Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền lương cho các doanh nghiệp trường hợp bắc ninh (Trang 73)

3.3.1 Xây dựng môi trường làm việc theo pháp luật trong doanh nghiệp

Để tạo nên môi trường sống và làm việc theo pháp luật trong DN, trước

hết NLĐ và NSDLĐ phải hiểu biết pháp luật và phải tôn trọng pháp luật cụ thể phải tăng cường công tác nhận thức và tuyên truyền,giáo dục pháp luật, ý thức, tác phong làm việc cho NLĐ

- Các DN cần tham khảo nghiên cứu kỹ Bộ luật Lao động và các chính sách về tiền lương khác, nghiên cứu kỹ thị trường và đặc điểm doanh nghiệp của mình áp dụng phù hợp với qui luật phát triển của nền kinh tế.

- Có thể nói kiến thức pháp luật lao động và ý thức, tác phong làm việc của NLĐ đang là vấn đề nổi cộm trong các DN hiện nay. Do vậy việc tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật và ý thức, tác phong làm việc cho NLĐ là hết sức cần thiết và cấp bách. Vấn đề này không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước mà trách nhiệm chính thuộc về các DN. Việc tuyên tuyền giáo dục có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như:

- Phối hợp với TCCĐCS tổ chức các lớp tập huấn cho NLĐ, phát tài liệu, tờ rơi; xây dựng các chuyên mục hỏi đáp kiến thức pháp luật trong nội bộ DN; tuyên truyền dưới dạng các bảng tin về pháp luật lao động hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật lao động…

- Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức triển khai có hiệu quả đề án tuyên truyền pháp luật lao động cho NLĐ. Các DN cần phải chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể về nội dung, hình thức, thời gian tuyên truyền gửi Liên đoàn Lao động tỉnh để phối hợp tổ chức thực hiên.

- Chủ động đề nghị với Sở Lao động – TB và XH, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh cung cấp các văn bản, tài liệu về pháp luật lao động. Cử cán bộ của DN tham gia đầy đủ, nghiêm túc và đúng thành phần các đợt tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật do Sở Lao động – TB và XH và Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh tổ chức.

- DN cần phải tổ chức đào tạo, hướng dẫn cho NLĐ. Việc tổ chức đào tạo

hướng dẫn phải được thực hiện nghiêm túc, có bài bản. Việc tuyên truyền giáo dục

ý thức, tác phong làm việc cho NLĐ phải được thực hiện thường xuyên liên tục từ khi lao động bắt đầu vào làm việc và trong suốt quá trình làm việc của NLĐ.

3.3.2 Thực hiện tốt chính sách động viên khuyến khích người lao động

Các DN cần xem xét trả lương, xây dựng hệ thống thang, bảng lương xứng đáng với sức lao động mà họ đã bỏ ra, đặc biệt là lao động trực tiếp, phải thể hiện rõ nó là chính sách khuyến khích động viên NLĐ chứ không

phải là biện pháp quản lý NLĐ bằng kinh tế và thủ thuật hạ thấp mức đóng bảo hiểm xã hội như trong thời gian vừa qua.

Các doanh nghiệp cần phải tiến hành minh bạch bình đẳng, công khai các hoạt động trong doanh nghiệp đặc biệt trong vấn đề lương thưởng cho tất cả mọi người.

Xây dựng quy chế lương, thưởng khoa học, linh hoạt đảm bảo động lực kích thích người lao động làm việc và gắn bó lâu dài với công ty

Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch lao động, định mức lao động, quỹ lương kế hoạch cũng như việc xác định đơn giá tiền lương trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân, lợi nhuận bình quân đầu người không thấp hơn năm trước liền kề. Coi đây là trách nhiệm quản lý tự thân của doanh nghiệp, không phải là sự áp đặt hành chính của Nhà nước như trước.

3.3.3 Đảm bảo cho tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp hoạt động hiệu quả

Để cho tổ chức công đoàn phát huy tốt vai trò của mình trong việc là đại diện của người lao động trong quan hệ lao động và đặc biệt trong vấn đề quyết định mức lương tối thiểu và quy định các vấn đề về tiền lương thu nhập. Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các giải pháp trên chưa được các doanh nghiệp thực hiện nhiều. Chỉ có ít các doanh nghiệp lớn là thực hiện nghiêm chỉnh, do vậy trong thời gian tới cần hướng các doanh nghiệp thực hiện công tác này một cách đầy đủ và hiệu quả góp phần tạo ra được sự hài hòa về lợi ích giữa các chủ thể tham gia trong quan hệ lao động. 3.4 Kiến nghị

3.4.1 Đối với Nhà nước

- Cần hoàn thiện hơn các luật doanh nghiệp, luật lao động các quy định của chính sách tiền lương.

- Chính phủ cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn dưới luật chi tiết, đầy đủ để có thể vận dụng dễ dàng; nghiên cứu đưa nội dung về giáo dục kiến thức pháp luật lao động và tác phong làm việc công nghiệp trở thành môn học chính thức và bắt buộc vào các trường PTTH, các trường chuyên nghiệp bởi đây là hai yếu tố giúp NLĐ tham gia có hiệu quả vào QHLĐ. Mặt khác đây cũng là điểm yếu của lao động Việt Nam hiện nay.

- Bộ Lao động – TB và XH cần xem xét xây dựng và phát triển cơ chế ba bên ở cấp khu vực và cấp tỉnh để hỗ trợ cho việc xây dựng QHLĐ nói chung và QHLĐ về tiền lương nói riêng sao cho thật hài hoà tiến bộ trong các DN.

