Nhóm giải pháp ở cấp quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền lương cho các doanh nghiệp trường hợp bắc ninh (Trang 66 - 71)

3.1.1 Hoàn thiện các quy định chính sách tiền lương

Các chính sách đổi mới và mở cửa của Việt Nam đòi hỏi pháp luật lao động phải được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức sao cho hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện được chính sách này, đồng thời phải nhất quán với các tiêu chuẩn quốc tế chung đã được chấp nhận. Qua nghiên cứu, tham khảo các nhà quản lý về lao động và các DN, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:

- Tổ chức nghiên cứu tổng thể và luận chứng đầy đủ về các mối quan hệ vĩ mô của tiền lương, trên cơ sở đó xem xét thể hiện các nội dung hoàn thiện nói trên vào đề án cải cách tiền lương Nhà nước trong giai đoạn tới, cụ thể như mối quan hệ giữa tiền lương - việc làm; mối quan hệ tiền lương - tiền công - thu nhập giữa các nhóm dân cư; vùng miền khác nhau, tiền lương - phát triển con người - phát triển kinh tế.

- Quy định lại những nguyên tắc chung nhất, ngắn gọn, dễ hiểu về việc xây dựng thang lương, bảng lương cho các doanh nghiệp vận dụng. Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương phù hợp với quy mô, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, tự lựa chọn quyết định mức lương tối thiểu không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định; hình thành các phương pháp trả lương và thu nhập gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

- Hướng dẫn phương pháp xây dựng hệ thống tiền lương, định mức lao động, đơn giá tiền lương, phương pháp tính năng suất lao động gắn với tiền lương một cách chặt chẽ, khoa học và khả năng áp dụng dễ dàng tại các doanh nghiệp.

- Đổi mới vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động và xã hội theo hướng tăng cường áp dụng các công cụ, các đòn bẩy kinh tế, giảm các biện pháp quản lý hành chính, trực tiếp.

- Tăng cường năng lực cho các cơ quan hoạch định và nghiên cứu chính sách có liên quan đến lao động và tiền lương. Đồng thời tạo điều kiện pháp lý để các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội tham gia việc hoạch định và thực hiện các chính sách về lao động và tiền lương.

- Phải thay đổi theo hướng tiền tệ hoá tiền lương phù hợp với thực tế, thay đổi cơ bản kết cấu tiền lương, cải cách tiền lương cần làm rõ mối quan hệ giữa chính sách tiền lương với các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giáo dục và phần tiền nhà ở, điện, nước, phương tiện đi lại. Việc cải cách chế độ tiền lương phải được thực hiện đồng bộ với các vấn đề khác như bảo hiểm, y tế, giáo dục...

- Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, phải trả đảm bảo bằng mức lương tối thiểu. Để tiền lương đảm bảo được tái sản xuất sức lao động, tiền lương tối thiểu phải phù hợp với từng ngành, nghề và chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ.

- Xây dựng chế độ tiền lương mới phải nhằm đánh giá đúng chất lượng lao động và hiệu quả công tác, giảm dần tính bình quân, mở rộng bội số thang lương và phải tính đến đặc thù riêng của từng khu vực.

- Thường xuyên thanh tra công tác tiền lương ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, xử lý thật nghiêm minh nếu phát hiện sai phạm

- Phối hợp với các tổ chức khác để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp cũng như của người lao động. Có các chính sách hỗ trợ người lao động học tập và nâng cao kỹ năng.

- Tiền lương phải xem là giá cả sức lao động, lao động sản xuất ra hàng hoá phải có giá trị, lượng lao động chứa đựng trong hàng hoá phải được tính

đúng tính đủ và tiền lương phải trả trên cơ sở giá trị sức lao động, đảm bảo

cho người hưởng lương hoà nhập vào thị trường xã hội.

Ngoài ra các văn bản dưới luật cần ban hành kịp thời và đồng bộ, tránh trường hợp luật ban hành rồi mà cứ phải đợi hướng dẫn thi hành. Cần rà soát thường xuyên các văn bản dưới luật để phát hiện những quy định lạc hậu hoặc mâu thuẫn với nhau và kịp thời điều chỉnh. Nên in kèm với BLLĐ và các văn bản dưới luật khác một bản mục lục chi tiết, trong đó liệt kê tất cả tên của các điều khoản theo số thứ tự. Như vậy, việc tra cứu các quy định pháp luật sẽ thuận tiện, nhanh chóng hơn nhiều, tránh được những nhầm lẫn.

3.1.2 Củng cố và thực hiện hiệu quả cơ chế ba bên

Nếu như ở cấp DN chỉ có sự hiện diện của cơ chế hai bên thì ở các cấp cao hơn lại cần đến cơ chế ba bên. Nhu cầu khách quan về dung hòa và điều tiết lợi ích giữa các bên với Nhà nước dẫn đến sự ra đời của cơ chế này. Theo đó, Chính phủ, đại diện của NSDLĐ và đại diện của NLĐ cùng nhau trao đổi, thảo luận, bàn bạc, đóng góp ý kiến nhằm giải quyết phù hợp và hiệu quả mọi vấn đề lao động - xã hội, đảm bảo lợi ích của các bên trong sự ổn định.

