Phân bố bệnh lao theo giới và tuổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình quản lý và kết quả điều trị ngoại trú bệnh lao phổi tại phòng khám lao bệnh viện trung ương huế (Trang 58 - 60)

- Lao phổi thường phối hợp với các thể lao khác chiếm 12,3% Lao phổi và đái tháo đường có 3,8% các trường hợp.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.1. Phân bố bệnh lao theo giới và tuổ

Bệnh lao được phát hiện từ khá lâu, là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, việc tiếp xúc trong một môi truờng có vi trùng lao sẽ làm cho bệnh lao lây lan ra cộng đồng. Một bệnh nhân lao phổi có khạc đàm ra vi trùng lao có thể làm lây lan cho mười người trong vòng một năm [38]. Tuổi nào cũng có thể mắc lao và giới nào cũng khó tránh khỏi bệnh lao nhất là khi tiếp xúc một thời gian dài trong môi trường có nguồn lây. Tuy vậy tỷ lệ mắc bệnh giữa các nhóm tuổi và giới sẽ có sự khác nhau.

Trong 470 bệnh nhân lao phổi mà chúng tôi nghiên cứu, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 93 tuổi và thấp nhất là 16 tuổi. Nam chiếm 74,5% và nữ chiếm 25,5%. Đây là kết quả khá phù hợp với các nghiên cứu gần đây:

- Trần Phú Hòa nghiên cứu 948 bệnh nhân lao phổi AFB (+) trong đó có 75,7% là nam và 24,3% là nữ, 217 bệnh nhân lao phổi AFB (-) thì có 69,6% là nam giới và 30,4% là nữ.

- Đậu Minh Quang, Đặng Văn Ba và cs nghiên cứu các bệnh nhân lao phổi vào viện lần thứ 2, kết quả cho thấy: bệnh nhân tái phát hầu hết là nam giới (83,8%) nhóm tuổi 50 chiếm nhiều nhất (55,6%) [47].

- Huỳnh Bá Hiếu, Trần Thị Thanh Nhàn nghiên cứu 5928 bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) từ năm 1995-2004 có kết quả: nam giới chiếm 68,3% và nữ chiếm 31,7% [28], [76].

- Về giới: theo chúng tôi trong một nước nông nghiệp như nước ta, số đông người nghèo thành thị, nam giới thường là trụ cột của gia đình, là lao động chính trong xã hội, cường độ lao động cao hơn, vất vả hơn, có nhiều

hoạt động kinh doanh, giao tiếp, do vậy có mối quan hệ rộng lớn hơn so với nữ cho nên dễ bị lây nhiễm hơn. Bên cạnh đó nam thường có thêm những thói quen mà nữ giới ít khi có như uống rượu bia, hút thuốc lá, cờ bạc, nam có lối sống buông thả, tự do ít chú ý đến giữ gìn sức khỏe đó cũng là lý do khiến các cá thể nhiễm lao dễ trở thành bệnh lao [26], [50].

So sánh các nghiên cứu về ảnh hưởng của tuổi và giới đối với bệnh lao của các tác giả nước ngoài theo Nguyễn Đình Hường: về giới các số liệu từ năm 1954 - 1966 trong lứa tuối từ 13 - 17 các tác giả Styblo Meijer Sutherland cho biết ở nam giới nguy cơ nhiễm lao cao hơn 9% so với nữ. Về tình hình nhiễm lao ở các nước châu Âu, nhiều tác giả cho thấy từ 30 tuổi trở lên số người mắc lao mới ở nữ thấp hơn so với nam giới. Một điều tra của Lin (1988) tại các quốc gia quần đảo Tây Nam Thái Bình Dương cho thấy: tỷ lệ mắc lao ở phụ nữ tương đương với nam giới hoặc xấp xỉ bằng 2/3, trong khi đó ở các nước như: Singapo, Nhật Bản tỷ lệ chỉ là 1/2 như thường gặp ở các nước châu Âu. Lin (1988) đã trích dẫn văn bản của Bộ Y tế Trung Quốc 1981 cho thấy: Tuy bệnh lao đã tồn tại lâu đời ở nước này nhưng vẫn đang trong quá trình phát triển từ thành phố đến nông thôn, từ vùng ven biển đến các vùng sâu trong lục địa. Do đó số người mắc lao ở nam giới tại các tỉnh Hắc Long Giang, Ninh Hạ thấp hơn so với nữ giới, trái lại tại các tỉnh Quảng Đông, Hàn Châu nam giới mắc bệnh lao nhiều hơn nữ 2 - 3 lần [37].

- Về tuổi: theo Sutherland (1976) nguy cơ nhiễm lao tăng dần theo tuổi mức tăng 5 - 6% nguy cơ cho mỗi năm tuổi. Trong những năm gần đây bệnh lao ở trẻ em và người ít tuổi giảm rõ có lẽ do công tác tiêm phòng BCG mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên bệnh lao ở người trung niên và người cao tuổi giảm ít, đặc biệt người trên 80 tuổi giảm rất ít

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi mắc lao cao là 25 - 54. Đây là nhóm tuổi trong độ tuổi lao động là lực lượng sản xuất chính của xã hội. Với nhóm tuổi ≥ 65 đây là nhóm người có tuổi và người già. So sánh với

nghiên cứu của Huỳnh Bá Hiếu và Trần Thị Thanh Nhàn độ tuổi > 64 là 21,98% từ 35 - 44 tuổi là 20,01% của chúng tôi độ tuổi ≥ 65 tuổi là 20,4% từ 35 - 44 là 20% và nhìn chung là phù hợp.

Theo TCYTTG độ tuổi từ 60 - 74 được xếp vào nhóm nguời có tuổi và người già là 75 - 90 tuổi [39]. Lứa tuổi này thường có nhiều bệnh tật như tim mạch, tâm thần và hô hấp trong đó có lao phổi. Khi sự lão hóa đã xảy ra các cơ quan trong cơ thể cũng già theo, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, một số bệnh dễ mắc trong đó có lao phổi. Nam giới và nhóm người cao tuổi có tỷ lệ cao trong số bệnh nhân lao, với 64% bệnh nhân nam và 36% bệnh nhân nữ trong đó 44% là 60 tuổi trở lên [67].

Với nhóm tuổi 25 - 54 trong nghiên cứu chúng tôi tỷ lệ mắc lao khá cao, đây là nhóm tuổi lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tiếp xúc rộng rãi với cộng đồng, với môi trường ô nhiễm trong công việc, là tuổi sinh đẻ đối với nữ...Tất cả các yếu tố trên đã làm cho lao dễ bùng phát, cũng như mắc lao ở cộng đồng.

Trong phân tích về độ tuổi và giới, bệnh lao thường xuất hiện ở nhóm tuổi lao động và ở những người lao động vất vả, độc hại, nặng nhọc. Do vậy trong nghiên cứu này chúng tôi thấy nhóm bệnh lao phổi làm nghề nông và lao động chân tay chiếm ưu thế là phù hợp, vì nghề nông và lao động chân tay hầu hết ở trong độ tuổi lao động vất vả hơn các nghề khác trong công việc cũng như môi trường lao động, số người này hầu hết có kinh tế dưới mức trung bình và trình độ văn hóa thấp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình quản lý và kết quả điều trị ngoại trú bệnh lao phổi tại phòng khám lao bệnh viện trung ương huế (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w