Việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền lương cho các doanh nghiệp trường hợp bắc ninh (Trang 52 - 57)

2.2 Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật lao động về tiền lương

2.2.1.Việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng

* Mặt tích cực

- Hòa nhập với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng được với sự gia tăng của lạm phát và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Trong những năm trở lại đây, Nhà nước ta liên tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng cho phù hợp. Qua thực tế áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả nhất định.

- Mức lương tối thiểu vùng hiện nay mà Nhà nước quy định đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu đặt ra của tiền lương tối thiểu là nhằm đảm bảo tái sản xuất giản đơn và một phần tái sản xuất sức lao động mở rộng, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là bảo vệ người lao động không có trình độ tay nghề hoặc những lao động trong các ngành, nghề có cung - cầu lao động bất lợi trong thị trường.

- Các mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định có tác động ổn định mức sống cho người lao động ở mức tối thiểu. Cho nên thời gian qua trên địa bàn tỉnh mặc dù giá cả thị trường liên tục leo thang nhưng Nhà nước

đã kịp thời can thiệp, điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng để đảm bảo sức mua của đồng lương thực tế. Qua thực tế điều tra có tới 34% người lao động hài lòng với mức lương của mình.

- Mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước công bố được áp dụng chung cho khu vực ngoài Nhà nước và khu vực từng vùng, đảm bảo tính thống nhất, tạo môi trường thuận lợi để thu hút lao động, điều chỉnh, cân đối lực lượng lao động, thực hiện chính sách phân phối lao động và thu hút vốn đầu tư. Đồng thời, tạo ra sự bình đẳng cho người lao động trong khu vực ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, và giữa các vùng với nhau trên địa bàn toàn tỉnh.

- Việc Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp có thể tuỳ vào khả năng của doanh nghiệp để quy định mức lương tối thiểu riêng miễn là cao hơn mức do Nhà nước quy định là có lợi cho người lao động và trên thực tế có nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành đã làm được điều đó.

- Mức lương tối thiểu tại các vùng có yếu tố tự nhiên, kinh tế khác nhau, góp phần điều tiết cung- cầu lao động giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tạo ra dòng di chuyển lao động và dân cư hợp lý giữa các vùng trong, đồng thời tạo ra cho tỉnh Bắc Ninh có một môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư.

* Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh đó thì việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn gặp một số tồn tại cần được khắc phục. Cụ thể như sau:

- Mục tiêu tính đúng, tính đủ lương tối thiểu vùng được đặt ra là khá cao nhưng thực tế đạt được còn thấp. Mức lương tối thiểu so với nhu cầu của người lao động và nhu cầu đáp ứng của từng vùng đặt ra là quá thấp không đủ chi cho nhu cầu cần thiết của bản thân người lao động sống trên vùng đó. Hiện nay, Bắc Ninh tồn tại 2 mức lương tối thiểu vùng là mức 1.780.000 đồng/tháng áp dụng cho vùng II và mức lương 1.550.000 đồng/tháng áp dụng cho vùng III, trong khi đó mức lương bình quân trong các doanh nghiệp

Ngoài Nhà nước khoảng 2.550.000 đồng/tháng, với mức lương này người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chỉ tạm sống đủ. Qua điều tra khảo sát thì các khoản chi tiêu bình quân cho một tháng của người lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bao gồm:

+ Thuê nhà và điện nước: 400.000đồng/tháng + Tiền đi lại: 300.000 đồng/tháng

+ Tiền ăn: 1.500.000 đồng/tháng +Chi phí khác: 300.000 đồng/tháng Tổng số khoảng 2.500.000đồng/tháng

Như vậy chi phí sinh hoạt bình quân này so với mức lương tối thiểu mà Nhà nước đặt ra trên địa bàn toàn tỉnh thì quả thực ra không hợp lý.

- Mức lương tối thiểu vùng không phát huy được chức năng cân đối cung - cầu về lao động giữa các vùng, các ngành, nghề trong tỉnh. Bắc Ninh có thể nói là một tỉnh “đất chật người đông” với mật độ dân số 1.258 người/km2 (theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh) mà có tới 2 loại mức lương tối thiểu vùng, ngoài ra các huyện trong tỉnh sát liền kề nhau nên trong thời gian vừa qua có xu hướng dịch chuyển lao động từ huyện này sang huyện khác có mức lương tối thiểu vùng cao hơn do vậy mà chỗ thiếu lao động chỗ lại thừa lao động gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về lao động và đặc biệt là gây nên khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thiếu hụt lao động.

