3.1. Khái quát về hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam
3.1.1. Lịch sử hình thành cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ở
3.1. Khái quát về hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam
3.1.1. Lịch sử hình thành cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Việt Nam.
Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ:
Năm 1959 Ủy ban Khoa học Nhà nước được thành lập, trong đó có Phòng Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đến năm 1973 được đổi thành Phòng Sáng chế phát minh.
Ngày 29/7/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 125/HĐBT về việc sửa đổi tổ chức bộ máy của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước trong đó có Cục Sáng chế là một đơn vị trực thuộc. Và ngày 29/7 đã chính thức trở thành ngày thành lập Cục Sáng chế, sau đó là Cục Sở hữu công nghiệp và Cục Sở hữu trí tuệ ngày nay.
Theo Điều lệ tổ chức và Hoạt động thì Cục Sáng chế được xây dựng trên cơ sở Phòng Sáng chế phát minh, có trách nhiệm giúp Chủ nhiệm Ủy ban thực hiện chức năng thống nhất quản lý hoạt động sáng kiến, sáng chế và công tác sở hữu công nghiệp trong cả nước, bảo hộ pháp lý sáng chế và các đối tượng sở hữu công nghiệp; Cục có 05 phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu, Cục chưa thành lập các phòng mà vẫn tiếp tục duy trì các tổ chuyên môn.
Khi mới thành lập, Cục có 27 cán bộ, được tổ chức thành 02 tổ chuyên môn: Tổ Quản lý và Tổ Thông tin.
Ngày 22/5/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 22-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Theo đó, Cục Sáng chế được đổi tên thành Cục Sở hữu công nghiệp.
Cục đã tổ chức lại các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thống nhất các thủ tục xác lập quyền theo nguyên tắc một đầu mối; củng cố các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
Về cơ cấu tổ chức, Cục có 7 phòng, 01 trung tâm, 02 bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ và 01 văn phòng quản lý dự án.
Ngày 19/5/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo đó, Cục Sở hữu công nghiệp được đổi tên thành Cục Sở hữu trí tuệ.
Ngày 25/6/2004, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký Quyết định số 14/2004/QĐ-BKHCN ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ.
Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ có 18 phòng, Trung tâm trực thuộc với hơn 300 cán bộ, nhân viên.[35]
Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
Ngày 20 tháng 2 năm 1987, Hãng bảo hộ Quyền tác giả Việt Nam, tiền thân của Cục Bản quyền tác giả được thành lập. Trong bối cảnh đất nước bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, những người chuẩn bị và đưa ra quyết định thành lập Hãng bảo hộ Quyền tác giả đã thấy được vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Việt Nam. Đó là lựa chọn đúng đắn để hướng tới văn minh nhân loại. Sự ra đời của Cục Bản quyền tác giả gắn liền với chính sách phát triển sở hữu trí tuệ Việt Nam, vì vậy những thành tựu của sự nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong 25 năm qua có sự đồng hành của cơ quan quản lý là Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Hai mươi lăm năm là khoảng thời gian chưa dài của một tổ chức, nhưng là một chặng đường không ngắn để đặt dấu ấn vào lịch sử công tác bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam. Trải qua hai mươi lăm năm xây dựng và trưởng thành, Cục Bản quyền tác giả đã có những đóng góp không nhỏ vào những thành tựu đạt được trong công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả, quyền liên quan của đất nước.
Hệ thống pháp luật được hình thành, điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động sáng tạo, bảo hộ quyền đối với tài sản do công dân tạo ra.
Cục Bản quyền tác giả đã chủ trì và phối hợp với các tổ chức, cơ quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành trên 30 loại văn bản quy phạm pháp luật, với tổng số trên 620 điều luật. Đây là khối lượng công việc đã được ghi nhận tại các văn bản pháp luật từ các quy định tại Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật hành chính, Bộ luật hình sự, Luật Sở hữu trí tuệ, các luật chuyên ngành báo chí, xuất bản, điện ảnh, di sản, quảng cáo, hải quan cùng các chỉ thị, nghị định và các thông tư. Khối lượng các điều khoản về quyền tác giả, quyền liên quan chứa đựng các nội dung rất mới mẻ, chưa có tiến bộ và đặc biệt phức tạp.
Các văn bản pháp luật nêu trên được ban hành và sửa đổi phù hợp với tình hình mới, đủ sức để bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo tại quốc gia và hội nhập quốc tế, vì vậy đã góp phần quan trọng khẳng định chính sách sở hữu trí tuệ của Việt Nam và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hiện tại có 226 Điều luật đang có hiệu lực thi hành trên phạm vi cả nước. Các công việc lập pháp nêu trên là thành quả của quá trình thể chế hóa hiến pháp qua các thời kỳ.
Website quyền tác giả Việt Nam với hệ thống dữ liệu đầy đủ về luật pháp, về tổ chức quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan của quốc gia và quốc tế, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của công dân Việt Nam cũng như người nước ngoài, với hai thứ tiếng gồm tiếng Việt và tiếng Anh. Các hoạt động trong nước và quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan được thông tin kịp thời, bằng ngôn ngữ văn tự và bằng cả âm thanh, hình ảnh.
