8. Kết cấu của luận văn
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước có vai trò chủ đạo điều tiết hoạt động của các NHTM, điều hành chính sách tiền tệ. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng của mình, đề nghị NHNN:
Thứ nhất: Hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các NHTM:
NHNN cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động thanh toán.Trong những năm qua, NHNN đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành các văn bản về lĩnh vực thanh toán, tuy nhiên mức độ hoàn thiện còn chưa đáp ứng kịp thời so với yêu cầu đặt ra. Đẩy nhanh việc thực hiện cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt trong mọi cấp, mọi ngành của nền kinh tế chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành Ngân hàng để góp phần quản lý tiền mặt ngoài lưu thông và có thể kiểm soát tốt các dòng tiền ra – vào. Nhất là quy định thanh toán séc hướng phù hợp với luật séc quốc tế để đơn giản hơn về thủ tục
thanh toán nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho Ngân hàng và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Thứ hai:Tập trung đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong lĩnh vực thanh
toán.
Nghiên cứu và phát triển thí điểm chương trình phần mềm về thanh toán trong xử lý nghiệp vụ bảo mật tại Việt Nam. Từ đó, triển khai trên phạm vi toàn quốc.
NHNN cần đi trước một bước trong việc thực hiện hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng.Tập trung đầu tư công nghệ cho hệ thống thanh toán, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán.
Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng.
Mức độ ứng dụng công nghệ giữa các Ngân hàng là chưa đồng đều, dẫn đến hạn chế phát triển Ngân hàng bán lẻ liên kết. Bởi vậy, NHNN cần đưa ra định hướng để các NHTM trong nước chuẩn bị cho một dự án liên kết giữa các Ngân hàng trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm tạo ra các giá trị mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Thứ ba: NHNN cần đẩy nhanh việc kết nối liên thông mạng lưới các đơn vị
thanh toán
NHNN cần đẩy nhanh việc kết nối liên thông mạng lưới các đơn vị thanh toán chấp nhận thẻ để tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán qua POS bằng thẻ nội địa trên diện rộng, khắp cả nước. Đồng thời có thể liên kết với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương để nghiên cứu, áp dụng quy định bắt buộc thanh toán thẻ đối với các doanh nghiệp trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh như du lịch, thương mại, … Hợp tác, tiếp thu công nghệ hiện đại từ nước ngoài để liên kết các máy ATM của các Ngân hàng với nhau. Hiện nay mới chỉ tồn tại một nhóm các ngân hàng tạo thành tổ chức nhỏ như Banknet hay Smartlink chứ chưa có sự chỉđạo thống nhất từ một cơ quan có thẩm quyền. Giải quyết được điều này sẽ hạn chế bớt tình trạng bố trí máy ATM bất hợp lý của các Ngân hàng như hiện nay.NHNN cần
phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng để giải quyết tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng như hiện nay trong việc phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ.
Tăng cường hợp tác với các tổ chức tín dụng quốc tế để tiếp thu công nghệ mới và phương pháp mới trong quản lý Ngân hàng. Ngành Ngân hàng ở nước ta đang trong quá trình hiện đại hóa, tuy đã đạt được một số thanh tựu nhất định nhưng vẫn tương đối lạc hậu và khoảng cách giữa công nghệ Ngân hàng nước ta so với các nước phát triển vẫn còn là một khoảng cách khá xa.
NHNN cần hoàn thiện, nâng cấp hơn nữa chương trình thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng để tạo điều kiện cho các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn được tiếp cận với công nghệ thanh toán hiện đại, và đẩy nhanh tốc độ thanh toán vốn của nền kinh tế.
Thứ tư: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của
các TCTD.
Thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các TCTD cũng như các định chế tài chính khác nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm, từ đó đảm bảo an toàn hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng.
Cấu trúc lại mô hình tổ chức và chức năng hệ thống thanh tra theo chiều dọc. Đổi mới phương pháp thanh tra, tiến dần đến thông lệ và chuẩn mực quốc tế, hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động Ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế (Basel 2), đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các quy định này. Ban hành quy định mới về đánh giá xếp hạng TCTD theo tiêu chuẩn CAMEL(S).
Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD. Triển khai các đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát, quản trị, điều hành, thông tin báo cáo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNN.
Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn, đồng thời đẩy mạnh giáo dục tư cách đạo đức của đội ngũ cán bộ thanh tra Ngân hàng. Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn cán bộ thực hiện các quy trình thanh tra theo quy định.