3.4.2 Đối với tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan hữu quan

- UBND tỉnh Bắc Ninh cần xem xét sớm bổ sung biên chế cho ngành Lao động – TB và XH, đặc biệt là lực lượng thanh tra về lao động của Sở Lao động – TB và XH; xem xét phê duyệt đề án tuyên truyền pháp luật lao động cho các DN giai đoạn 2011-2015 mà Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã trình UBND tỉnh vào tháng 3/2012; chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm đẩy mạnh công tác quản lý lao động trên địa bàn, đặc biệt là Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành.

- Sở Lao động – TB và XH cần tham mưu cho UBND tỉnh sớm kiện toàn bộ máy của Hội đồng Trọng tài lao động tỉnh, cử cán bộ chuyên trách làm thư ký trọng tài; chỉ đạo Phòng Lao động – TB và XH các huyện, thị xã, thành phố kiện toàn đội ngũ Hoà giải viên lao động; triển khai thực hiện có hiệu quả đề án tuyên tryền pháp luật lao động cho các DN; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật lao động; xem xét xây dựng trang Web chuyên về quản lý lao động và hỏi đáp kiến thức pháp luật lao động.

- Liên đoàn Lao động tỉnh cần chỉ đạo CĐ cấp huyện và CĐ các khu công nghiệp tăng cường phát triển TCCĐCS trong các DN; có biện pháp hiệu quả để bảo vệ cán bộ CĐ cơ sở trước những hành vi bất bình đẳng của NSDLĐ; tăng

cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động của TCCĐCS; thực hiện có hiệu quả đề án tuyên truyền pháp luật lao động cho NLĐ.

3.4.3 Đối với doanh nghiệp và người lao động

- Các DN cần tôn trọng chế độ pháp luật lao động nói riêng và pháp luật lao động về tiền lương nói chung, tôn trọng văn hoá, tập quán của Việt Nam; chấp hành đầy đủ chế độ thông tin báo cáo định kỳ theo quy định đối với các cơ quan Nhà nước. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.

- Người lao động cần chịu khó học hỏi nâng cao nhận thức pháp luật bằng cách tham gia đầy đủ, nghiêm túc các lớp tuyên truyền về pháp luật lao động do doanh nghiệp và Nhà nước tổ chức, chú ý rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao năng suất lao động góp phần tăng thu nhập cho bản thân và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Tiền lương không còn là vấn đề mới lạ, nhưng nó là vấn đề gắn liền với người lao động và luôn được các ngành, các cấp, toàn thể người lao động và người sử dụng lao động quan tâm.

Đề tài chính sách tiền lương trong các doanh nghiệp cụ thể trong vấn đề tiền lương tối thiểu vùng và hệ thống thang bảng lương áp dụng tại doanh nghiệp được tác giả nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tiền lương và các chính sách về tiền lương. Thông qua việc nghiên cứu thực tế áp dụng chính sách tiền lương tối thiểu vùng và hệ thống thang, bảng lương các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và tiến hành so sánh với các quy định đã được cụ thể hóa trong luật đã thấy được thực trạng áp dụng chế độ chính sách tiền lương này tại các doanh nghiệp. Từ đó tìm ra điểm hợp lý và bất hợp lý của chính sách tiền lương và dề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chế độ chính sách tiền lương.

Ở Việt Nam, chính sách tiền lương có lịch sử 60 năm, cùng với thời gian, nó luôn được hoàn thiện và phát huy được vai trò của nó. Và hiện nay chính sách tiền lương đang ngày hoàn thiện hơn thể hiện sự đồng bộ, nhất quán, đồng thời phù hợp với thế giới. Muốn vậy, trong quá trình xây dựng, Nhà nước ta cần tham khảo tiếp thu những tiến bộ trong quá trình xây dựng chính sách tiền lương của các nước phát triển trên thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị

định số 114/2002/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2002, quy định chi tiết và hướng dẩn thực hiện một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.

2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị

định 166/2007/NĐ- CP của Chính phủ, ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2007, quy định mức lương tối thiểu.

3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị

định 110/ 2008/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 10 tháng 10 năm 2008, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.

4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008),

Nghị định 111/2008/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 10 tháng 10 năm 2008, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị

định 97/ 2009/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 30 tháng 10 năm 2009, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.

6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009),

định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị

định 107/ 2010/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 29 tháng 10 năm 2010, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.

8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010),

Nghị định 108/2010/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 29 tháng 10 năm 2010, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị

định 70/2011/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 22 tháng 08 năm 2011 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp.

10.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003),

Thông tư số 13/2003/TT- BLĐTBXH ngày 30/5/2003: Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2003 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp

11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Thông

tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003: Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc Quốc tế tại Việt Nam

12.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007),

Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTPXH của Bộ lao động thương binh và xã hội, ban hành ngày 05 tháng 12 năm 2007,sủa đổi Thông tư 13/2003/TT-BTBXH và 14/2003/TT-BLTBXH hướng dẫn thực hiện một số diều của Nghị định 114/NĐ/2002.

13.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1949),

Công ước số 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương.

14.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002, 2006,

2007), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động.

15.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ

luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.

16.Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh (2003), Báo cáo

đánh giá 13 năm thực hiện Bộ luật lao động trong doanh nghiệp.

17.Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh (2003), Báo cáo

đánh giá 15 năm thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp.

18.Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh (2008-2013),

Báo cáo tình hình tiền lương trong các doanh nghiệp

19. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bắc Ninh (2005-2013), Báo cáo

đánh giá chuyên đề về thanh tra, kiểm tra và thực hiện tiền lương của các DN.

20.Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (2005-2013), Điều tra, khảo

sát DN hàng năm

21.Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình luật lao động, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội. Website:

22. http:/laodong.com.vn 23. http:/google.com.vn 24. http:/bacninh.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền lương cho các doanh nghiệp trường hợp bắc ninh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)