Nhóm giải pháp áp dụng ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền lương cho các doanh nghiệp trường hợp bắc ninh (Trang 71 - 73)

Để pháp luật lao động vào cuộc sống, mọi người phải tôn trọng và chấp hành nhiêm chỉnh các quy định của pháp luật thì công tác quản lý Nhà nước về lao động có vai trò hết sức quan trọng. Cụ thể là công tác tuyên truyền phổ

biến, công tác thanh, kiểm tra và giám sát việc chấp hành.

3.2.1 Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho NLĐ và NSDLĐ. NSDLĐ.

Như đã phân tích ở trên, trình độ hiểu biết pháp luật lao động của NLĐ và NSDLĐ là rất hạn chế. Do vậy Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh cần phải chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp, Liên đoàn lao động tỉnh để tập trung tuyên truyền giáo dục pháp luật lao động nói chung và pháp luật lao động về tiền lương nói riêng cho NLĐ và NSDLĐ trên địa bàn tỉnh đặc biệt chú trọng vào các khu công nghiệp: Tiên Sơn, Yên Phong, Quế Võ, Thuận thành. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như: Tập huấn cho NSDLĐ và TCCĐCS để họ tuyên truyền, hướng dẫn NLĐ; tuyên truyền, hướng dẫn trong các cuộc giải quyết đình công ở DN; tuyên truyền trên

các phương tiện thông tin đại chúng, các chuyên mục hỏi đáp pháp luật… bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

3.2.2. Kiện toàn bộ máy quản lý lao động các cấp.

Tổ chức bộ phận nghiên cứu hoạch định chính sách tiền lương, bộ phận kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách tiền lương phù hợp với yêu cầu quản lý mới. Kịp thời phát hiện xử lý những vướng mắc phát sinh trong vấn đề tiền lương, thu nhập cũng như đề xuất với Nhà nước việc điều chỉnh bổ sung, sửa đổi khi phát sinh bất hợp lý.

Thực hiện ngay việc cụ thể hoá và hướng dẫn các quy định mới của Nhà nước về chính sách tiền lương đối với khu vực sản xuất, kinh doanh.

Tăng cường về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý lao động của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, đặc biệt là cán bộ thanh tra của sở và cán bộ quản lý lao động các huyện, thị xã, thành phố: Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ, Thuận Thành, nơi này tập trung nhiều khu

công nghiệp và các doanh nghiệp.

Cần đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cán bộ về mặt kiến thức pháp luật lao động và kỹ năng quản lý lao động. Họ cần được ưu tiên hàng đầu trong các đợt tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật các văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, họ cũng phải có những hiểu biết nhất định về quản lý nguồn nhân lực, về tâm lý, có kỹ năng thương lượng và giải quyết các vấn đề về quyền lợi. Mặt khác khi bố trí, đề bạt cán bộ trong đội ngũ này, phải có những tiêu chuẩn cụ thể về kiến thức, kinh nghiệm về pháp luật lao động và kỹ năng quản lý lao động.

Tăng cường phân cấp nhiệm vụ cho các huyện, thị xã, thành phố. Thực tế cho thấy có thực hiện nhiệm vụ thì kiến thức và trách nghiệm mới được nâng lên. Trong thời gian qua việc phân cấp cho UBND cấp huyện giải quyết các cuộc đình công, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về lao động đã tỏ ra có hiệu quả vừa giảm

tải cho cấp tỉnh vừa nâng cao trách nhiệm của cấp huyện. Trong thời gian tới cần nghiên cứu phân cấp nhiều hơn nữa.

Hoàn thiện hệ thống cung cấp và xử lý thông tin, chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ của các DN cho cơ quan quản lý lao động. Tuy nhiên, cần đơn giản hóa các thủ tục để cơ quan quản lý có thể nắm được vấn đề và giải quyết các vướng mắc cho DN một cách kịp thời.

3.2.3. Tăng cường công các thanh tra, kiểm tra, nghiêm khắc trong xử phạt.

Phải tăng số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra hàng năm, đặc biệt là cấp huyện. Sở Lao động – TB và XH cần xem xét giao chỉ tiêu số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra cho các huyện, thị xã, thành phố (các huyện, thành phố, thị xã có nhiều khu công nghiệp và doanh nghiệp thì ưu tiên nhiều hơn). Mặt khác phải nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra để phát hiện những vi phạm của DN. Khi phát hiện sai phạm phải xử lý kiên quyết. Việc đôn đốc, giám sát, kiểm tra thực hiện kết luận sau thanh tra phải triệt để.

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bảo hiểm xã hội của tỉnh thẩm định chặt chẽ mức lương khi tham gia bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp của các doanh nghiệp nhằm phát hiện bất hợp lý về vấn đề tiền lương khi tham gia bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền lương cho các doanh nghiệp trường hợp bắc ninh (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)