Nghị các bước đi tiếp theo cho việc thực hiện các cam kết với WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sau khi gia nhập WTO kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với việt nam (Trang 107 - 109)

WTO về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

4.3.1. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ với các cơ quan có liên quan trí tuệ với các cơ quan có liên quan

Hiện tại có ba cơ quan quản lý Nhà nước và một số đầu mối thực thi quyền sở hữu trí tuệ: tòa án, hải quan, quản lý thị trường, công an kinh tế, thanh tra khoa học công nghệ... Nếu ít đầu mối hơn thì việc quản lý sẽ tập trung và hiệu quả hơn. Tuy vậy các đầu mối trên vẫn có thể hoạt động hiệu quả nếu có sự phối hợp chặt chẽ, đó là điều từ trước đến giờ vẫn chưa làm tốt. Trong nghị định Chính phủ mới ban hành về hướng dẫn thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ nêu rõ việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về sở hữu trí tuệ trong đó bộ Khoa học công nghệ là đầu mối. Với những biện pháp mới của Chính phủ, trong tương lai các hoạt động liên ngành liên quan đến phổ biến kiến thức, xác lập, thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ có hiệu quả hơn.

4.3.2. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ với các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp và các văn phòng luật sư, trí tuệ với các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp và các văn phòng luật sư, công ty luật hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, các văn phòng luật sư, công ty luật có vai trò vô cùng to lớn trong hoạt động sở hữu trí tuệ. Đó là sợi dây kết nối giữa các chủ đơn với Cục Sở hữu trí tuệ từ vấn đề tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong và ngoài nước, thừa uỷ quyền của các chủ đơn để nộp đơn xác lập quyền sở hữu trí tuệ, tham gia các hoạt động tranh tụng có liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, các văn phòng luật sư, công ty luật cũng cần tham gia, phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng, Hội luật gia Việt Nam tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ theo các lĩnh vực hoặc tại các địa phương. Các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, các văn phòng luật sư, công ty luật cũng cần làm tốt hơn chức năng là cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước và chủ đơn, giúp các cơ quan chức năng làm tốt hơn nữa chức trách của mình và giúp các chủ đơn thực hiện các hành vi liên quan đến sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, các văn phòng luật sư, công ty luật cũng cần tích cực tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, đóng góp ý kiến với các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường tuyền truyền pháp luật cho các đối tượng khách hàng, thông qua đó nâng cao uy tín, vị thế của mình trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước.

Ngoài ra, các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, các văn phòng luật sư, công ty luật cũng cần tham gia các hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tư vấn cho các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi về sở hữu trí tuệ như Cục Quản lý thị trường, cơ quan cảnh sát điều tra, Thanh tra chuyên ngành, Hải quan, Toà án, Uỷ ban nhân dân các cấp để triển khai có hiệu quả các hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

4.3.3. Tham gia các hoạt động quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ, gia tăng hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tăng hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Là thành viên của WIPO, Việt Nam thường xuyên tham gia các hoạt động chung của WIPO. Việt Nam luôn có những đóng góp trong việc xây dựng các văn bản pháp luật như các Bảng phân loại, cung cấp các nguồn thông tin về sở hữu trí tuệ.

Trong những năm tới, Việt Nam cần thực hiện tốt các thoả thuận hợp tác đã ký về cử cán bộ đi đào tạo, tham gia các hội thảo về sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó cần khai thác thêm các hoạt động từ các đối tác tiềm năng sẵn có như các hoạt động trong khuôn khổ dự án “Hiện đại hoá hệ thống quản trị đơn Sở hữu công nghiệp”, “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản”, thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác song phương với JPO, phối hợp khai thác với JPO về tra cứu và thẩm định sơ bộ quốc tế với đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam với Nhật Bản; các chương trình tiếp theo của ECAP I, II với Liên minh châu Âu; tổ chức các khoá đào tạo thẩm định và quản trị nhãn hiệu với cơ quan sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ USPTO; các khoá đạo tạo thẩm định đơn sáng chế với cơ quan sáng chế châu Âu (EPO); triển khai các hoạt động trong biên bản ghi nhớ với Tổng cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO); mở rộng chương trình hợp tác thẩm định đơn sáng chế ASEAN (ASPEC); hỗ trợ người nộp đơn bị ảnh hưởng do thiên tai với các nước đối tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sau khi gia nhập WTO kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với việt nam (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)