Kinh nghiệm của các NHTM khác về mở rộng quy mô cho vay DNVVN và những vấn đề có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 34)

những vấn đề có thể nghiên cứu đối với Vietinbank Gia Lai.

1.4.1. Kinh nghiệm của một số NHTM về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ1.4.1.1. Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Gia Lai 1.4.1.1. Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Gia Lai

a. Bối cảnh phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với ưu thế thành lập hơn 40 năm, Ngân hàng BIDV Gia Lai là NHTM quốc doanh thành lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh Gia Lai, là một trong những ngân hàng dẫn đầu về thị phần DNVVN tại tỉnh Gia Lai với số lượng DNVVN đang quan hệ là gần 2.000 doanh nghiệp, với tổng quy mô cung ứng vốn tín dụng là khoảng 10.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 37% thị phần cho vay.

b. Giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Với mục tiêu duy trì là NHTM dẫn đầu địa bàn về thị phần tín dụng nói chung và thị trường DNVVN nói riêng, BIDV Gia Lai đã triển khai các chính sách hỗ trợ tín dụng đối với DNVVN như sau:

- Ưu tiên cấp tín dụng cho các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực có thế mạnh của tỉnh nhà (cao su, cà phê, tiêu, điều, chanh dây, tinh bột sắn…), kinh doanh hàng thiết yếu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác chế biến tài nguyên khoáng sản, đầu tư thuỷ điện vừa và nhỏ, lĩnh vực mía đường, nhiệt điện, trồng rừng, cao su…

- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt: Áp dụng cơ chế lãi suất ưu đãi đối với các DNVVN ở mức thấp hơn tối thiểu 1%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường.

- Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng: Ngoài các hình thức cho vay thông thường, BIDV áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chương trình hoán đổi tiền tệ chéo VND-USD, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất…

- Áp dụng biện pháp bảo đảm linh hoạt: BIDV áp dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay như tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba, tài sản hình thành từ vốn vay, nguyên vật liệu tồn kho, quản chấp lô hàng, quyền đòi nợ… Kết

hợp với cho vay không có tài sản đảm bảo trên cơ sở hiệu quả của dự án đầu tư, phương án kinh doanh và kết quả xếp hạng doanh nghiệp.

- BIDV phối hợp với VCCI tổ chức lớp Đào tạo lập dự án Phương án Sản xuất Kinh doanh và Tư vấn giải pháp Tài chính cho các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, DN Siêu nhỏ. Tại các khóa đào tạo này, các lãnh đạo/đại diện Doanh nghiệp được hướng dẫn các bước lập dự án, phương án SXKD, phân tích thị trường và chiến lược Kinh doanh, kế hoạch nhân sự, kế hoạch Tài chính, hoàn thiện dự án, phương án kinh doanh…

- BIDV trực tiếp làm đầu mối thu xếp vốn đối với những dự án lớn của DNVVN. Hiện nay có rất nhiều dự án đang được BIDV làm ngân hàng đầu mối thu xếp vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên hệ tập trung và nhanh chóng như: điển hình là các dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy Thủy điện Sê San 3A, Sê San 4, nhà máy Thủy điện Yaly…

- Đặc biệt khi các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời trong sản xuất kinh doanh xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, BIDV Gia Lai luôn tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn, dần ổn định và phát triển như: Duy trì cho vay, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, miễn giảm lãi tiền vay… Đây cũng là chính sách rất mềm dẻo tạo ra sự khác biệt và sự tin tưởng rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp tại tỉnh nhà.

Với những nỗ lực hợp tác, phát triển với nhóm DNVVN, đến thời điểm hiện nay BIDV Gia Lai vẫn là TCTD đang nắm giữ thị phần doanh nghiệp lớn nhất tại địa bàn và là một trong ba đơn vị kinh doanh xuất sắc dẫn đầu toàn hệ thống BIDV trên toàn quốc

1.4.1.2. Tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Laia. Bối cảnh phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ a. Bối cảnh phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Với thời gian thành lập chỉ hơn 15 năm tại tỉnh Gia Lai nhưng Vietcombank - Gia Lai được biết đến như là một TCTD với thế mạnh dẫn đầu về thanh toán và thương mại trên địa bàn. Trước đây Vietcombank Gia Lai chỉ chủ yếu tập trung cho vay các dự án lớn, doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn

Đức Long... đến nay TCTD này rất chú trọng đến phát triển khách hàng DNVVN hoạt động kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu, thương mại, dịch vụ…Dư nợ cho vay DNVVN năm 2016: 4.800 tỷ, chiếm 50% tổng dư nợ của chi nhánh, tăng 39% so với năm 2015; chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2017 đã đạt mức tăng trưởng 12,2% so với cuối năm 2016 và chiếm 8,3% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống. Đây là những con số đầy ấn tượng mà Vietcombank dành cho khách hàng DNVVN.

b. Giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vietcombank Gia Lai luôn cung cấp các gói tín dụng với lãi suất cho vay thấp nhất trên địa bàn đặc biệt là mức lãi suất thấp dành cho DNVVN kinh doanh trong lĩnh vực thương mại phân phối có thời gian luân chuyển vốn nhanh, các doanh nghiệp có doanh số chuyển tiền lớn hơn doanh số giải ngân

- Lãi suất ưu đãi 7%/năm được cố định trong suốt thời hạn vay vốn lên tới 10 năm. Nếu lãi suất thị trường có xu hướng tăng, Ngân hàng cam kết giữ nguyên lãi suất cho vay đối với các khoản vay đã giải ngân. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm, Ngân hàng sẽ xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho DNVVN.

- Áp dụng cơ chế về dịch vụ ưu đãi: Chủ động trả nợ trước hạn và được miễn phí trả nợ trước hạn; áp dụng phương thức trả nợ đa dạng, được thiết kế phù hợp với dòng tiền trả nợ của DNVVN; phí rút tiền, chuyển tiền ưu đãi đối với các doanh nghiệp có doanh số cao, tần suất chuyển tiền nhiều

- Xây dựng quy trình cho vay riêng dành cho DNVVN phù hợp với đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này.

Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu thi đấu các môn thể thao: Tennis, bóng bàn, cầu lông với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn để thường xuyên tiếp xúc và gần gũi với khách hàng.

Vietcombank đã thành lập bộ phận tư vấn đặt tại sảnh giao dịch thực hiện trực tiếp tư vấn, hướng dẫn cho các DNVVN về tiêu chí, điều kiện tiếp cận tín dụng.

Bên cạnh đó, DNVVN cũng nhận được tư vấn về cách lập phương án, dự án sản xuất kinh doanh phù hợp, đảm bảo đúng nhu cầu, mục đích sản xuất thực tế.

Đồng thời phối hợp xây dựng quy trình tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính đơn giản, tinh gọn để tối đa hỗ trợ cho DNVVN tiếp cận.

1.4.1.3. Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Gia Lai a. Bối cảnh phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thành lập từ đầu năm 2007, Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đầu tiên có mặt tại Gia Lai, việc thúc đẩy tăng trưởng cho vay nói chung và tăng trưởng phân khúc DNVVN của Sacombank nói riêng gặp nhiều khó khăn khi các Ngân hàng quốc doanh đã định hình và phát triển khá mạnh tại Gia Lai. Thời điểm chi nhánh ra đời cũng là lúc nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, trong đó đặc biệt tác động lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Để đạt được mục tiêu kinh doanh và chiếm lĩnh thị phần, chi nhánh đã nỗ lực vượt qua khó khăn tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, trong đó đối tượng được chi nhánh quan tâm hàng đầu đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua 10 năm hình thành và phát triển dư nợ cho vay phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh đã có sự tăng trưởng vượt bậc với dư nợ 1200 tỷ chiếm hơn 11% thị phần cho vay DNVVN tại tỉnh Gia Lai. Đây được xem là mảng hoạt động rất thành công của Sacombank Gia Lai.

b. Giải pháp tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để phát triển cho vay các đối tượng là DNVVN, chi nhánh đã triển khai đồng bộ các gói tín dụng ưu đãi cho cả các Tổng công ty mẹ cũng như chuỗi doanh nghiệp vệ tinh, như ưu đãi miễn phí chuyển tiền trên toàn quốc cho các DNVVN là nhà phân phối cho các nhà sản xuất lớn: Vinamilk, Sabeco, Masan Consumer…trên địa bàn, cùng với đó là thủ tục cho vay đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Chi nhánh đã hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất; cải tiến công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Nhờ đồng vốn tín dụng của ngân hàng mà nhiều doanh nghiệp đã cơ bản vượt qua những năm khủng hoảng

kinh tế, ổn định duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường. Bên cạnh đó, Sacombank liên tục tổ chức các hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản trị- điều hành doanh nghiệp” nhằm trao đổi kinh nghiệm quản trị với các doanh nghiệp tại Gia Lai. Đây cũng là dịp chi nhánh tiếp xúc và tìm hiểu nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp để kịp thời xây dựng những chính sách hợp tác và hỗ trợ phù hợp, góp phần cùng các doanh nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế của Gia Lai.

1.4.2. Những vấn đề có thể nghiên cứu đối với tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank chi nhánh Gia Lai.

Qua kinh nghiệm của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có thể thấy việc phát triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ là xu hướng tất yếu và có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển bền vững đối với các TCTD. Từ những kinh nghiệm trên, chúng tôi đưa ra một số vấn đề có thể nghiên cứu đối với tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank chi nhánh Gia Lai như sau:

Thứ nhất, cần có những hình thức cấp tín dụng đa dạng thông qua việc thiết kế các gói sản phẩm tín dụng linh hoạt phù hợp với mỗi loại doanh nghiệp, mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Thứ hai, tập trung cho vay vào các ngành chủ lực của tỉnh Gia Lai (Thủy điện, ngành nông nghiệp phát triển cây cà phê, hồ tiêu, cao su…). Phối hợp với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ký kết hợp tác toàn diện với các Tập đoàn, các công ty mẹ, từ đó triển khai áp dụng các sản phẩm chuyên biệt cho các công ty con, công ty vệ tinh, các nhà phân phối, trong đó hỗ trợ đồng bộ doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp trung gian và doanh nghiệp tiêu thụ theo một quy trình khép kín.

Thứ ba, trong công tác cho vay, phải thường xuyên gặp gỡ tiếp xúc với khách hàng để có những nhận định chính xác về nhu cầu vay, đồng thời nhận diện sớm những rủi ro trong tín dụng. Đối với các khoản nợ quá hạn, cần tìm hiểu nguyên nhân, nếu thuộc nguyên nhân khách quan và khách hàng có hướng duy trì khắc phục cụ thể, ngân hàng có thể xem xét, gia hạn thời gian trả nợ, cơ cấu lại khoản vay nhằm tạo

điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh để từng bước vượt qua khó khăn.

Thứ tư, phòng ngừa rủi ro một cách chủ động bằng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý, năng lực hoạch định sản xuất kinh doanh thông qua việc liên kết, tổ chức các cuộc hội thảo, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính. Từ đó các doanh nghiệp có thể sử dụng sản phẩm tín dụng của ngân hàng hiệu quả hơn, nâng cao khả năng trả nợ.

Thứ năm, tham gia các hoạt động của Hội doanh nhân của tỉnh như hội doanh nhân trẻ, hội nữ doanh nhân, hội doanh để mở rộng quy mô khách hàng, đồng thời tăng cường quan hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh, sở Kế Hoạch và Đầu tư để có cơ hội tiếp cận với các DNVVN ngay từ khi mới thành lập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, nhằm làm rõ cơ sở lý luận về mở rộng cho vay của ngân hàng đối với DNVVN luận văn đã tập trung phân tích hai khía cạnh như sau:

Thứ nhất,nêu rõ cơ sở lý luận về phát triển cho vay đối với DNVVN. Phân tích khái niệm và sự cần thiết phải phát triển cho vay DNVVN, từ đó nêu ra các chỉ tiêu đo lường, đánh giá việc phát triển cho vay DNVVN của một TCTD và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.

Thứ hai, nêu rõ cơ sở lý luận về chất lượng cho vay đối với DNVVN. Luận văn đã đưa ra cái nhìn tổng quát về chất lượng cho vay cũng như đưa ra mối quan hệ giữa phát triển cho vay và nâng cao chất lượng cho vay, từ đó đưa ra một số tiêu chí đánh giá cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này.

Bên cạnh đó, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của 02 ngân hàng TMCP quốc doanh: BIDV Gia Lai, VCB Gia Lai và 01 NHTM trong khối tư nhân: Sacombank Gia Lai từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển thị trường DNVVN cho Vietinbank Gia Lai.

Trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong Chương 1 sẽ là nền tảng quan trọng cho việc đi sâu phân tích thực trạng tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với thị trường DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Gia Lai, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp với Vietinbank Gia Lai và đặc thù kinh tế trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH GIA LAI 2.1. Khái quát về Vietinbank Gia Lai

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Gia Lai được thành lập theo quyết định số 19/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 12/02/1999 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam. Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, cung cấp dịch vụ ngân hàng. Những năm đầu thành lập, toàn chi nhánh chỉ có 22 lao động với quy mô dư nợ cho vay chỉ ở mức 500 tỷ đồng, huy động 200 tỷ đồng (bằng quy mô trung bình của một phòng giao dịch hiện nay). Sau 17 năm hoạt động, Vietinbank Gia Lai đã trở thành một trong 04 TCTD lớn trên địa bàn với quy mô tài sản lớn, đội ngũ nhân viên hùng hậu, hiệu quả kinh doanh tốt với quy mô dư nợ 8.552 tỷ đồng và huy động đạt 3.182 tỷ đồng. Năm 2013 Vietinbank Gia Lai được Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam xếp loại chi nhánh cấp 1, hạng 1 trên toàn hệ thống.

Những giai đoạn phát triển của Vietinbank Gia Lai qua các thời kỳ:

Năm 2007 Phòng giao dịch Pleiku là phòng được khai trương đầu tiên cho đến nay quy mô hoạt động của chi nhánh đã được nhân rộng với 11 phòng giao dịch loại 1 phân bố từ thành phố Pleiku xuống đến các huyện, thị có cơ sở vật chất và hoạt động ngân hàng ngày càng hoàn thiện và phát triển bao gồm: Phòng giao dịch Pleiku, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng giao dịch Phù Đổng, Phòng giao dịch Biển Hồ, Phòng giao dịch Đăk Đoa, Phòng giao dịch Chư Sê, Phòng giao dịch Chư Pưh, Phòng giao dịch Chư Prông, Phòng giao dịch Đức Cơ, Phòng giao dịch Ia Grai và Phòng giao dịch An Khê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)