Những vấn đề phát sinh từ thực tiễn hòa giải

Một phần của tài liệu Thực tiễn hòa giải các vụ việc hôn nhân gia đình tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 91 - 98)

2.2.2 .Hòa giảicác việc HNGĐ

2.3.1.Những vấn đề phát sinh từ thực tiễn hòa giải

2.3. Những vƣớng mắc, bất cập trong việc tiến hành hòa giảicác vụ, việc hôn

2.3.1.Những vấn đề phát sinh từ thực tiễn hòa giải

- Thứ nhất, có trường hợp Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền đã vi phạm thời hạn ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự được quy định tại Điều 212 BLTTDS.

Ví dụ: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đƣơng sự số 177/2016/QĐST-HNGĐ ngày 27/6/2016 giữa bà Lê Thị Lý và ông Nguyễn Văn Hùng. Biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành ngày 20/6/2016, hết thời hạn 7 ngày, nếu hai bên đƣơng sự không có ý kiến gì thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đƣơng sự. Vì vậy, ngày ra quyết định sẽ là ngày 28/6/2016 chứ không phải ngày 27/6/2019.

Nhƣ vậy, việc Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền ban hành Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đƣơng sự trong trƣờng

86

hợp nêu trên đã vi phạm khoản 1 Điều 212 BLTTDS, không bảo đảm ra quyết định đúng ngày

- Thứ hai, cótrường hợp Thẩm phán không nghiên cứu, xem xét kỹ các tình huống khách quan của vụ án ly hôn, không phát hiện ra các đương sự ly hôn giả nên tiến hành hòa giải hình thức, không xem xét tính chất của hôn nhân nên dẫn đến ban hành quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự chưa phù hợp.

Ví dụ: Anh Lê Hùng Cƣờng kết hôn với chị Nguyễn Thị Khuê vào ngày 01/10/1999, trên cơ sở tự nguyện và có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phƣờng Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Vợ chồng có 02 con chung là cháu Lê Thị Hà, sinh ngày 14/12/2000 và cháu Lê Trung Sơn, sinh ngày 26/3/2002. Ngày 03/8/2016 anh Cƣờng làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền giải quyết việc xin ly hôn với chị Khuê. Quá trình giải quyết do các đƣơng sự đã thỏa thuận đƣợc toàn bộ các vấn đề đƣợc giải quyết trong vụ án. Căn cứ biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành ngày 20/8/2016 giữa các đƣơng sự, ngày 28/8/2016, Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền đã ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đƣơng sự. Quyết định có hiệu lực pháp luật ngay sau khi đƣợc ban hành. Đến ngày 30/01/2017, chị Khuê đăng ký kết hôn với một ngƣời ở Đức và sang Đức định cƣ kể từ ngày 30/4/2017.

Ngày 03/4/2019, anh Cƣờng gửi đơn khiếu nại đến Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền trình bày là tại thời điểm ly hôn, anh chị vẫn chung sống hạnh phúc. Chị Khuê muốn đi nƣớc ngoài nên bàn bạc với anh ly hôn giả, để chị sang đó rồi đón mấy bố con sang. Tuy nhiên, chị đã không giữ đúng lời hứa với anh, hiện chung sống với ngƣời chồng (giờ là chồng hợp pháp của chị, quốc tịch Đức), nên anh đề nghị Tòa án hủy quyết định ly hôn của anh chị, khôi phục quan hệ hôn nhân cho anh chị.

Mặc dù, Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền đã giải quyết khiếu nại của anh, đƣợc anh chấp nhận và không đề nghị hủy quyết định nữa. Nhƣng trên

87

thực tế thấy rằng, việc ly hôn giả luôn đƣợc hai đƣơng sự thỏa thuận trƣớc, Thẩm phán gần nhƣ hoàn toàn dựa trên lời khai của anh chị và gia đình để xác định mâu thuẫn và làm căn cứ cho ly hôn. Vì vậy, tình trạng ly hôn giả hiện nay khá nhiều và là một trong những khó khăn cho Thẩm phán khi phải xác minh và tìm hiểu thêm các thông tin khác, việc này tốn nhiều thời gian và chi phí. Đồng thời, nếu không đồng ý với việc thỏa thuận của hai bên đƣơng sự, Thẩm phán có thể gặp phản ứng từ phía đƣơng sự, hoặc chính Thẩm phán cũng vi phạm vào khoản 4 Điều 397 BLTTDS khi hai bên đƣơng sự đã thỏa thuận đƣợc các mặt của vấn đề, Thẩm phán phải ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đƣơng sự.

