2.4. Đánh giá hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công
2.4.2.1. Các quy định về cho vay còn mang tính chất chung chung, chưa phù hợp với đặc điểm của
hợp với đặc điểm của DNVVN
Chưa có quy trình cho vay riêng biệt phù hợp với đặc điểm DNVVN
Hiện nay Vietinbank mới chỉ có duy nhất một quy trình cho vay cho tất cả các khách hàng doanh nghiệp: Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI, DNVVN. Quy trình cho vay này đã phát huy được nhiều tác dụng trong việc quy định về trình tự, thủ tục thực hiện cấp tín dụng đối với KHDN trên cơ sở xác định được rõ ràng trách nhiệm, nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc thực hiện cấp tín dụng nhằm quản lý chặt chẽ quá trình cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên quy trình vẫn còn mang tính quy định chung, chưa sát với đối tượng DNVVN. Một số bước trong quy trình cho vay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đến khó
khăn cho cán bộ tín dụng trong quá trình thực hiện và còn sự chồng chéo trong phân công nhiệm vụ giữa các bộ phân có liên quan trong quá trình cấp tín dụng
Quy trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán hợp đồng tín dụng. Về cơ bản quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng.
Cán bộ quan hệ khách hàng (RM) tìm kiếm, tiếp cận khách hàng thông qua các kênh tiếp cận và nguồn tìm kiếm theo định hướng của Khối KHDN (Vietinbank trụ sở chính). Tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
RM thực hiện thu thập và tiếp nhận hồ sơ khách hàng cung cấp, kiểm tra hồ sơ khách hàng cung cấp đảm bảo tính đầy đủ, hợp lệ và trung thực
Thẩm định sơ bộ khách hàng thông qua đánh giá các bộ chỉ tiêu: chấm điểm xếp hạng khách hàng, vấn tin CIC… Thẩm định thực tế khách hàng tại trụ sở, địa điểm SXKD, cung cấp toàn bộ hồ sơ, thông tin thẩm định thực tế cho cán bộ thẩm định (CAO)
Bước 3: Thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng
Trên cơ sở thông tin RM cung cấp, CAO thực hiện thẩm định và đánh giá chi tiết khách hàng (Thẩm định tư cách pháp lý, thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh, thẩm định tài sản bảo đảm). Lập tờ trình thẩm định, thống nhất các nội dung với RM, ký và chuyển Trưởng/Phó phòng KHDN kiểm soát.
Trưởng/phó phòng kiểm tra về sự đầy đủ của hồ sơ cấp tín dụng, tính phù hợp, tính nhất quán về nội dung của từng loại hồ sơ. Kiểm soát các nội dung trên tờ trình đúng với nội dung khách hàng cung cấp. Ký tắt từng trang, ghi ý kiến đồng ý/không đồng ý vào tờ trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng. Nếu có nội dung chưa rõ thì yêu cầu CAO/RM giải trình, bổ sung, chỉnh sửa
Bước 4: Quyết định cấp tín dụng
Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh tiếp nhận hồ sơ do Trưởng/Phó phòng trình. Kiểm tra, rà soát Tờ trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng. Trường hợp
chưa rõ thì yêu cầu P.KHDN giải trình, bổ sung, chỉnh sửa. Xét duyệt cấp tín dụng, ký Tờ trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng.
Trường hợp Hồ sơ trình Hội sở chính: hiện nay Vietinbank Gia Lai có mức thẩm quyền phán quyết cho vay tối đa 30 tỷ đồng đối với khách hàng doanh nghiệp, cho vay trong địa bàn, khoản vay có bảm đảm 100% tài sản. Ngoài thẩm quyền phán quyết này, hồ sơ sẽ do Trụ sở chính phê duyệt và quyết định tín dụng. Đối với các hồ sơ này cần qua Bước 5 như sau:
Bước 5: Kiểm soát thẩm định và phê duyệt tín dụng (trường hợp phải trình Trụ sở chính)
Tiếp nhận hồ sơ chi nhánh trình (qua mail, qua hệ thống truyền tải hồ sơ CRLOS), kiểm tra hồ sơ tín dụng của khách hàng, thực hiện kiểm tra, phân tích, đánh giá và lập ý kiến kiểm soát các nội dung thẩm định và đề xuất cấp tín dụng của Chi nhánh dựa trên cơ sở các thông tin và hồ sơ chi nhánh cung cấp, đề xuất cụ thể về việc Phê duyệt tín dụng và các điều kiện kèm theo (nếu có) hoặc từ chối phê duyệt tín dụng.
