- Lao phổi thường phối hợp với các thể lao khác chiếm 12,3% Lao phổi và đái tháo đường có 3,8% các trường hợp.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.3.4. Các yếu tố liên quan đến điều trị không đều đặn
Chúng tôi nghiên cứu một số yếu tố có liên quan đến việc bệnh nhân điều trị không đều đặn và có kết quả như sau:
- Tuổi cao ở nhóm ≥ 60 tỷ lệ điều trị không đều là 11,8% so với nhóm < 60 tuổi chỉ có 3,9%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Theo chúng tôi nhóm ≥ 60 tuổi là đối tượng những người có tuổi và người già việc điều trị không đều có tỷ lệ cao là phù hợp, vì phải lệ thuộc vào con cháu khi đến cơ
quan y tế, nếu không có người thân nhắc nhủ thì bệnh nhân sẽ quên uống thuốc, tâm lý người già cũng thường thay đổi: khó tính, không hợp tác...
- Cự ly từ nhà đến trung tâm y tế: nhà ở càng xa trung tâm y tế thì việc điều trị không đều đặn càng cao vì đi lại khó khăn, có khi đến lại không gặp nhân viên y tế làm cho bênh nhân không có đủ thuốc liên tục để điều trị.
Trong nghiên cứu chúng tôi nhóm bệnh nhân có nhà cách trung tâm y tế > 10Km điều trị không đều đặn tỷ lệ 16,2%, cao hơn nhóm bệnh nhân có cự ly từ nhà đến trung tâm y tế < 10Km tỷ lệ 4%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,01).
- Bệnh phối hợp: nhóm có bệnh phối hợp điều trị không đều tỷ lệ cao hơn nhóm không có bệnh phối hợp (12,9% so với 2,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Bệnh phối hợp mà đặc biệt là gan, thận, khớp, và dạ dày làm cho hầu hết bệnh nhân không thể uống thuốc đều đặn được do tác dụng ngoại ý của thuốc lao, cũng như kết quả điều trị chậm làm cho bệnh nhân dễ chán nãn.
- Tác dụng ngoại ý của thuốc: tất nhiên là khi uống thuốc mà có tác dụng ngoại ý thì thầy thuốc phải cho ngưng 1,2 hoặc tất cả thuốc lao để theo dõi và cũng có thể bệnh nhân tự ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của chuyên môn vì bệnh nhân không thể chịu đựng được. Trong nghiên cứu này nhóm bệnh nhân khi có tác dụng ngoại ý của thuốc lao thì việc điều trị không đều có tỷ lệ 38,4% cao hơn nhóm không có tác dụng ngoại ý (4%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
4.3.5. Các yếu tố liên quan đến điều trị không thành công
Trong 470 bệnh nhân nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 35 bệnh nhân điều trị không thành công, có các yếu tố liên quan như sau:
- Yếu tố tuổi: nhóm bệnh nhân có tuổi < 60 tỷ lệ điều trị không thành công là 4,5%, nhóm tuổi ≥ 60 tỷ lệ đó là 16,1% có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Số bệnh nhân điều trị không thành công cao ở nhóm tuổi ≥ 60 tức là nhóm
của người có tuổi và người già, nhóm tuổi này thường phát hiện bệnh muộn và điều trị khó thành công [22].
- Thực hiện phác đồ: nhóm dùng thuốc đều tỷ lệ điều trị không thành công là 2,9% và nhóm dùng thuốc không đều có tỷ lệ điều trị không thành công cao hơn (78,5%), có ý nghĩa thống kê (p<0,01), điều này được lý giải là do vi khuẩn lao dễ nhờn thuốc khi uống thuốc không đều đặn và đây cũng là nhóm dễ bỏ điều trị vì ý thức chấp hành kém [30].
- Yếu tố tổn thương trên X quang: tổn thương trên X quang độ II và III thì số bệnh nhân điều trị không thành công cao hơn nhóm bệnh nhân có X quang phổi độ I (8,4% so với 5,7%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tổn thương càng rộng thì số vi khuẩn càng nhiều và tính đột biến kháng thuốc càng cao do vậy điều trị sẽ gặp khó khăn [55].