- Thứ ba, các khuyết điểm, thiếu sót về thủ tục tố tụng trong việc hòa giải các vụ, việc HNGĐ của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền thường gặp là: diễn biến phiên hòa giải, nội dung ý kiến các đương sự không thể hiện đầy đủ trong biên bản hòa giải dẫn đến việc lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành khó hiểu; quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự khó thi hành về phần cấp dưỡng.

Ví dụ: Ngày 30/6/2018, Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền thụ lý giải quyết vụ án ly hôn, tranh chấp nuôi con và chia tài sản giữa anh Hoàng Đức Thọ và chị Lƣu Hải Hà. Theo đơn khởi kiện, anh Thọ trình bày, anh và chị Hà kết hôn trên cơ sở tự nguyện vào năm 2010, hai anh chị có hai con chung là Hoàng Ngọc Linh, sinh 11/01/2011 và Hoàng Bảo Nam, sinh ngày 01/12/2013. Khi ly hôn anh mong muốn đƣợc nuôi cháu Hoàng Bảo Nam, chị Hà sẽ nuôi cháu Hoàng Ngọc Linh. Tại buổi hòa giải, chị Hà lại có mong muốn ngƣợc lại với anh. Chị mong đƣợc nuôi cháu Nam vì cháu bị bệnh tự kỉ từ bé, luôn có mẹ bên cạnh trong khi bố thƣờng xuyên đi công tác xa. Chị đề nghị anh Thọ cấp dƣỡng cho cháu Nam do chi phí chữa bệnh và học tập của cháu rất tốn kém. Sau khi hòa giải, anh chị thống nhất đƣợc với nhau đƣợc cả ba vấn đề: về hôn nhân, về con chung và tài sản. Riêng vấn đề con chung, anh chị thỏa thuận giao cháu Hoàng Ngọc Linh cho bố trực tiếp nuôi dƣỡng, giao

88

cháu Hoàng Bảo Nam cho mẹ cháu trực tiếp nuôi dƣỡng. Nghĩa vụ cấp dƣỡng nuôi con là anh Thọ sẽ cấp dƣỡng cho cháu Nam là 3.000.000 đồng mỗi tháng cho đến khi cháu 18 tuổi hoặc có sự thay đổi khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong biên bản hòa giải đoàn tụ không thành và quyết định công nhận ly hôn và sự thỏa thụân của các đƣơng sự Thẩm phán không ghi nhận phần cấp dƣỡng của chị Hà đối với cháu Linh, mà chỉ ghi phần cấp dƣỡng của anh Thọ đối với cháu Nam. Để đảm bảo cho quyết định đƣợc rõ ràng, việc thi hành án đƣợc chính xác và không khó khăn, Thẩm phán phải ghi nhận: “Anh chị thỏa thuận là anh Thọ sẽ cấp dƣỡng cho cháu Nam 3.000.000 đồng mỗi tháng cho đến khi cháu 18 tuổi hoặc có sự thay đổi khác theo quy định của pháp luật và chị Hà sẽ không phải cấp dƣỡng cho cháu Linh cho đến khi cháu 18 tuổi hoặc có sự thay đổi khác theo quy định của pháp luật”.

Một trƣờng hợp khác: Ngày 02/10/2016, Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền thụ lý giải quyết vụ án ly hôn, tranh chấp nuôi con và chia tài sản giữa anh Lê Minh và chị Trần Minh Ngọc. Theo đơn khởi kiện, anh Minh trình bày, anh và chị Hà kết hôn trên cơ sở tự nguyện vào năm 2000, hai anh chị có bốn con chung là Lê Lan, sinh ngày 11/02/2001; Lê Bảo và Lê Lâm, sinh ngày 01/11/2005 và Lê Dung, sinh ngày 11/4/2009. Khi ly hôn, do tính chất công việc không ở nhà thƣờng xuyên nên anh đề nghị chị nuôi cả bốn con, anh chu cấp 20 triệu/ tháng cho các con. Về tài sản, anh chị tự thỏa thuận không đề nghị Tòa án giải quyết. Tại buổi hòa giải, chị Ngọc đồng ý với tất cả các đề nghị anh Minh đƣa ra. Tại biên bản hòa giải đoàn tụ không thành và quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đƣơng sự, Thẩm phán thể hiện trong phần cấp dƣỡng nuôi con là : “Anh Lê Minh và chị Trần Minh Ngọc thỏa thuận anh Lê Minh cấp dƣỡng cho các con là 20 triệu đồng/ tháng cho đến khi các con đủ 18 tuổi hoặc có sự thay đổi khác theo quy định của pháp luật”. Vì độ tuổi các con là khác nhau, nên nếu đến năm 2017 thì cháu Lê Lan 18 tuổi, không còn trong độ tuổi pháp luật điều chỉnh về vấn

