3.1. Khái quát về hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam
3.1.2. Tình hình hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước sở hữu trí tuệ
viên chính thức thứ 63 của Hiệp hội bảo hộ giống cây trông mới Quốc tế (UPOV)
Tổ chức
Văn phòng bảo hộ giống cây trồng nằm tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 1 trụ sở chính và 6 điểm khảo nghiệm kỹ thuật (DUS)
Trụ sở chính trực thuộc Cục Trồng trọt và có 4 cơ quan khảo nghiệm DUS gồm: Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương có 3 điểm khảo nghiệm: Trạm Văn Lâm, Từ Liêm, Quảng Ngãi có nhiệm vụ khảo nghiệm các loài cây trồng sau: lúa, ngô, lạc, đậu tương, cà chua, hoa hồng, hoa cúc, su hào, bắp cải, dưa chuột, dưa hấu.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè thuộc viện Khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía bắc khảo nghiệm cây chè.
Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa Đà Lạt khảo nghiệm cây khoai tây.
Viện nghiên cứu và Phát triển cây bông khảo nghiệm cây bông và nho.
3.1.2. Tình hình hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Việt Nam.
Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất
lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Cục Sở hữu trí tuệ là Cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực
hiện chức năng quản lý nhà nước và đảm bảo các hoạt động sự nghiệp về sở hữu trí tuệ.
Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
Cục Bản quyền tác giả là cơ quan của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có
chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong cả nước theo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Cục Trồng trọt là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực trồng trọt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi và phát triển nông thôn; phòng, chống lụt, bão; an toàn nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường;
- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa; thể dục, thể thao và du lịch; gia đình; quảng cáo (trừ quảng cáo trên các phương tiện báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm); tiếp nhận chức năng và tổ chức về gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em;
- Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân.
Theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
- Phòng Văn hoá và Thông tin tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản;
- Ở các quận: Phòng Kinh tế tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại;
- Ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Phòng Kinh tế tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại;
- Ở các huyện: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã;
- Ở các huyện: Phòng Công Thương tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ.
Hệ thống Toà án là liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. 1- Toà Kinh tế:
Theo Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (được Hội đồng Nhà nước, Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/9/1989) thì Hợp đồng kinh tế “là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch ...” trong lĩnh vực “sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh...”. Điều 12 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (Do Uỷ ban thường vụ Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/3/1994) thì các hợp đồng dù có hình thức bằng văn bản và có mục đích kinh doanh nhưng chỉ giới hạn giữa pháp nhân mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà Kinh tế. Như vậy thẩm quyền của Toà Kinh tế liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ rất hạn chế. Có thể thấy trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hiện nay, Toà Kinh tế chủ yếu giải quyết các tranh chấp hợp đồng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, có mục đích kinh doanh. Thông thường là hợp đồng nghiên cứu chế tạo, lắp đặt, chuyển giao công nghệ.
2- Toà Dân sự:
Theo Điều 10 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự do Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/1989;
Toà Dân sự giải quyết các tranh chấp về hợp đồng, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng... đó là những tranh chấp giữa sở hữu chủ và người xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhưng người xâm phạm chưa đến mức phải xử lý về hình sự, chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại hoặc các hợp đồng thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhưng không thoả mãn những yêu cầu về chủ thể, về hình thức hoặc mục đích đã nêu trên nên không thuộc thẩm quyền của Toà Kinh tế. Các tranh chấp thường gặp là:
- Tranh chấp quyền tác giả đối với tác phẩm.
- Tranh chấp về sử dụng tác phẩm khi xuất bản, biểu diễn, chuyển thể tác phẩm sang các hình thức biểu diễn mà không thông báo cho tác giả biết.
- Tranh chấp về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá.
Về thẩm quyền: Do tính phức tạp của các tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hiện nay các tranh chấp được giao cho Toà án nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm. Các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm. Các bản án đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có sai phạm do Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao giám đốc án của Toà án cấp tỉnh. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc án của Toà dân sự, và các Toà phúc thẩm thuộc Toà án nhân dân tối cao.
3- Toà Hành chính:
Theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 21/5/1996 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 25/12/1998 trong đó Toà Hành chính có thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính.
Thẩm quyền của Toà án trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cụ thể như sau: Về sở hữu công nghiệp có Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, đã sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 06/2001/CP ngày 01/02/2001, quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của Cục trưởng Cục sở hữu công nghiệp đối với khiếu nại liên quan đến
quyền sở hữu công nghiệp thì các đương sự khiếu nại lần đầu (người nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, người nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng, người thứ ba có quyền và lợi ích liên quan đến việc cấp văn bằng bảo hộ, chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đăng ký quốc tế theo thỏa ước Madrid hoặc công nhận nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng) có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ... hoặc khởi kiện hành chính tại Toà án.
Cũng với trình tự như trên, người bị bắt buộc cấp li xăng không tự nguyện và người có yêu cầu cấp li xăng không tự nguyện bị từ chối (không cấp) cũng có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng khoa học công nghệ hoặc khởi kiện hành chính tại Toà án.
Ngoài ra còn nhiều quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà các đương sự không đồng ý có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính được quy định cụ thể ở nhiều văn bản pháp quy khác nhau cụ thể như:
- Lĩnh vực chuyển giao công nghệ quy định tại Nghị định 45/1998/NĐ-CP ngày 01/7/1998 của Chính phủ.
- Lĩnh vực công bố và phổ biến tác phẩm ra nước ngoài quy định tại Nghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 05/12/2000 của Chính phủ.
- Lĩnh vực bảo hộ giống cây trồng mới quy định tại Nghị định số 13/2000/NĐ-CP ngày 24/04/2001 của Chính phủ.
- Lĩnh vực hoạt động Hải quan quy định tại Nghị định số 101/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ.
4- Toà Hình sự:
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng pháp luật hình sự là hình thức bảo hộ nghiêm khắc nhất, cao nhất vừa mang tính trừng trị, vừa mang tính giáo dục, răn đe, phòng ngừa. Vì vậy pháp luật qui định chặt chẽ trước hết những hành vi bị coi là phạm tội phải là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật hình sự. Về thủ tục phải tuân thủ đúng Bộ luật tố tụng hình sự ở tất cả các khâu điều tra, truy tố và xét xử và không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của
Toà án đã có hiệu lực. Việc xét xử, kết án hình sự, thuộc thẩm quyền của Toà hình sự các cấp theo quy định của pháp luật tố tụng.
Trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131 Chương XIII) các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân) đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng được quy định thành một số tội tại Chương XVI các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như sau:
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156).
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157).
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158).
- Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170).
- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).
Trong số các tội trên đây, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh có hình phạt cao nhất là tử hình.