Bộ phim tư liệu về “trí tuệ Việt Nam thông điệp từ những di sản” là những tác phẩm điện ảnh giới thiệu về kiến trúc, điêu khắc cổ, về di sản vật thể và phi vật thể được bảo hộ quyền tác giả như hát sẩm, chèo truyền thống, văn hóa phồn thực, văn hóa rượu… v.v; góp phần bảo tồn và phát triển văn học nghệ thuật dân gian được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ.
Hệ thống dữ liệu của Website và các thông tin cập nhật được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ và công chức Cục Bản quyền tác giả, với sự hợp tác của các chuyên gia liên quan.
Các hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai và kiểm tra thi hành luật pháp quốc gia và các điều ước quốc tế đã được thực hiện thường xuyên trên phạm vi toàn quốc.
Trong 25 năm Cục Bản quyền tác giả đã chủ trì và phối hợp với các tổ chức, đã thực hiện 115 lượt hội thảo, lớp tập huấn, với sự tham dự của hàng ngàn lượt người.
Hệ thống tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được hình thành với 4 tổ chức gồm: Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) quản lý quyền của các nhà soạn nhạc, soạn lời; Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) quản lý quyền của nhà sản xuất bản ghi âm; Trung tâm bảo vệ quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) quản lý quyền của tác giả tác phẩm văn học; Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam (VIETTRO) quản lý quyền sao chép. Đây là loại hình tổ chức lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, sau các chuyến nghiên cứu, khảo sát hoạt động và kinh nghiệm từ các nước có nền công nghiệp bản quyền phát triển, và sau nhiều hội nghị, hội thảo được tổ chức. Là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, thực hiện ủy thức quyền từ các chủ sở hữu, các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tiến hành các công việc cấp phép sử dụng quyền, thu và phân phối tiền bản quyền cho các chủ thể quyền đã ủy thác. Ngày đầu tiên, với 4 biên chế nhưng phải đảm đương toàn bộ các công việc từ nghiên cứu xây dựng pháp luật đến tổ chức, hành chính, văn thư hậu cần. Đến nay Cục Bản quyền tác giả đã có bộ máy tổ chức tương đối hoàn thiện, với tổng số 25 cán bộ, công chức trong biên chế để thực hiện vai trò quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan. Văn phòng Cục, Phòng Quyền tác giả, Phòng Quyền liên quan, Phòng Thông tin là 4 tổ chức chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu và thi hành công vụ quản lý hành chính nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chính Minh và Văn phòng
đại diện tại thành phố Đà Nẵng là 2 tổ chức đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại 2 khu vực miền Nam và miền Trung. Website quyền tác giả Việt Nam là kênh thông tin và công cụ quan trọng, hữu hiệu để chỉ đạo hướng dẫn các hoạt động quyền tác giả, quyền liên quan theo thẩm quyền của Cục Bản quyền tác giả.[40]
Trong những năm qua Cục Bản quyền tác giả đã coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức ở các chức danh khác nhau. Đó là các khóa đào tạo về lý luận chính trị, quản lý hành chính theo tiêu chuẩn chức danh công chức nhà nước, tham gia các chương trình đào tạo do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và các tổ chức quốc tế liên quan tổ chức. Hầu hết cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý quyền tác giả, quyền liên quan sử dụng được tiếng Anh trong các diễn đàn quốc tế, dịch tài liệu liên quan, một số người có hai ngoại ngữ. Một số cán bộ, công chức đã tham gia các đoàn đàm phán Chính phủ của các Hiệp định có cam kết về quyền tác giả, quyền liên quan. 30% cán bộ, công chức làm công tác quản lý hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao.
Văn phòng bảo hộ giống cây trồng - Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới được thành lập theo quyết định số 12/2002/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giai đoạn này Văn phòng chuẩn bị các văn bản quy định khung pháp lý và văn bản kỹ thuật để thực hiện bảo hộ giống cây trồng. Văn phòng bảo hộ chính thức hoạt động từ ngày 01/04/2004. Hiện nay Việt Nam đã tham gia Công ước 1991 của Hiệp hội Quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới và ngày 21/14/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 63 của Hiệp hội.
Quá trình hình thành và phát triển
- 19/2/2002: Văn Phòng Bảo hộ giống cây trồng mới được thành lập và đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- 8/4/2002: Công bố bảo hộ 5 loài cây trồng đầu tiên gồm: lúa, ngô, lạc, đậu tương và cà chua
- 24/11/2004: Công bố bảo hộ tiếp 10 loài cây trồng gồm: khoai tây, hoa hồng, hoa cúc, dưa hấu, dưa chuột, cải bắp, su hào, chè, nho và bông
- 24/1/2005: Công bố các cơ quan tiến hành khảo nghiệm kỹ thuật (Khảo nghiệm DUS)
- 29/11/2005: Luật Sở hữu trí tuệ ra đời