Nhận thức của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sau khi gia nhập WTO kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với việt nam (Trang 33)

Chưa bao giờ có nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới xuất hiện tại Việt Nam như hiện nay: MC Donald, Lotteria, Goloria Jeans Coffees, Lee’s Sandwiches, Jollibee, KFC, Coffe Bean & Tea Leaf, Bread Talk, Pizza Hut… (thực phẩm), Louis Vuitton, Gucci, CK, Mango, Timberland… (thời trang). Nhiều thương hiệu khá thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường, số cửa hàng tăng lên nhanh chóng dưới hình thức nhượng quyền thương mại.

Trong khi điều kiện kinh tế khó khăn, thị trường trong nước cũng đã hoàn toàn mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực bán lẻ thì xu hướng nhượng quyền thương mại sẽ là giải pháp phát triển của nhiều doanh nghiệp đặc biệt, thương hiệu lớn của nước ngoài sẽ đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn nhượng quyền cho doanh nghiệp trong nước bởi thời điểm này rất dễ chọn những địa điểm đẹp tại các thành phố lớn với giá cả phải chăng (trong franchise, địa điểm là yếu tố quyết định 50% cơ hội thành công). Hiện có khoảng 100 thương hiệu quốc tế hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bằng phương thức nhượng quyền và rất ăn nên làm ra. Đây là sự đón đầu của các doanh nghiệp nước ngoài bởi qua được giai đoạn khủng hoảng tài chính thì thị trường franchise tại Việt Nam sẽ rất sôi động bởi đây là thị trường còn sơ khai, chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng mạnh, dân số đông... tiềm năng của thị trường rất lớn.

Trong những năm 2009 - 2011 đã có hàng loạt thương hiệu nhượng quyền nước ngoài thuộc nhiều lĩnh vực nở rộ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên các công ty quốc tế nhượng quyền ở Việt Nam có sức hấp dẫn cao hơn là trong nước. Vì công ty quốc tế có một quy trình làm việc chuẩn và đã có thời gian phát triển tương đối lâu, khi vào Việt Nam họ chỉ tìm cách hài hòa với các quy định hay tập quán của Việt Nam. Còn đa số công ty Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, chưa xây dựng được quy trình kinh doanh, nên còn nhiều vấn đề phải chuẩn hóa. Vì vậy thị phần

hiện đang nghiêng về công ty nước ngoài nhiều hơn. Thêm vào đó, cơ sở pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đã được ban hành cho phép sử dụng luật pháp nước ngoài để điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương hiệu, trong khuôn khổ quy định của pháp luật, cùng với cam kết mở cửa thị trường dịch vụ thì hàng loạt các công ty với thương hiệu nổi tiếng thế giới đã và sẽ tìm đến Việt Nam.

Một điều đáng nói đó là uy tín của hàng hóa Việt được đành giá rất thấp, không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay chính ở thị trường trong nước. Trong tâm lý nhiều người, hàng hóa của Việt Nam là những mặt hàng giá cao mà chất lượng không cao, mẫu mã không đẹp và khi sử dụng không sành điệu. Một số mặt hàng được gọi là có tiếng, có uy tín thì lại khá đắt, nếu so với các mặt hàng cùng loại của nước ngoài có khi còn đắt hơn.

Rất nhiều người Việt hiện nay cho rằng để chứng tỏ "đẳng cấp" của mình thì phải dùng hàng có tên nước ngoài. Nhiều sản phẩm của các hãng có uy tín, cho dù đều sản xuất ở các nước thứ 3, trong đó có Việt Nam, nhưng cũng được mọi người sẵn sàng đón nhận với giá cao, trong khi các mặt hàng của Việt Nam, thương hiệu Việt Nam thì giá có khi chưa bằng một nửa nhưng cũng rất khó bán. Nắm được tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng không ít công ty tung ra thị trường các sản phẩm phải lấy tên có yếu tố "tây" một chút để thu hút sự chú ý của công chúng và bán được hàng.