Phòng Phê duyệt trụ sở chính thành lập các phòng ban chuyên biệt như Phòng KHDN lớn và FDI, phòng KHDN Vừa và nhỏ được bố trí theo khu vực, phụ trách theo vùng miền để đảm bảo sự am hiểu đặc điểm từng vùng miền và kiểm soát chặt chẽ: Các chi nhánh từ Huế trở ra phía Bắc trình Phòng phê duyệt tín dụng tại Trụ Sở Chính Hà Nội, các chi nhánh từ Đà Nẵng trở vào Nam trình hồ sơ vượt thẩm quyền tại Phòng phê duyệt tín dụng kéo dài Thành phố Hồ Chí Minh. Phê duyệt tín dụng cũng đi theo trình tự từ cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ từ chi nhánh, kiểm soát nội dung thẩm định, lập tờ trình Kiểm soát và Phê duyệt tín dụng trình Tổ trưởng/Lãnh đạo Phòng Phê duyệt rà soát nội dung, ký tắt trên tờ trình và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng. Tại bước này, cấp có thẩm quyền tại trụ sở chính là tổng giám đốc/phó tổng giám đốc, chủ tịch Hội đồng quản trị/người được hội đồng quản trị ủy quyền ký đồng ý phê duyệt tín dụng hoặc không đồng ý phê duyệt tín dụng
Bước 6: Thông báo tín dụng, hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm và soạn thảo, ký kết Hợp đồng cấp tín dụng
RM/CAO dựa trên cơ sở kết quả quyết định tín dụng, soạn thông báo cấp tín dụng tới khách hàng, thực hiện các thủ tục nhận bảo đảm theo quy định hiện hành.
Bắt đầu từ bước này, để giải phóng các công việc đơn thuần cho cán bộ tín dụng nhằm tập trung vào công tác bán hàng và thẩm định nhanh chóng. Vietinbank thành lập khối hỗ trợ tín dụng tại từng chi nhánh. Khối này chịu trách nhiệm thực hiện chính sau khi có kết quả phê duyệt tín dụng như: Soạn thảo hợp đồng bảo đảm, đơn đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cấp tín dụng, trực tiếp đi công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập xuất kho tài sản.
Bước 7: Bàn giao hồ sơ tín dụng; Rà soát và chuyển thông tin trên hồ sơ máy
(bộ phận Hỗ trợ tín dụng thực hiện)
Bước 8: Giải ngân theo Hợp đồng cấp tín dụng(bộ phận Hỗ trợ tín dụng thực hiện)
Bước 9: Kiểm tra, giám sát tín dụng và quản lý thu hồi nợ
RM thực hiện kiểm tra, giám sát sau cho vay theo quy định, theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ
Bước 10: Xử lý các phát sinh
Bước 11: Thanh lý Hợp đồng cấp tín dụng Bước 12: Lưu hồ sơ
Chưa có cơ chế bảo đảm tiền vay phù hợp với đặc điểm của DNVVN
Với đặc điểm của DNVVN nói chung và của tỉnh Gia Lai nói riêng, tài sản bảo đảm luôn là điểm yếu của các DN. DN thường không đủ tài sản để thế chấp vay vốn nhưng đối với NHCT Gia Lai việc xem xét cho vay còn dựa trên tài sản bảo đảm còn rất phổ biến. Hầu hết là cho vay có tài sản bảo đảm, tỷ lệ cho vay tín chấp hoặc bảo đảm một phần đối với DNVVN chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng dư nợ, các DN được tín chấp lại chủ yếu là các DN nhà nước và hầu như không có trường hợp tín chấp cho khối DN tư nhân. Bên cạnh đó danh mục tài sản bảo đảm còn tập trung chủ yếu vào các loại tài sản có giá trị lớn, tính thanh khoản cao như quyền sử dụng đất ở, quyền sử dụng nhà ở, nhà xưởng…hạn chế tối đa việc nhận các máy móc thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận tải…chỉ được nhận thế chấp khi DN đã có quan hệ vay vốn lâu năm, đã thế chấp hết tài sản là bất động sản cho ngân hàng.