Đặc biệt, sự tham gia của đại diện ba bên là một nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên trong thời gian qua, vai trò của cơ chế ba bên còn mờ nhạt và tác dụng điều chỉnh QHLĐ còn hạn chế, với lý do là chưa có cơ sở pháp lý vững chắc về tổ chức đại diện cho NSDLĐ. Ngày 14/7/2004, Nghị định 145/2004 của Chính phủ đã ra đời và Quyết định thành lập Uỷ ban QHLĐ số 68/2007/QĐ- TTg, ngày 17/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ tạo cơ sở pháp lý và tổ chức cho thúc đẩy hoạt động cơ chế ba bên. Vấn đề đặt ra là nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế này để tạo nên và duy trì được một mối quan hệ dân chủ và bình đẳng thật sự, để pháp luật có tính khả thi, hạn chế được mâu thuẫn và điều tiết hài hoà các lợi ích khác nhau trong QHLĐ. Để cơ chế ba bên hoạt động có hiệu quả, Bộ Lao động – TB và XH phải xây dựng và hoàn thiện hơn các cơ chế, chính sách của Uỷ ban quan hệ ba

bên nhằm đảm bảo cho Uỷ ban này hoạt động có hiệu quả. Với nhiệm vụ duy trì và phát triển cơ chế ba bên, Bộ Lao động – TB và XH cần phải thường xuyên phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện cho NSDLĐ (VCCI) để nâng cao năng lực hoạt động của Uỷ ban quan hệ lao động. Mặt khác để tham gia có hiệu quả vào cơ chế ba bên thì việc rất quan trọng là các tổ chức đại diện cho NLĐ và NSDLĐ phải nâng cao năng lực đại diện của mình.

3.1.3 Nâng cao năng lực của đại diện cho NSDLĐ

Nếu như tổ chức đại diện cho NLĐ có hệ thống và được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương thì tổ chức đại diện cho NSDLĐ chưa có được hệ thống này. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên Minh các hợp tác xã Việt Nam (VCA) là hai tổ chức được chỉ định là cơ quan đại diện cho NSDLĐ tham gia vào QHLĐ. Tuy nhiên hoạt động của hai cơ quan này trong thời gian vừa qua còn có những hạn chế. VCA tuy có tổ chức đến các địa phương nhưng việc đại diện cho NSDLĐ tham gia vào QHLĐ rất hạn chế nếu không muốn nói là không có vai trò gì. VCCI hiện nay mới có 7 chi nhánh ở các tỉnh. Mặt khác trong thời gian vừa qua VCCI chủ yếu thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại, bảo vệ hình ảnh của DN và xúc tiến chuyển giao công nghệ, còn nhiệm vụ đại diện cho NSDLĐ tham gia vảo QHLĐ chưa được quan tâm đúng mức. Các tổ chức hội viên của VVCI như: Hiệp hội taxi, Hiệp hội các nhà bán lẻ, Hiệp hội xây dựng, Hiệp hội các DN dệt may… và các Câu lạc bộ Giám đốc, Câu lạc bộ DN...cũng không có chức năng nhiệm vụ rõ ràng nên việc tham gia vào QHLĐ cũng rất mờ nhạt. Để đại diện cho NSDLĐ tham gia có hiệu quả vào QHLĐ, việc nâng cao năng lực đại diện cho các tổ chức này là hết sức cần thiết.

- VCA phải chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Lao động – TB và XH và Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong QHLĐ.

vệ quyền và lợi ích của họ trong QHLĐ, thường xuyên phối hợp với các tổ chức thành viên, phối hợp với Bộ Lao động – TB và XH và Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam để giải quyết kịp thời những phát sinh trong QHLĐ. Đồng thời tham gia có hiệu quả vào hoạt động của cơ chế ba bên trong việc tham mưu cho Chính phủ xây dựng cơ chế cính sách về QHLĐ.

- Phải quy định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể các tổ chức của NSDLĐ trong việc đại diện cho NSDLĐ tham gia vào QHLĐ và phải có cơ chế hữu hiệu để các tổ chức này tham gia có hiệu quả vào QHLĐ.

Đổi mới hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Năm 1990, Luật Công đoàn được thông qua, thay thế Luật Công đoàn năm 1957 đã đặt nền móng cho hoạt động của công đoàn trong nền kinh tế nhiều thành phần. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Tổng Liên đoàn Việt Nam, hệ thống công đoàn đã thể hiện được vai trò, vị trí của mình. Tuy nhiên Công đoàn Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn đó là khu vực hoạt động truyền thống của công đoàn là khu vực quốc doanh, nơi không có sự tách bạch rõ ràng về lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ đã co hẹp lại, khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt là khu vực FDI ngày càng lớn mạnh. Những xung đột về lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ ở khu vực này ngày càng gay gắt, đã châm ngòi cho hàng loạt các cuộc đình công tự phát trong thời gian vừa qua. Những phương thức hoạt động truyền thống của công đoàn tỏ ra không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Điều này đòi hỏi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống công đoàn để bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích của NLĐ. Trong đó cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất, phải đặt trọng tâm nhiệm vụ đại diện và bảo vệ lợi ích của

NLĐ lên hàng đầu trong các nhiệm vụ của công đoàn. Từ đó hướng nội dung hoạt động trọng tâm của công đoàn vào việc thực hiện chức năng đại diện,

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.

Thứ hai, phải xây dựng được cơ chế hữu hiệu để bảo vệ cán bộ công

đoàn cơ sở. Trong đó có hai vấn đề quan trọng là phải tạo được thế độc lập về kinh tế cho cán bộ CĐ trong DN và phải bảo vệ được cán bộ CĐ trước các hành vi bất công bằng của NSDLĐ.

Thứ ba, phải chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động trong cơ chế

ba bên, tăng cường đối thoại với đại diện NSDLĐ và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ.

Thứ tư, phải tập trung phát triển mạnh công đoàn ở khu vực ngoài quốc

doanh, nhằm phát huy ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của công đoàn đối với

khu vực này để bảo vệ ngày càng hiệu quả quyền và lợi ích của NLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền lương cho các doanh nghiệp trường hợp bắc ninh (Trang 66 - 71)