Vì sao thương hiệu Việt lại rẻ như vậy? Và tại sao người Việt lại chuộng thương hiệu ngoại. Chẳng hạn cùng một sản phẩm khi xuất sang Nhật hay Mỹ, nếu chưa có dấu của nước nhập khẩu, hàng hóa bán rất rẻ, nhưng chỉ cần họ đóng dấu nhập khẩu và bán ra thị trường thì lại rất đắt, có khi hàng đó nhập ngược lại Việt Nam và được bán đội lên gấp mấy lần giá.

Một trong những lý do đó chính là không ít doanh nghiệp Việt không biết giữ uy tín của mình. Nhiều doanh nghiệp sản xuất lần đầu, lần thứ hai, có thể là lần thứ 3 rất tốt, nhưng đến lần thứ 4 lại không thể. Nhiều tiểu thương vì ham cái lợi trước mắt sẵn sàng trộn hàng không tốt vào để bán cho người tiêu dùng. Nhiều

người bán hàng, do chiết khấu của các sản phẩm được coi là "ngoại" cao hơn, nên họ sẵn sàng quảng bá cho khách hàng không công để mong bán được sản phẩm, thu lời nhiều hơn. Chung quy cũng bởi chúng ta xuất phát từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, thời gian đi lên công nghiệp hóa chưa lâu, tư tưởng nông nghiệp vẫn còn in đậm trong cách sống của mỗi người nên việc giữ chữ tín trong làm ăn vẫn còn là cái gì đó xa lạ với nhiều người, bởi họ vẫn ham cái lợi trước mắt hơn là cái lâu dài.

1.4. Cơ sở thực tiễn của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta được bắt đầu triển khai từ những năm 80, nhưng chỉ từ khi Quốc hội ban hành Bộ luật Dân sự (năm 1995) thì hoạt động này mới bắt đầu tiến triển. Đặc biệt, từ khi Quốc hội ban hành Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005) và Việt Nam là thành viên chính thức của WTO thì hoạt động này trở nên sôi động với tất cả các dạng tài sản trí tuệ được bảo hộ, bao gồm: bản quyền tác giả và các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng mới… Từ năm 2005 đến nay, việc đăng ký và cấp chứng nhận bảo hộ tăng bình quân hằng năm 20%. Về quyền tác giả, nhiều cuốn sách hay của nước ngoài đã được mua bản quyền tác giả để dịch và xuất bản ở trong nước. Về quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tăng 25% – 30%, đăng ký bảo hộ các sáng chế cũng tăng 10% – 15%, nhưng phần lớn (chiếm trên 65%) là của nước ngoài đăng ký ở Việt Nam. Trong những nhận định đánh giá, nhất là đánh giá của một số đối tác quan trọng trong kinh tế (đầu tư, thương mại) trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam là EU, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Mỹ và Ô-xtrây-li-a đều có chung nhận định rằng Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ nhưng vấn đề thực thi là một điểm yếu cần phải khắc phục.

Ngay từ khi nộp đơn gia nhập WTO cách đây 11 năm, Việt Nam đã có chương trình hoàn thiện khung pháp lý bảo hộ sở hữu trí tuệ. Đến năm 2005 Luật Sở hữu trí tuệ ra đời, bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2006. Như vậy khung pháp lý dựa trên luật sở hữu trí tuệ và các bộ luật liên quan cũng như văn bản pháp lý dưới luật

đã đáp ứng đầy đủ các quy định, các tiêu chuẩn của WTO mà cụ thể là hiệp định TRIPS. Đối với việc thực thi sở hữu trí tuệ, bộ luật cũng có những quy định cụ thể, rõ ràng. Những đối tượng bảo hộ rất mới như thiết kế vi mạch, bí mật thương mại hay cạnh tranh lành mạnh cũng được luật hóa, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ ở ta đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng. Đối với sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế... nếu sản phẩm nào có uy tín hay bán chạy trên thị trường là người ta sẵn sàng làm nhái, làm giả. Đối với phần mềm hay bản quyền trong văn học nghệ thuật như sách, đĩa hát... sự vi phạm cũng rất lớn. Theo thống kê của Hiệp hội phần mềm quốc tế, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính ở Việt Nam đứng hàng đầu thế giới, năm 2004 là 92%, năm 2005 vẫn ở mức 90%.

