1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới động lực lao động
1.3.4. Nhóm nhân tố thuộc về công việc
1.3.4.1. Nội dung, tính chất công việc.
Nội dung công việc có ảnh hƣởng trực tiếp tới tiến độ, khả năng và kết quả hoàn thành công việc của mỗi cá nhân. Nội dung công việc quy định các thao tác, kỹ năng, trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân phù hợp trong việc thực hiện. Trong trƣờng hợp, nội dung công việc phù hợp với khả năng và chuyên môn của ngƣời lao động sẽ giúp ngƣời lao động tiếp cận và hoàn thành công việc tốt hơn và ngƣợc lại. Nội dung công việc càng phong phú sẽ giúp công chức tránh khỏi nhàm chán do công việc gây ra. Nội dung công việc trong sở đƣợc cụ thể hoá trong bản phân công nhiệm vụ cho từng công chức, từng chức danh công việc. Nội dung này đƣợc càng đƣợc cụ thể hoá thì công chức càng biết rõ nhiệm vụ đƣợc phân công và đặt ra mục tiêu, thời gian để hoàn thành nhiệm vụ giao. Đây là yếu tố các nhà quản lý cần quan tâm để tạo động lực làm việc thông qua các sắp xếp, bố trí công chức và đa dạng hoá nội dung công việc.
Tính chất công việc cũng ảnh hƣởng nhất định tới việc thực thi công việc của nhân viên. Tính chất công việc nói lên phạm vi không gian, thời gian, mức độ bao quát, công cụ, phƣơng tiện dùng phục vụ công việc, tính sáng tạo, tính năng động...cần thiết của công việc. Tính chất công việc phần nào đó cũng đƣợc phản ánh qua bản phân công nhiệm vụ cho công chức và qua đây công chức có thể biết đƣợc mình có khả năng phù hợp công việc không và sự
đáng giá của lãnh đạo về sự phù hợp đó để có bố trí, sắp xếp giúp công chức phát huy đƣợc năng lực bản thân và làm họ cảm thấy hứng thú hơn trong nhiệm vụ đƣợc giao.
1.3.4.2. Khả năng phát triển nghề nghiệp của công việc.
Khả năng phát triển nghề nghiệp phụ thuộc lớn nhất vào trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và vị trí công việc mà mỗi cá nhân đang đảm nhiệm, công chức muốn phát triển đƣợc nghề nghiệp thì tự bản thân họ phải có khả năng tiếp nhận thông tin và không ngừng học hỏi để nâng cao khả năng giải quyết công việc. Một nhà lãnh đạo, nhà quản lý, muốn thu đƣợc nhiều lợi ích hơn phải luôn tạo điều kiện cho công chức phát huy khả năng và phát triển nghề nghiệp của mình. Còn công chức khi đã đƣợc thoả mãn nhu cầu thì sẽ có động lực thúc đẩy làm việc nâng cap hiệu qủa hơn nữa.
Khả năng phát triển nghề nghiệp là điều mà bất kỳ công chức nào khi tham gia làm việc đều mông muốn có khả năng nâng cao kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho công việc mình làm. Một công việc bị giới hạn trên hoặc không có khả năng phát triển thì công chức thực hiện công việc đó xẽ không thích và không hứng thú, ngƣợc lại công việc có khả năng phát triển xẽ giúp công chức nỗ lực hơn để phát triển xa hơn và cao hơn.
1.3.4.3. Cơ hội thăng tiến của công việc.
Khi thực hiện công việc công chức luôn nhìn khả năng thắng thiến của
mình trong công việc. Một công việc có khả năng thăng tiến và phát triển là một công việc thu hút nhiều ứng viên tham dự. Trên thị trƣờng cũng vậy, một công việc mà có khả năng thăng tiến cao càng trở lên có giá trị. Trong đơn vị, một công việc mà bản thân nó có giá trị, có khả năng thăng tiến cao hơn cũng nhƣ phát triển nghề nghiệp cao hơn sẽ là động lực giúp ngƣời lao động hăng say trong công việc, tìm kiếm, khám phá để đạt đƣợc kết quả trong công việc đó.
Tạo động lực cho công chức, ngƣời lãnh đạo trong đơn vị luôn phải tạo điều kiện làm việc cho công chức làm việc tốt đặc biệt là tạo điều kiện cho công chức có cơ hộ thăng tiến trong công việc để công chức có thể phát huy năng lực, phát triển nghề nghiệp và có cơ hội đạt đƣợc vị trí cao hơn trong công việc là một việc cần thiết trong tƣ tƣởng mỗi ngƣời lãnh đạo trong tổ chức nói chung và trong cơ quan Nhà nƣớc nói riêng.