- Lao phổi thường phối hợp với các thể lao khác chiếm 12,3% Lao phổi và đái tháo đường có 3,8% các trường hợp.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.2.9. Quản lý điều trị lao phổi mãn tính
Đây là những bệnh nhân thực sự khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần, khi bệnh nhân được chẩn đoán là lao phổi mãn tính thì 100% bệnh nhân đó đã trãi qua một thời gian quá dài để uống và tiêm thuốc (VHc, VHd). Lần này họ phải tiếp tục điều trị và phải tự túc thuốc lao hàng thứ hai (second line). Thuốc đắc tiền, độc tính cao là một trong những nguyên nhân chính bệnh nhân khó chấp nhận điều trị.
Trong nghiên cứu chúng tôi có 5 bệnh nhân đã thất bại hoàn toàn với các phác đồ của CTCLQG, có đủ điều kiện để tự túc kháng lao hàng thứ 2. Kết quả bước đầu cho thấy: khỏi bệnh 2 bệnh nhân (40%) thất bại điều trị 2 bệnh nhân (40%) Và bỏ điều trị 1 bệnh nhân (20%). So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Quân, Châu Văn Tuấn tại Bình Định điều trị cho 75 bệnh nhân kết quả khá khả quan: khỏi bệnh (âm hóa được đàm) 60%, có giảm 29,34%, không thay đổi 4%, nặng hơn 4%, tử vong 2,66% [51].
Mặc dù tỷ lệ khỏi là 40% của nghiên cứu chúng tôi và 60% của Nguyễn Anh Quân nhưng chưa vội lạc quan vì những trường hợp này thường có kháng 1 thuốc hay đa kháng, theo Bùi Đức Dương kết quả điều trị khỏi ở nhóm đa kháng thuốc là 22,2%, hơn nữa nhóm bệnh nhân này đã trãi qua thời gian bị bệnh quá dài, tổn thương phổi thường rộng và phức tạp cho nên cần phải theo dõi định kỳ để đánh giá kết quả tốt hơn [21].
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng việc có đủ kinh tế để tự túc thuốc đã khó, nhưng quá trình điều trị theo dõi và xử trí nhiều tác dụng
ngoại ý của thuốc lại càng khó hơn. CTCLQG cần có kinh phí để điều trị cho những trường hợp lao phổi mãn tính này.
Vấn đề điều trị cho nhóm thất bại này ( gọi là lao mãn tính ) là vô cùng tốn kém và hiệu quả không cao, và hàng ngày số bệnh nhân này là 1 nguồn lây vô cùng nguy hiểm cho xã hội.
Theo báo cáo của CTCLQG kể từ năm 1999, mỗi năm có thêm 300- 350 bệnh nhân lao phổi mãn tính mới trong số này 90% là lao đa kháng thuốc. Trong số 946 bệnh nhân lao mãn tính trong giai đoạn 2001-2003 có 724 bệnh nhân (77%) là khu vực phía Nam. Dựa vào ước tính sống sót từ số liệu theo dõi của những bệnh nhân lao mãn tính tại TP Hồ Chí Minh thì tổng số bệnh nhân lao mãn tính hiện có tại thời điểm giữa năm 2004 là khoảng 938 bệnh nhân trong toàn quốc. Số liệu này không bao gồm những bệnh nhân điều trị ngoài CTCLQG [30].
Những trường hợp lao phổi mãn tính là mối quan tâm không chỉ CTCLQG mà của toàn cầu, vì đây là nguồn lây nguy hiểm và làm cho mục tiêu của chương trình chống lao thất bại.