Tình hình còn phức tạp ở chỗ hàng giả không chỉ sản xuất trong nước mà còn nhập từ nước ngoài vào với số lượng lớn. Bởi một số nước quanh ta có kỹ thuật làm hàng giả tinh vi hơn nên họ có thể làm hàng giả, hàng nhái theo đơn đặt hàng. Do đó thực thi quyền sở hữu trí tuệ, ngăn chặn hàng giả ở biên giới cũng như nội địa rõ ràng chưa đạt yêu cầu.

Tuy nhiên chúng ta có tiến bộ ở chỗ các vụ vi phạm sở hữu trí tuệ được xử lý đã tăng lên. Nguồn nhân lực được đào tạo tốt hơn, chẳng hạn các cán bộ hải quan, các thẩm phán, thanh tra khoa học công nghệ ...được cử đến các nước phát triển về sở hữu trí tuệ học tập chuyên môn và kinh nghiệm

Khái niệm văn hóa sở hữu trí tuệ được Nhật Bản đưa ra, là một khái niệm rất hay, nghĩa là văn hóa của người biết tự bảo vệ sở hữu trí tuệ của mình và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Ở nhiều nước phát triển, đa phần người dân có ý thức không dùng sản phẩm giả, nhái, không bản quyền và coi điều đó là sự xấu hổ, xúc phạm, còn ở Việt Nam chưa có được điều này. Một số cuộc điều tra trên thị trường cho thấy vẫn còn rất nhiều người chấp nhận dùng hàng giả, nhái nếu nó phù hợp với túi tiền và nhu cầu của họ, đó là điều cần thay đổi. Bản thân chủ sở hữu trí tuệ khi bị vi phạm thì phản ứng nhưng lúc khác có thể lại dùng sản phẩm vi phạm.

Nhiều doanh nghiệp hoạt động hàng chục năm vẫn không biết xác lập quyền sở hữu trí tuệ, đến lúc bị vi phạm mới vội vàng đi đăng ký. Vì thế mới có chuyện một số doanh nghiệp mất cả nhãn hiệu, gây tổn thất rất lớn. Đó là một thiệt thòi vì thiếu thông tin, thiếu hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam.

Trang web của Cục Sở hữu trí tuệ có thông tin về các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế... được bảo hộ. Tất nhiên chủ yếu là đối tượng đăng ký tại Việt Nam. Còn đối tượng đăng ký quốc tế có thể vào trang web của tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO. Từ năm 2008, khi Cục hoàn thành dự án tự động cập nhật dữ liệu với Nhật Bản phục vụ việc tra cứu thông tin thì các doanh nghiệp có thể xem các thông tin trên mạng đầy đủ và cập nhật hơn.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2009 và có hiệu lực vào ngày 01/10/2010. Trong số các điều khoản sửa đổi, có một số quy định liên quan đến biện pháp hành chính trong xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, quy định về phạm vi, điều kiện áp dụng biện pháp hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã có thay đổi căn bản. Ví dụ, quy định về điều kiện “thông báo” của chủ thể quyền cho đối tượng vi phạm trước đây đã bị huỷ bỏ. Thay vào đó, biện pháp hành chính được áp dụng khi hành vi xâm phạm “gây thiệt hại” cho tác giả, chủ sở hữu, các quy định được chi tiết hoá cũng như hướng dẫn thi hành trong văn bản Nghị định.

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 cũng có quy định mới về hình thức phạt tiền, theo đó quy định về mức phạt tiền theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2008 (tối đa đến 500 triệu đồng cho lĩnh vực sở hữu trí tuệ) được áp dụng, thay vì mức phạt từ 1 đến 5 lần giá trị hàng hoá vi phạm theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Quy định mới này cũng được hướng dẫn thi hành trong văn bản Nghị định.

