- Lao phổi thường phối hợp với các thể lao khác chiếm 12,3% Lao phổi và đái tháo đường có 3,8% các trường hợp.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.2.8. Lao phổi tái phát và thất bại với phác đồ VHc được quản lý điều trị lại với phát đồ VHd
Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả khỏi bệnh và hoàn thành điều trị là 45%, thất bại điều trị 20%, tử vong 25%, bỏ điều trị 10% trong tổng số 20 bệnh nhân được nghiên cứu.
So sánh với Nguyễn Việt Cồ, Lê Thị Tỉnh, Lê Thụy Khuê, Dương Thị Lương (2001) kết quả điều trị lao phổi tái phát với phác đồ VHd: khỏi bệnh 70%, thất bại điều trị 30%. Kháng thuốc ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả điều trị [20].
Theo nghiên cứu của Phương Thị Ngọc, Hoàng Hà, Phạm Thị Hiền (2003-2004) có kết quả: khỏi bệnh có tỷ lệ 86,7%, thất bại điều trị 6,7%, tử vong 2,2% và bỏ điều trị 4,4% [56]. Theo Lê Ngọc Hưng bệnh nhân lao phổi tái phát thì mức độ vi khuẩn trong đàm cao (3+) chiếm 65,8%, tổn thương trên X quang mức độ III chiếm nhiều nhất (71,2%) [34].
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bỏ điều trị và tử vong khá cao, không phù hợp với các nghiên cứu khác vì số lượng bệnh nhân chúng tôi chỉ có 20 trường hợp, nhưng theo chúng tôi trong nghiên cứu này, số bệnh nhân tái phát đến với chúng tôi đều rất nặng, có bệnh phối hợp và nhiều biến chứng cho nên kết quả cao là phù hợp.
So sánh với kết quả điều trị lao phổi AFB (+) tái phát, thất bại (2001- 2002) của toàn quốc cho thấy: năm 2001 tỷ lệ điều trị khỏi là 65,4%, hoàn thành điều trị là 2,2%, tử vong 7,4%, thất bại điều trị 18,4%, bỏ điều trị 3,7%. Năm 2002 tỷ lệ điều trị khỏi là 59%, hoàn thành điều trị 0,9%, tử vong 10,3%, thất bại điều trị 24,1%, bỏ điều trị 3,4% [30].
Đối với bệnh nhân thất bại sau điều trị phác đồ lao VHc, khả năng kháng thuốc của vi trùng lao đã xuất hiện, chính vì vậy việc đáp ứng điều trị có kết quả rất hạn chế [30].
Tỷ lệ hoàn thành điều trị và khỏi bệnh cũng xấp xỉ với các báo cáo của CTCLQG. Ở đây cần chú ý tỷ lệ thất bại hầu hết các nghiên cứu đều rất cao,
điều này chứng tỏ khi đã điều trị lại với phác đồ VHd thì kết quả không như mong đợi, vì 5 kháng lao (SHRZE) của VHd bệnh nhân đã được điều trị ít nhất 1 lần trong tiền sử. Vì vậy khả năng kháng thuốc mắc phải của vi trùng lao là rất cao. Kháng thuốc mắc phải là 1 nguyên nhân quan trọng hạn chế kết quả điều trị, thậm chí điều trị không có thành công [53].