lợi cho mình mà làm thiệt hại lớn cho xã hội, cho cộng đồng, cũng nhƣ sử dụng không có hiệu quả đất đai trên giác độ xã hội. Điều này đòi hỏi không ngừng tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc về đất đai và hoàn thiện pháp luật, đồng thời hƣớng dẫn thi hành chi tiết tốt hơn pháp luật về đất đai

nhằm sử dụng đất đai hợp lý hơn, tiết kiệm hiệu quả góp phần đảm bảo xây dựng một xã hội công bằng dân chủ và văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang (Trang 29 - 34)