Ngoài ra các loại tài sản như hàng tồn kho, các khoản phải thu…chỉ được nhận làm tài sản thế chấp bổ sung khi đã có các tài sản thế chấp đủ giá trị khác.
Nguồn vốn huy động còn thấp và chưa ổn định
Để đáp ứng nhu cầu cho vay, Vietinbank Gia Lai có 02 nguồn vốn khả dụng như sau: (i) Nguồn vốn huy động tại chỗ và (ii) nguồn vốn huy động qua kênh mua bán vốn của NHCT Việt Nam. Trong đó việc sử dụng nguồn vốn của NHCT Việt Nam là chủ yếu do nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ đáp ứng được 37% nhu cầu cho vay, đáng lưu ý là nguồn vốn huy động từ chính các DNVVN còn rất thấp khi chưa có các biện pháp hiệu quả ràng buộc khách hàng chuyển doanh thu bán hàng về lại ngân hàng. Năm 2015, huy động vốn DNVVN của Vietinbank Gia Lai chỉ ở mức 326 tỷ đồng/3.182 tỷ đồng huy động chung của chi nhánh.
Mặt khác, nguồn vốn huy động của NHCT Gia Lai chủ yếu tập trung ở nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các DN, mặc dù lãi suất huy động thấp nhưng số dư huy động thường không ổn định, số dư bình quân thấp làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm và hạn chế về các kỹ năng làm việc
Hiện nay hơn 100% cán bộ tín dụng tại chi nhánh đều có trình độ đại học và trên đại học, có nền tảng kiến thức tốt nhưng thiếu các kỹ năng làm việc, kỹ năng đàm phán, thuyết phục thương lượng với khách hàng, xử lý các tình huống khó trong nghiệp vụ còn hạn chế, đặc biệt là kỹ năng bán hàng.
Công tác bán hàng chưa được chú trọngL
Thị trường DNVVN không yêu cầu cao như các DN lớn nhưng không quá đơn giản như ở thị trường bán lẻ (cá nhân, hộ gia đình). Các DNVVN thường không tự chủ động tìm đến ngân hàng để vay vốn. Tuy nhiên công tác bán hàng vẫn chưa được xây dựng bài bản, định hướng cho cán bộ đi tìm khách hàng, cung cấp các danh mục khách hàng tiềm năng để hỗ trợ cán bộ đi bán hàng.
hàng, quảng bá sản phẩm chỉ mới thực hiện trong phạm vi nhỏ hẹp, chưa tạo được sự chú ý từ khách hàng.
2.4.2.2. Chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Gia Lai hiện tại là tốt nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Hệ thống thông tin nội bộ còn yếu kém
Doanh nghiệp cung cấp thông tin không trung thực nhưng hiện nay NHCT vẫn chưa có các trang mục tra cứu thông tin tín dụng dành riêng cho các địa phương có cơ cấu ngành nghề khác nhau, do đó các dữ liệu của NHCT Gia Lai khá rời rạc và cục bộ. Bên cạnh đó chi nhánh chưa có một bộ phận nghiên cứu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, về đặc điểm của các DNVVN hoạt động trong các ngành nghề khác nhau trên địa bàn để tổng hợp thành hệ thống thông tin có tính dự báo cho từng ngành nghề, từ đó hỗ trợ cho công tác thẩm định hạn chế rủi ro khi cho vay.