- Số lần điều trị: nhóm bệnh nhân điều trị lần đầu có tỷ lệ không thành công 5,3% trong khi đó nhóm điều trị lại lần 2,3 thì tỷ lệ đó cao hơn nhiều (25%). Điều này thì quá rõ, số bệnh nhân điều trị lần 2 trở lên hầu hết đều có vi khuẩn lao kháng 1 thuốc hay đa kháng do vậy kết quả điều trị không như mong muốn.
- Bệnh phối hợp: nhóm có bệnh phối hợp tỷ lệ điều trị không thành công là 17,5% cao hơn nhiều so với nhóm không có bệnh phối hợp (2,5%) có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Bệnh phối hợp làm cho bệnh nhân khó dung nạp, chuyển hoá thuốc lao và dẫn đến điều trị không đều đặn, bệnh phối hợp còn làm sức đề kháng của cơ thể suy giảm đặc biệt là HIV và đây cũng là lý do nhiều bệnh nhân bỏ điều trị.
4.3.6. Các yếu tố liên quan đến tái điều trị
Bệnh nhân tái điều trị là những bệnh trong tiền sử có ít nhất 1 lần bỏ trị, bệnh nhân tái phát hoặc thất bại điều trị. Chúng tôi có 43 bệnh nhân thuộc nhóm này. Các yếu tố sau đây được ghi nhận có liên quan đến việc tái điều trị.
- Thực hiện phác đồ: số bệnh nhân tái điều trị hầu hết trong tiền sử đều dùng thuốc không đều đặn 89,2% số dùng thuốc đều chỉ có 4,1% phải điều trị lại. So sánh yếu tố liên quan này thấy có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Bệnh nhân không chấp hành tốt phác đồ sẽ dẫn đến kháng thuốc và kết quả điều trị không tốt hoặc khi chấp hành phác đồ không tốt thì thường sẽ dẫn đến bỏ điều trị (vì ý thức xem thường bệnh tật, có khi vì ngại nhân viên y tế phê bình ...).
- Cự ly đi lại từ nhà đến TTYT: càng xa TTYT thì việc tiếp cận chuyên môn để khám bệnh, lập sổ sách thủ tục điều trị càng khó khăn do vậy mà dễ bỏ điều trị, và trong nghiên cứu này chúng tôi thấy nhóm xa TTYT tỷ lệ điều trị lại là 17,5% so với nhóm gần TTYT thì tỷ lệ này thấp hơn (7,5%), có ý nghĩa thống kê.
- Uống rượu: thói quen uống ruợu là 1 yếu tố làm dễ mắc lao và uống rượu dễ làm cho viêm gan và viêm gan do rượu sẽ làm cho bệnh nhân thực hiện phác đồ khó khăn hơn do tác dụng ngoại ý khi điều trị thuốc lao, do vậy dễ thất bại điều trị hoặc điều trị không đều, nhóm có uống rượu tỷ lệ bệnh nhân điều trị lại là 22,5% cao hơn nhóm không uống rượu (5,8%) có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
- Diện tích nhà ở: trong 43 bệnh nhân tái điều trị chúng tôi thấy có 12,3% thuộc nhóm có diện tích nhà ở < 100m2 so với 6,5% thuộc nhóm có diện tích nhà ở > 100m2. Nhà ở chật hẹp thường có điều kiện vệ sinh không tốt, thuộc nhóm nhà nghèo và lo mưu sinh kiếm sống do vậy dễ xem nhẹ điều trị bệnh cho bản thân cũng như trong gia đình.
Theo Nguyễn Thị Thanh Hương ở Quảng Bình, phần lớn bệnh nhân tái phát có trình độ học vấn thấp, mặc cảm về bệnh tật [35].
KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu chúng tôi có thể đưa ra một số kết luận sau: