Quản lý điều trị lao phổi mới AFB (+)

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình quản lý và kết quả điều trị ngoại trú bệnh lao phổi tại phòng khám lao bệnh viện trung ương huế (Trang 66 - 67)

- Lao phổi thường phối hợp với các thể lao khác chiếm 12,3% Lao phổi và đái tháo đường có 3,8% các trường hợp.

4.2.4.Quản lý điều trị lao phổi mới AFB (+)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.4.Quản lý điều trị lao phổi mới AFB (+)

Chúng tôi có 228 trường hợp lao phổi AFB (+) được nghiên cứu và điều trị theo phác đồ 2SHRZ/6HE có kết quả như sau: tỷ lệ khỏi bệnh 92,1%, hoàn thành điều trị 3,5%, thất bại điều trị 1,3%, tử vong 1,3% và bỏ điều trị 1,8%. Lao phổi mới vì chưa điều trị lần nào, cho nên tỷ lệ thành công cao.

So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Vũ và cộng sự tại tỉnh Yên Bái trong 4 năm (1996-1999) cho thấy kết quả thành công thấp hơn của chúng tôi, tỷ lệ tử vong của chúng tôi là 1,3% thấp hơn của Nguyễn Thị Vũ (4%) .

Bảng 4.1. Kết quả điều trị lao phổi mới AFB (+) tại Yên Bái (1996- 1999) [66].

Năm Số bệnh nhân Khỏi HTĐT Tử vong Thất bại Bỏ trị

1996 164 88% 5% 3,4% 1% 3,4%

1997 194 92% 0 3,6% 1% 0,5%

1998 261 86% 0,76% 5% 1,5% 1,5%

1999 240 88% 0,8% 5,4% 1,6% 0

Cộng 859 88% 0,8% 4% 1,4% 1,2%

Báo cáo tổng kết chương trình chống lao quốc gia năm 2007, kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) năm 2005: khỏi bệnh 90,2% hoàn thành điều trị 2,2%, tử vong 3,4%, thất bại điều trị 1%, bỏ điều trị 1,4%.

Năm 2006: khỏi bệnh 89,8% hoàn thành điều trị 2,1%, tử vong 3,4%, thất bại điều trị 1% và bỏ điều trị 1,6%.

Tỷ lệ khỏi bệnh duy trì ở mức cao 89,9%, vượt mục tiêu của TCYTTG và mục tiêu của CTCLQG năm 2007 ( ≥ 85% ), tuy có giảm không đáng kể so với năm 2005 (92,5%).

Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh thấp hơn ở khu vực miền Bắc (88,7%) so với miền Trung (89,8%) và miền Nam (90,5%), nguyên nhân là do tỷ lệ hoàn thành điều trị cao ở khu vực miền Bắc (4,1%) và miền Trung (4,0%) so với miền Nam (0,5%).

Tỷ lệ tử vong và thất bại điều trị cao ở khu vực miền Nam (5,6%) so với miền Bắc (3,2%) và miền Trung (2,7%) [18].

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ điều trị khỏi bệnh là 92,1%, hoàn thành điều trị 3,5%, thất bại điều trị 1,3% và bỏ điều trị 1,5% đều phù hợp với kết quả trên toàn quốc.

Tỷ lệ thất bại điều trị của chúng tôi là 1,3% so với nghiên cứu của Trần Phú Hòa là 2,5%, tuy có thấp hơn nhưng so với khu vực miền Trung (0,8%) miền Bắc (0,5%) lại cao hơn vì địa điểm nghiên cứu của chúng tôi là tuyến điều trị cao nhất do vậy tỷ lệ bệnh nhân nặng, phát hiện muộn, có biến chứng...đều đến khám và điều trị thì khá phù hợp.

Tỷ lệ 1,3% số thất bại là một điều mà cộng đồng xã hội và cả chính quyền phải quan tâm, vì đây là những bệnh nhân mang vi khuẩn đã thất bại với 5 loại kháng lao SHRZE, cần phải có chế độ điều trị tiếp để giảm nguồn lây cho cộng đồng. Nhưng cũng cần chú ý số bệnh nhân này khi điều trị lại VHd chỉ đạt kết quả 59,8% năm 2003, 68,5% năm 2004, và tỷ lệ vi khuẩn không điều trị được nữa là 10,3% đó là một nguồn lây nguy hiểm [30].

Tỷ lệ bỏ điều trị 1,8% so với miền Trung là 2,2%, miền Bắc 1,3%, miền Nam 1,6% (2005-2006) là tỷ lệ phù hợp tuy nhiên cần tìm nguyên nhân để giảm tối đa tình hình bỏ điều trị.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình quản lý và kết quả điều trị ngoại trú bệnh lao phổi tại phòng khám lao bệnh viện trung ương huế (Trang 66 - 67)