- Việc quy định mức lương tối thiểu vùng chỉ có ý nghĩa đối với việc đóng bảo hiểm xã hội, không có tác dụng trong việc hình thành đúng chi phí tiền lương trong sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, bên cạnh guồng máy sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, tiền lương tối thiểu vùng không được coi là động lực để phát huy hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động, dẫn đến duy trì mức lương tối thiểu thấp, không gắn với hiệu quả công việc và không

kích thích người lao động gắn bó với nghề nghiệp của mình, không khuyến khích việc sử dụng và bố trí lao động hợp lý, tạo sự chia cắt thị trường lao động trong tỉnh. Hạn chế này sẽ được phân tích kỹ trong mục xây dựng thang bảng lương của các doanh nghiệp.

- Việc chậm chạp trong đổi mới chính sách về tiền lương tối thiểu đã tạo nên sự phản ứng của người lao động để bảo vệ quyền lợi cho mình. Điển hình ở Bắc Ninh từ năm 2006 đến năm 2013 có 105 vụ đình công với hàng chục nghìn công nhân ở các doanh nghiệp dân doanh tiến hành đình công để đòi tăng mức lương. Điều đó đã làm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt làm ảnh hưởng tới trật tự xã hội và làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh.

- Một số DN đối phó với việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu bằng cách như: Trốn, chậm, nợ đóng BHXH; trong việc tuyển dụng lao động thì không ký hợp đồng lao động; một số khác sẽ cắt giảm các khoản phụ cấp như xăng xe, tiền thưởng để bù vào khoản tăng lương tối thiểu... Khi đó, người lao động không được hưởng lợi từ chính sách tăng lương và Nhà nước cũng sẽ không thu được tiền tăng lên trong quĩ BHXH.

- Thực tế ở trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp chưa có công đoàn, nếu doanh nghiệp đã có công đoàn thì thường hoạt động kém hiệu quả, cán bộ công đoàn không đủ năng lực hoặc không dám đấu tranh bảo vệ người lao động, trong một số trường hợp còn vì tư lợi cá nhân mà câu kết với người sử dụng lao động vi phạm chính sách tiền lương tối thiểu.

- Tại Điều 56 Bộ Luật lao động đã được sửa đổi bổ sung ngày 02/04/2002, cho phép các đơn vị, tổ chức sử dụng lao động được áp dụng mức lương tối thiểu riêng cho đơn vị, tổ chức mình với điều kiện cao hơn mức lương tối thiểu vựng do Nhà nước quy định. Đây là quy định có lợi cho người lao động, tuy nhiên, trên thực tế rất ít doanh nghiệp trên địa bàn toàn

tỉnh áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định bởi vì điều này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua các cuộc kiểm tra pháp luật lao động trên địa bàn toàn tỉnh cho thấy 98% các doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu riêng cho đơn vị mình bằng mức lương tối thiểu vùng Nhà nước quy định.

- Tình trạng vi phạm chính sách tiền lương tối thiểu vùng ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng và phức tạp. Tuy Bắc Ninh đã có một cơ chế hợp lý để điều chỉnh vấn đề này, nhưng do tính chất nghiêm trọng và phức tạp cho nên các tranh chấp về tiền lương tối thiểu vùng vẫn tồn tại và bùng phát thành đình công. Hiện nay, các hành vi vi phạm chính sách tiền lương tối thiểu vùng ngày càng nhiều, tựu trung lại Bắc Ninh có hai dạng vi phạm chính sách tiền lương tối thiểu:

Thứ nhất, hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn tiền lương tối

thiểu do nhà nước quy định. Theo Điều 55 Bộ Luật lao động thì: “mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định”. Mọi hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu về nguyên tắc đều bị coi là vi phạm pháp luật. Trên địa bàn tỉnh, mức lương tối thiểu ở vùng II là 1.780.000đồng/tháng, nhưng có một số doanh nghiệp khó khăn cho người lao động “vừa làm vừa chơi” chỉ trả cho người lao động 500.000đồng/tháng. Như vậy, khi xác định hành vi vi phạm chính sách tiền lương tối thiểu chúng ta không chỉ nhìn vào mức lương mà người lao động được hưởng mà phải trên cơ sở tính toán, chế độ lao động, định mức lao động, thời giờ làm việc...

Thứ hai, hành vi trả lương bằng lương tối thiểu cho người lao động làm

công việc yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo, hoặc điều kiện lao động không bình thường, hoặc cường độ lao động không nhẹ nhàng nhất (trong khi đó pháp luật quy định trả thêm ít nhất 7% so với mức lương

tối thiểu vùng). Đây là hành vi vi phạm phổ biến về tiền lương tối thiểu hiện nay trong các doanh nghiệp ở Bắc Ninh, bởi người sử dụng lao động luôn biện minh rằng mình đã trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định là được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền lương cho các doanh nghiệp trường hợp bắc ninh (Trang 52 - 57)