Chương 2:

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

THEO CAM KẾT GIA NHẬP WTO

Trung Quốc hiện là một trong nhưng quốc gia có nhiều tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, tình hình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc cũng làm ảnh hưởng nhiều đến thu hút đầu tư nước ngoài mặc dù đây là thị trường hàng đầu thế giới. Hàn Quốc là một trong những quốc gia bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh nhất và điều đó dẫn đến là quốc gia có nền văn hoá, khoa học, nghệ thuật phát triển nhất. [22]

2.1.Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc

2.1.1. Bối cảnh bảo hộ sở hữu trí tuệ của Trung Quốc

Trong vòng thập kỷ qua, số đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tính riêng trên đất đại lục đã tăng gấp 6 lần - thông tin từ WIPO phần nào giúp Trung Quốc xóa bỏ tai tiếng bản quyền trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

Trong năm 2004, hơn 130.000 doanh nghiệp đã nộp đơn lên cơ quan chức năng hữu quan của Trung Quốc để đăng ký bảo hộ tác quyền, trong đó quá nửa là doanh nghiệp trong nước - tăng 6 lần so với năm 1995, còn số doanh nghiệp nước ngoài đăng ký tăng 7 lần. Số lượng đơn sáng chế nộp tại Trung Quốc từ 171.000 đơn năm 2006 đến gần 314.000 đơn năm 2010. Chính nhờ thực tế này mà Trung Quốc nhảy vọt lên hàng thứ 5 trong số các quốc gia đi đầu trong công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ, sau Nhật Bản, Mỹ, châu Âu và Hàn Quốc.

Trung Quốc có chiến lược quốc gia rõ ràng về sở hữu trí tuệ, theo đó vai trò của sở hữu trí tuệ được nhấn mạnh với ý nghĩa phát triển thương hiệu quốc gia và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, cũng như thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và khoa học. Điều quan trọng là phải giành được quyền sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực then chốt và tạo điều kiện thuận lợi nhằm đẩy nhanh sự chuyển đổi từ các thành tựu nghiên cứu sang năng suất được nâng cao.

Tuy nhiên, Trung Quốc thường phải đối mặt với các cáo buộc là thường xuyên vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ. “Sao chép” được coi như một chuyên môn đặc thù của Trung Quốc. Nạn “sao chép” không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến các nhãn mác hàng hóa tiêu dùng thông thường có thương hiệu nổi tiếng mà còn lây lan đến cả các sản phẩm như thuốc men, gây nguy cơ cho sức khỏe người tiêu dùng. Khoảng 8% dược phẩm được bán tại Trung Quốc hiện nay là hàng giả.

Việc vi phạm bản quyền cũng là một trong những vấn đề thường xuyên được đề cập khi nói về Trung Quốc. Các nước châu Âu thường xuyên chỉ trích Trung Quốc về vấn đề này. Liên quan đến các biện pháp bảo hộ, các chuyên gia của WTO nhận thấy, ở một mức độ nào đó, Trung Quốc đã “khéo léo” thay thế các hàng rào thuế quan bằng các hàng rào phi thuế quan. [5]

Trong 15 năm chuẩn bị phấn đấu gia nhập WTO, Trung Quốc một mặt kiên trì những nguyên tắc, đồng thời đã rất linh hoạt trong đàm phán nhằm gia nhập WTO. Trung Quốc đưa ra ba quan điểm có tính nguyên tắc là: sân chơi thương mại toàn cầu sẽ không hoàn chỉnh nếu không có sự tham gia của nước đang phát triển lớn như Trung Quốc; Trung Quốc cần tham gia WTO với tư cách là một nước đang phát triển; Trung Quốc tham gia WTO với nguyên tắc cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Trong quá trình đàm phán, Trung Quốc luôn giữ vững nguyên tắc này, nhưng đồng thời cũng sẵn sàng đưa ra những nhượng bộ cần thiết để có được những nhượng bộ của đối phương.

2.1.2 Quá trình thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc

Trung Quốc coi việc cải cách và hoàn thiện luật pháp là nội dung quan trọng nhất trong toàn bộ tiến trình gia nhập WTO. Tiếp đó là định ra được một lộ trình cải cách và hoàn thiện thích hợp vừa có thể đáp ứng yêu cầu của WTO vừa có thể bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sau khi gia nhập WTO kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)