Chết: bệnh nhân chết trong quá trình điều trị vì bất cứ căn nguyên gì.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình quản lý và kết quả điều trị ngoại trú bệnh lao phổi tại phòng khám lao bệnh viện trung ương huế (Trang 36 - 37)

Ghi chú: Những bệnh nhân lao phổi AFB (-) được đánh giá là hoàn thành

điều trị mặc dù bệnh nhân dùng hết liều thuốc [76].

2.2.9. Quản lý bệnh lao

Thực hiện điều trị có kiểm soát "DOST": là trực tiếp giám sát từng bệnh nhân, đảm bảo bệnh nhân dùng đúng loại thuốc, đúng liều, đều đặn và đủ thời gian, Việt Nam đã trở thành một mô hình thực hiện đầy đủ DOTS ở Châu Á [78].

+ Giai đoạn tấn công: phần lớn bệnh nhân được quản lý điều trị ngoại trú tại xã phường. Bệnh nhân được cấp thuốc hàng ngày và uống thuốc dưới sự giám sát trực tiếp của nhân viên y tế, nhân viên y tế nắm được cách xử trí và chuyển bệnh nhân có phản ứng thuốc lên tuyến trên trong trường hợp cần thiết [13].

+ Giai đoạn duy trì: phần lớn bệnh nhân được quản lý điều trị ngoại trú tại xã phường. Được cấp thuốc 1, 2 hoặc 3 lần hàng tháng hoặc cấp thuốc hàng tuần. Nhân viên y tế thường xuyên tới thăm nhà để giám sát, đôn đốc và nhắc nhở bệnh nhân tuân thủ điều trị cũng như làm xét nghiệm đàm theo dõi.

+ Theo dõi xét nghiệm đàm: theo dõi trong quá trình điều trị sau tháng thứ 2 (hoặc sau tháng 3), tháng thứ 5, tháng thứ 7 (hoặc tháng thứ 8).

+ Quản lý các trường hợp bỏ điều trị: đối với những trường hợp đang trong giai đoạn tấn công thì sau 2 ngày, giai đoạn duy trì sau một tuần bỏ trị, cán bộ y tế cần tìm bệnh nhân và giải thích cho họ quay trở lại điều trị.

+ Quản lý thuốc men: phải bảo đảm thuốc đầy đủ, có chất lượng, cán bộ y tế không được ngừng thuốc khi chưa hết liệu trình mà không có lý do chính đáng [4].

2.2.10. Các yếu tố liên quan

2.2.10.1. Trong tiền sử

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình quản lý và kết quả điều trị ngoại trú bệnh lao phổi tại phòng khám lao bệnh viện trung ương huế (Trang 36 - 37)