89

đề cấp dƣỡng, trong khi mức cấp dƣỡng trên là dành cho cả 4 con cho đến khi mỗi con đủ 18 tuổi. Đây là một cách tuyên không rõ ràng, khiến cơ quan thi hành án khó thi hành. Thẩm phán nên tuyên cụ thể:“Anh Lê Minh và chị Trần Minh Ngọc thỏa thuận anh Lê Minh cấp dƣỡng cho mỗi con là 5 triệu đồng/ tháng cho đến khi các con đủ 18 tuổi hoặc có sự thay đổi khác theo quy định của pháp luật…” thì sẽ hợp lý và dễ hiểu hơn.

- Thứ tư, do nhận thức pháp luật của các đương sự tham gia phiên hòa giải còn hạn chế, không cung cấp đầy đủ các tình tiết của vụ, việc HNGĐ dẫn đến Thẩm phán có thể ra quyết định ly hôn sai tố tụng.

Vụ việc sau sẽ thể hiện điều đó: Ngày 30/3/2018, ông Lê Xuân Duy và bà Trƣơng Thị Bé có nộp đơn ly hôn đến Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền đề nghị giải quyết ly hôn cho ông bà. Trong đơn yêu cầu, ông bà đề nghị ly hôn, không có con chung và không có tài sản chung. Ông bà khai, ông bà chung sống với nhau từ năm 1985, đăng ký kết hôn năm 1990 tại Ủy ban nhân dân phƣờng Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Do chung sống nhiều năm không có con chung nên xảy ra mâu thuẫn và bất đồng quan điểm sống. Nay ông bà thuận tình ly hôn và đề nghị Tòa án giải quyết ly hôn. Tại buổi hòa giải, sau khi hòa giải và tiến hành xem xét các tài liệu ông bà cung cấp. Thẩm phán có hỏi về việc ông bà nộp giấy trích lục đăng ký kết hôn, sao y tại UBND phƣờng Máy Chai. Từ việc không có bản chính để nộp tại Tòa án, ông bà khai là năm 2010, ông bà có lên Bắc Giang làm ăn và tạm trú tầm 01 năm ở đó. Tại thời điểm ở Bắc Giang, ông bà nảy sinh mâu thuẫn và nộp đơn ra Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đề nghị ly hôn. Thẩm phán hỏi về kết quả ly hôn thì ông bà đều trả lời là không biết. Thời điểm đó ông bà cũng đã đƣợc triệu tập lên một lần để hòa giải, xong sau đó về lại Hải Phòng và đoàn tụ. Đến thời điểm này tự thấy không thể sống chung nên ra Tòa đề nghị ly hôn, vì đƣờng xa nên ngại lên Bắc Giang kiểm chứng việc mình đã đƣợc Tòa án Lạng Giang giải quyết cho ly hôn chƣa.

90

Thẩm phán tạm ngƣng phiên hòa giải, điều tra xác minh tại Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và có kết quả là ông bà đã ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang vào năm 2010. Do ông bà có đăng ký tạm trú tại địa chỉ rõ ràng nên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35 BLTTDS, Tòa án nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã thụ lý và giải quyết theo đúng thẩm quyền. Vì vậy, Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền đề nghị ông bà rút đơn và ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu theo điểm c khoản 1 Điều 366 BLTTDS.

- Thứ năm, có những trường hợp bản tự khai của đương sự không khớp, giấy đăng ký kết hôn không đúng năm sinh của đương sự, chứng minh thư nhân dân hết hạn…nhưng Thẩm phán bỏ qua, vẫn tiến hành hòa giải mà không yêu cầu đương sự đính chính họăc bổ sung.

Ví dụ: Ngày 11/12/2016, Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền đã thụ lý vụ án ly hôn giữa ông Lê Văn Linh và bà Hoàng Thị Hiền. Trong bản tự khai của ông Lê Văn Linh có ghi ngày đăng ký kết hôn là ngày 12/12/1997. Bản tự khai của bà Hoàng Thị Hiền ghi ngày đăng ký kết hôn là 02/12/1997. Nhƣng đăng ký kết hôn bản gốc của ông bà là ngày 22/12/1997. Tại buổi hòa giải, Thẩm phán không tiến hành lấy lời khai để xác minh lại việc kết hôn của ông bà, mà vẫn để bản tự khai không khớp trong hồ sơ, dẫn đến việc hồ sơ không chuẩn chỉnh và chặt chẽ.

