Tăng cường quản trị rủi ro, kiểm soát bảo mật,Phòng ngừa và hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam hoa (Trang 82 - 84)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.7.Tăng cường quản trị rủi ro, kiểm soát bảo mật,Phòng ngừa và hạn chế rủi ro

rủi ro trong hoạt động TTKDTM

* Tăng cường quản trị rủi ro

Trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao như ngày nay, hoạt động TTKDTM đang phải đối mặt với không ít rủi ro và rất cần ngân hàng tập trung vào vấn đề quản lý rủi ro, hoàn thiện về hoạt động quản lý hình thức này.Trước tiên cần thường xuyên nhận diện, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra.Các rủi ro mà hệ thống thanh toán gặp phải là rủi ro tín dụng, thanh khoản, hoạt động và rủi ro hệ thống. Ngoài ra có thể xảy ra rủi ro như rửa tiền, lừa đảo trong giao dịch thanh toán qua biên giới…Sau khi nhận diện các loại rủi ro, ngân hàng phải xác định được các nguyên nhân dẫn đến rủi ro và có các biện pháp để phòng cũng như xử lý rủi ro.

Là đơn vị trực tiếp cung cấp dịch vụ thanh toán, ngân hàng thương mại nói chung và Agribank chi nhánh Nam Hoa nói riêng cần xây dựng một quy trình quản lý rủi ro cho hệ thống thanh toán tích hợp và hiệu quả để phát hiện, phân loại, xử lý và phòng tránh rủi ro có hiệu quả ở tất cả các khâu trong quá trình giao dịch. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quy trình kỹ thuật nghiệp vụ nói chung và các quy trình, quy định liên quan đến kiểm tra, giám sát, quản lý để hạn chế rủi ro tác nghiệp, quy trình xử lý khắc phục sự cố.

* Tăng cường kiểm soát bảo mật

Từ những rủi ro trong TTKDTM có thể xảy ra đòi hòi ngân hàng phải đảm bảo an toàn, kiểm soát bảo mật cho các dịch vụ thanh toán. Tăng tính bảo mật trong thanh toán thẻ bằng cách phát hành thẻ chíp thay thẻ từ; thực hiện rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình, cơ chế về an toàn bảo mật của các hệ thống Công nghệ thông tin, dịch vụ thẻ, Internet Banking, Mobile Banking; có nhiều biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật cho các dịch vụ thanh toán trực tuyến… trên cơ sở đó kịp thời phát hiện các lỗ hổng, thiếu sót tiềm ẩn rủi ro và chủ động nghiên cứu có phương án, giải pháp sửa đổi, bổ sung.

Khuyến cáo khách hàng bảo mật thông tin, bảo vệ điện thoại hoặc thiết bị di động của mình khi sử dụng cho các dịch vụ ngân hàng trực tuyến; đối với mật mã

truy cập dịch vụ ngân hàng điện tử cần thay đổi mật mã thường xuyên và không sử dụng các tính năng lưu mật mã để đăng nhập tự động; hạn chế dùng máy tính công cộng, mạng không dây khi truy cập vào hệ thống ngân hàng điện tử. Đồng thời, chỉ thực hiện đăng nhập trên website chính thức của các ngân hàng và mua sắm, thanh toán trực tuyến tại các trang mạng uy tín, tin cậy…

Tăng cường các giải pháp về an ninh, an toàn và bảo mật cho cơ sở hạ tầng thanh toán; xây dựng các tiêu chuẩn đối với máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán thẻ; thực hiện kiểm định chất lượng máy rút tiền tự động, thiết bị chấp nhận thẻ.

*Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động TTKDTM:

Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng luôn luôn phải đối đầu với rủi ro như: rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất… Rủi ro làm cho Ngân hàng rơi vào tình trạng tổn thất về tài chính, uy tín và thậm chí có thể bị phá sản.Thực tế tại Agribank Chi nhánh Nam Hoa chưa có các chính sách quản lý rủi ro riêng và cũng chưa có một bộ phận nào nghiên cứu đưa ra các chính sách quản lý, phòng chống rủi ro.

Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro Agribank Chi nhánh Nam Hoa nên:

- Rà soát các văn bản quy định, quy trình sản phẩm dịch vụ, đào tạo cán bộ trong Chi nhánh về nhận diện rủi ro đồng thời nắm vững quy trình nghiệp vụ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hậu kiểm.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, đối tác trong việc ngăn chặn và xử lý rủi ro trong hoạt động sản phẩm dịch vụ.

Nghiên cứu, áp dụng biểu phí cạnh tranh:

Một biểu phí dịch vụ hợp lý phải dựa trên những vấn đề cơ bản sau:

- Biểu phí phải phù hợp với quy định của Agribank Việt Nam về mức tối đa hoặc tối thiểu. Chi nhánh cần linh hoạt trong việc quyết định mức phí trong giới hạn phí tối đa và tối thiểu quy định để áp dụng trong trường hợp cụ thể căn cứ vào loại khách hàng, khu vực, số lượng giao dịch và tần suất giao dịch.

- Theo dõi thường xuyên, cập nhật tình hình biểu phí dịch vụ của các NHTM khác trên địa bàn, để từ đó đưa ra một biểu phí có sức cạnh tranh trong từng thời kỳ hoặc thời điểm trên cơ sở nguyên tắc bù đắp chi phí và có lãi.

- Đảm bảo được quyền lợi của Ngân hàng và của khách hàng.

Ngoài ra,cần tranh thủ sự giúp đỡ nhiệt tình từ chính quyền địa phương và

các cơ quan ban ngành có nhiều tác động đến hoạt động Ngân hàng.

Trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ các chi nhánh Ngân hàng cùng hệ thống, các Ngân hàng khác trên địa bàn để có chiến lược sản phẩm dịch vụ và chính sách khách hàng phù hợp.

Các phòng nghiệp vụ cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, bám sát chỉ tiêu kế hoạch để xây dựng chương trình hành động cụ thể, phân bổ và giao khoán chỉ tiêu đến từng cán bộ. Định kỳ hàng tháng, các phòng tổ chức họp đánh giá mức độ hoàn thành công việc từng người, xếp loại thi đua nhằm mục đích gắn kết quyền lợi khen thưởng và trách nhiệm của mỗi người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam hoa (Trang 82 - 84)