Việc giám sát các điều kiện khoản vay, giám sát TSBĐ còn chưa hiệu quả
Các ngành nghề liên quan đến nông, lâm nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện thời tiết, thiên tai dịch bệnh…, từ đó tác động đến nguồn cung đầu vào phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của các DNVVN, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu, đến khả năng mở rộng quy mô kinh doanh và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Trong quá trình thẩm định cho vay, cán bộ thẩm định thường không quan tâm xem xét các điều kiện phê duyệt tín dụng của cấp có thẩm quyền, dẫn đến bỏ sót các điều kiện giải ngân, chứng từ giải ngân chưa phù hợp, chưa đầy đủ. Sau khi giải ngân thường xem nhẹ công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay, một phần do tâm lý ngại khách hàng, một phần do số lượng công việc nhiều, chỉ thực hiện qua loa, đối phó khi có đợt thanh tra, kiểm tra dẫn đến không kiểm tra được hình thái vật chất tài sản hình thành từ vốn vay sau khi giải ngân, không kiểm soát được dòng
tiền của khách hàng để thu nợ kịp thời. Tài sản bảo đảm nhiều khi bị giảm giá trị, bị thất thoát mà cán bộ không nắm bắt được thông tin kịp thời.
Đạo đức của cán bộ tín dụng trong quá trình xử lý hồ sơ
Trong các nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ thẩm định là tiền đề để ra quyết định cho vay, chất lượng thẩm định tốt giúp ngân hàng ra quyết định tài trợ đúng đắn, tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn kiểm soát được chất lượng các khoản vay. Tuy nhiên, trước áp lực tăng trưởng đòi hỏi cán bộ phải giải quyết linh hoạt trong nhiều tình huống mới có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vấn đề này đã và đang tạo ra nhiều kẽ hở, nhiều vấn đề cũng đã và đang xảy ra trong thực tế ở nhiều ngân hàng như vấn đề về đạo đức của cán bộ, giải quyết cho vay không đúng thủ tục để trục lợi, làm tắt, làm ẩu, cắt bớt quy trình trong quá trình thẩm định cho vay dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
2.4.2.3. Tỷ trọng thu nhập chưa tương xứng với tiềm năng của DNVVN Hình 3.1 Cơ cấu thu nhập từ hoạt động cho vay của Vietinbank Gia Lai
Nguồn: Báo cáo hoạt động của Vietinbank Gia Lai 2011-2015
Qua hình 3.1 cho thấy lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNVVN tại Vietinbank Gia Lai chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng thu nhập của chi nhánh (10%) trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN chiếm tỷ lệ 18% tổng dư nợ cho
vay, cho thấy việc cho vay đối tượng DN này chưa tương xứng với tiềm năng và đem lại hiệu quả cao.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai. 2.4.3.1. Nguyên nhân bên ngoài ngân hàng Vietinbank
Môi trường tự nhiên
Các ngành nghề liên quan đến nông, lâm nghiệp ở địa bàn tỉnh Gia Lai chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện thời tiết, thiên tai dịch bệnh…, từ đó tác động đến nguồn cung đầu vào phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của các DNVVN, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu, đến khả năng mở rộng quy mô kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.
Môi trường pháp lý
Những chính sách hỗ trợ DNVVN từ phía Nhà nước trong những năm gần đây đã tạo những thuận lợi để DNVVN phát triển. Chính phủ xem đây là nhân tố quan trọng tạo động lực phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn có một số chính sách hỗ trợ DNVVN từ phía nhà nước chưa phát huy hiệu quả do hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động tín dụng ngân hàng cũng như hoạt động của các DNVVN chưa đồng bộ, thiếu hướng dẫn cụ thể.
Sự quản lý chồng chéo giữa các cơ quan ban ngành, việc thực hiện đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản còn quá rườm rà, phức tạp và chi phí cao, gây khó khăn cho DN. Hiện nay các DN tại địa bàn tỉnh Gia Lai rất ít đăng ký quyền sở hữu cho tổ chức, cho DN mà thường đứng tên cá nhân vì thủ tục đăng lý rườm rà, nhiêu khê, phí đăng ký cao dẫn đến các trường hợp các tài sản của DN nhưng không thể đứng tên sở hữu DN, không hạch toán được giá trị tài sản cho doanh nghiệp và không đủ tính pháp lý để vay vốn ngân hàng.
Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong việc giải quyết các tranh chấp, phát mại tài sản thế chấp còn nhiều hạn chế, tình trạng giải quyết hồ sơ chậm chạm,
thủ tục giải quyết rườm rà, quy tắc làm ảnh hưởng nhiều đến công tác giải quyết nợ tồn đọng của ngân hàng.
Sự hỗ trợ của NHNN chưa kịp thời, công tác dự báo còn yếu, thông tin về