Ví dụ khác: Ngày 12/03/2018, Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền đã thụ lý vụ án ly hôn giữa ông Trần Xuân Anh và bà Nguyễn Thị Hƣờng. Khi nhận hồ sơ vụ việc, bộ phận nhận hồ sơ do sơ suất không phát hiện ra chứng minh nhân dân của ông Trần Xuân Anh hết hạn. Sau đó Thẩm phán đƣợc phân công hồ sơ cũng đã sai sót khi không yêu cầu ông Trần Xuân Anh bổ sung chứng minh nhân dân còn hạn theo quy định của pháp luật hoặc hộ chiếu thay thế. Quá trình hoà giải và ra quyết định vẫn diễn ra bình thƣờng dẫn đến việc hồ sơ không đƣợc chặt chẽ, căn cƣớc công dân của đƣơng sự có hình ảnh đã quá lâu, khó nhận biết đƣợc mặt đƣơng sự thực tế. Trong trƣờng hợp này, có

91

thể có khả năng sẽ xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng. Ví dụ, vợ hoặc chồng làm đơn ly hôn giả, cung cấp đầy đủ giấy tờ và tài liệu khi nộp đến Tòa án. Tuy nhiên, ngày hòa giải sẽ mƣợn một ngƣời khác đến để tham gia tố tụng. Do chứng minh thƣ quá cũ nên Thẩm phán sẽ không thể xác định đúng là đƣơng sự hay không. Vì vậy, có khả năng đƣơng sự trong vụ việc vẫn không biết việc mình ly hôn. Thẩm phán vẫn nghĩ mình hòa giải cho hai vợ chồng đƣơng sự. Từ vụ việc về sử dụng chứng minh hết hạn tại Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền cho thấy cần rút kinh nghiệm về việc xác minh thông tin từ phía Thẩm phán, saocho hồ sơ đƣợc hoàn thiện một cách chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch.

- Thứ sáu, hòa giải các vụ việc xác nhận cha mẹ cho con, xác nhận con cho cha mẹ chỉ mang tính hình thức

Ví dụ: Ngày 20/8/2018, Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền thụ lý vụ án xác nhận con cho cha giữa nguyên đơn là anh Bùi Xuân Thắng, bị đơn là chị Lê Thị Lan, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ lien quan là anh Đào Tuấn Tú. Theo đơn trình bày, anh Bùi Xuân Thắng và chị Lê Thị Lan có quan hệ tình cảm trong thời gian chị Lê Thị Lan vẫn đang trong thời kỳ hôn nhân với anh Đào Tuấn Tú, sinh ra cháu bé tên là Đào Duy Ngọc. Anh Bùi Xuân Thắng muốn nhận con nhƣng chị Lê Thị Lan từ chối và bảo đó là con của anh Đào Tuấn Tú. Mặc dù anh Thắng đã đƣa con đi xét nghiệm AND và xác định 99.99% đứa trẻ là con anh nhƣng chị Lê Thị Lan vẫn không đồng ý cho anh nhận con. Vì vậy anh làm đơn ra Tòa đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật.

Về mặt thủ tục, sau khi Tòa án tiến hành trƣng cầu giám định AND và có kết quả chính xác việc cháu Đào Duy Ngọc là con của chị Lê Thị Lan và anh Bùi Xuân Thắng,Thẩm phán tiến hành hòa giải mời các bên đƣơng sự tham gia. Về mặt hình thức thì buổi hòa giải mong muốn sự thừa nhận của cả ba đƣơng sự về kết quả giám đinh gen ADN. Tuy nhiên, thực tế việc xác định này quá rõ ràng, có đầy đủ căn cứ pháp lý nên về cơ bản Tòa án chỉ cần ra quyết định, đảm bảo đúng quyền lợi của những ngƣời tham gia tố tụng. Việc

92 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hòa giải không có ý nghĩa rõ ràng vì dù họ có thỏa thụân đƣợc hay không thì kết quả giám định gen là khách quan không thể phủ nhận và cũng không phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên. Việc ba bênđƣơng sự đối mặt để thừa nhận một sự kiện pháp lý nhƣ vậy không những ảnh hƣởng đến tâm lý đƣơng sự mà còn tạo thêm mâu thuẫn cho họ. Mặt khác, hòa giải trong trƣờng hợp này

Một phần của tài liệu Thực tiễn hòa giải các vụ việc hôn nhân gia đình tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 91 - 98)