Theo dõi và quản lý điều trị

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình quản lý và kết quả điều trị ngoại trú bệnh lao phổi tại phòng khám lao bệnh viện trung ương huế (Trang 73 - 75)

- Lao phổi thường phối hợp với các thể lao khác chiếm 12,3% Lao phổi và đái tháo đường có 3,8% các trường hợp.

4.2.11.Theo dõi và quản lý điều trị

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.11.Theo dõi và quản lý điều trị

Đây là công việc quan trọng nhằm quản lý bệnh nhân và cũng là yếu tố làm nên sự thành công của mục tiêu chương trình. Nghiên cứu chúng tôi giai đoạn tấn công tỷ lệ bệnh nhân điều trị không đều là 4,2% và giai đoạn duy trì chỉ có 2%, điều này là khá hợp lý vì trong giai đoạn tấn công, thuốc được bệnh nhân uống và chích nhiều, do vậy dễ có tác dụng ngoại ý của thuốc và số đông bệnh nhân ngán vì uống nhiều thuốc. Trong giai đoạn duy trì thuốc chỉ còn lại ít hơn về số lượng cũng như loại thuốc. Thế nhưng trong giai đoạn duy trì tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị cao hơn giai đoạn tấn công (2,4% so với 0,2%), vì bệnh nhân cho rằng mình đã khỏi bệnh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 28 bệnh nhân thực hiện phác đồ không đều đặn, đây là 1 trong những lý do vi trùng lao kháng thuốc và cũng là lý do dễ dẫn đến thất bại điều trị sau này.

Bảng 3.23 cho thấy hầu hết bệnh nhân bỏ điều trị là do cảm thấy khoẻ, nhất là trong giai đoạn duy trì (38,9%) yếu tố liên quan đến bỏ điều trị chiếm tỷ lệ khá cao (27,8%) là do nhân viên y tế (cho dừng điều trị nhưng không giải thích, hoặc gây khó khăn cho bệnh nhân) các yếu tố khác như tác dụng phụ của thuốc, xa trung tâm y tế, thay đổi chỗ ở có tỷ lệ bằng nhau (11,1%). So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Tập, Lê Thành Phúc, Nguyễn Việt Cồ, Bùi Đức Dương, M. F. Iademarco, năm 1997 tại TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi kết quả nghiên cứu được đánh giá qua 123 bệnh nhân, các lý do bỏ điều trị được tập trung vào 3 nhóm nguyên nhân chính:

- Do yếu tố kinh tế, xã hội (quá khó khăn về kinh tế, bận rộn công việc).

- Do bản thân bệnh nhân (cảm thấy khoẻ sau vài tuần điều trị, tiêm thuốc đau, sợ người khác biết mình bị lao, thiếu tin tưởng vào cách điều trị ).

- Do công tác chăm sóc sức khoẻ (chờ đợi quá lâu, gặp phiền hà, rắc rối bởi nhân viên y tế) [58].

Mặc khác sau khi âm hóa đàm tháng thứ 2 ở giai đoạn tấn công, người bệnh khỏe lên, làm cho người bệnh chủ quan tưởng bệnh đã khỏi nên dẫn đến bỏ điều trị [56].

4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình quản lý và kết quả điều trị ngoại trú bệnh lao phổi tại phòng khám lao bệnh viện trung ương huế (Trang 73 - 75)