Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hòa giải tại tòa án

Một phần của tài liệu Thực tiễn hòa giải các vụ việc hôn nhân gia đình tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 98 - 106)

2.2.2 .Hòa giảicác việc HNGĐ

2.3.2.Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hòa giải tại tòa án

2.3. Những vƣớng mắc, bất cập trong việc tiến hành hòa giảicác vụ, việc hôn

2.3.2.Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hòa giải tại tòa án

*Về phía Thẩm phán

Khi hòa giải, Thẩm phán gặp phải những hạn chế nhất định vì phải tuân theo trình tự, thủ tục tố tụng luật định, mang tính cứng nhắc, không linh hoạt. Nhiệm vụ, chức năng chính của Thẩm phán là xét xử và trên nguyên tắc công khai chứng cứ nên không đƣợc đƣa ra những phân tích, nhận xét về hậu quả (tức là chƣa xử thì không đƣợc xét). Trƣớc phiên hòa giải, Thẩm phán đã nắm đƣợc các tình tiết về vụ án, có thể đã bƣớc đầu định hình đƣờng lối giải quyết vụ án, nên có khả năng áp đặt suy nghĩ và nhận định của mình lên các đƣơng sự trong quá trình hòa giải. Trong trƣờng hợp hòa giải không thành, Thẩm phán lại chính là ngƣời tiếp tục xét xử vụ án nên cũng bị ảnh hƣởng bởi thông tin trao đổi giữa các bên trong quá trình trao đổi vụ án.

*Về phía đương sự:

- Sự nhận thức, hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của ngƣời dân còn nhiều hạn chế, nhận thức sai lệch về các mối quan hệ đƣợc đƣợc pháp luật

93

điều chỉnh; chịu ảnh hƣởng của phong tục tập quán dẫn đến khó khăn trong quá trình giải thích luật, định hƣớng giải quyết theo luật; nhiều đƣơng sự gây khó khăn cho Tòa án trong khi tiến hành hòa giải. Đƣơng sự trong vụ án nhất là các bị đơn thƣờng có thái độ bất hợp tác nhƣ: từ chối nhận giấy triệu tập hoặc cố tình không đến Tòa án để hòa giải. Trong quá trình hòa giải, có trƣờng hợp các đƣơng sự không thỏa thuận đƣợc với nhau đã tự ý bỏ về và không ký tên vào biên bản hòa giải…

- Nhiều quan hệ HNGĐ mâu thuẫn đỉnh điểm, không có tiếng nói chung nên không thể giải quyết dứt điểm toàn bộ tranh chấp chỉ trong một buổi hòa giải mà phải qua quá trình lấy lời khai, thu thập chứng cứ, xác minh và phải tiến hành hòa giải trong nhiều ngày khác nhau để làm rõ vấn đề.

- Có vụ việc đƣơng sự là ngƣời dân tộc không biết tiếng Việt nên Tòa án phải tiến hành cho mời phiên dịch. Tuy nhiên, phiên dịch viên không thông thạo về chuyên ngành Luật dẫn đến việc không dịch sát nghĩa, không truyền tải đƣợc hết ý kiến của Thẩm phán.

- Đƣơng sự ủy quyền cho ngƣời khác tham gia tố tụng tại Tòa án nhƣng nhiều trƣờng hợp ngƣời ủy quyền không nắm rõ đƣợc tính chất và nội dung vụ án dẫn đến phiên hòa giải không đạt kết quả. Đối với các vụ việc HNGĐ, ngƣời đƣợc ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ủy quyền đến theo giấy triệu tập của Tòa để xác định khoản nợ chung của hai vợ chồng hoặc các tranh chấp về tài sản có liên quan đến bên thứ ba. Vì vậy, nếu ngƣời đƣợc ủy quyềnkhông nắm rõ nguồn gốc cũng nhƣ quá trình phát sinh các khoản nợ thì có thể làm cho khiếnbuổi hòa giải không còn ý nghĩa, không thực hiện đƣợc và mất thời gian.

- Đối với vụ án chia tài sản chung khi ly hôn: Đối với tài sản nhƣ đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc khác Tòa án phải thu thập chứng cứ và thẩm định trƣớc khi tiến hành mở phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng ngày càng trầm trọng hơn, phiên hòa giải không thành. Về nợ chung, có trƣờng hợp vợ hoặc chồng thiếu nợ nhiều ngƣời nên

94

phải thông báo họ tham gia tố tụng có ngƣời yêu cầu độc lập, có ngƣời không yêu cầu độc lập dẫn đến vụ án kéo dài, khi tổ chức phiên họp công khai chứng cứ có đƣơng sự có mặt, đƣơng sự vắng mặt dẫn đến phiên hòa giải không tiến hành đƣợc, phải mở phiên tòa xét xử.

*Về cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất của Tòa án còn hạn chế, các vụ việc HNGĐ ngày càng tăng nhƣng phòng hòa giải chỉ có một. Vì vậy nhiều khi một phòng hòa giải tiến hành giải quyết cùng lúc nhiều vụ việc, các đƣơng sự không có không gian riêng do ảnh hƣởng từ cuộc hòa giải cùng phòng. Mặc dù đƣợc sắp xếp ngồi các bàn xa nhau nhƣng khi căng thẳng đỉnh điểm dẫn đến tranh luận gay gắt, thì trực tiếp vụ hòa giải bên này sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng hòa giải của vụ bên kia.Đặc biệt đối với hòa giải các vụ, việc HNGĐ liên quan đến đời tƣ, bí mật cá nhân, gắn liền với yếu tố tình cảm, quyền nhân thân của các bên đƣơng sự nên việc tiến hành hòa giải cần có sự riêng biệt, nhƣng cơ sở vật chất tại Tòa án không cho phép, cũng làm ảnh hƣởng nhất định đến chất lƣợng hòa giải.

*Về các quy định của Bộ luật TTDS

- Điều 207 về những vụ án không tiến hành hòa giải đƣợc:

Khoản 2 Điều 207: hiện chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể thế nào là “lý do chính đáng” dẫn đến Thẩm phán lúng túng trong thực tiễn xét xử.

Khoản 4 Điều 207: quy định về những vụ án không tiến hành hòa giải đƣợc do một trong các bên đƣơng sự đề nghị không tiến hành hòa giải. Trƣờng hợp ngay sau khi nộp đơn khởi kiện, đƣơng sự không tiến hành hòa giải thì Tòa án có tiến hành thông báo các thủ tục thông báo phiên hòa giải nhƣ các vụ án thông thƣờng hay không? Mặt khác, căn cứ vào quy định này, thực tế cho thấy nhiều đƣơng sự ngại đi lại, tốn kém chi phí, thời gian nên đề nghị không hòa giải, dẫn đến vụ án không tiến hành hòa giải đƣợc.

- Điều 208 về thông báo phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đƣơng sự.

95

Theo khoản 1 Điều 208 quy định: “Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đƣơng sự. Trƣớc khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đƣơng sự, ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp”; và theo khoản 1 Điều 207 quy định những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải đƣợc: “Bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã đƣợc Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt”. Theo đó, đối với đƣơng sự không có mặt tại phiên hòa giải theo Thông báo phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải của Tòa án lần đầu thì BLTTDS chƣa quy định rõ phiên hòa giải tiếp theo sẽ đƣợc ấn định trong khoảng thời gian bao lâu, số lần hòa giải tối đa là bao nhiêu lần. Chính vì quy định chung chung nên Thẩm phán lúng túng trong vấn đề giải quyết. Đặc biệt, có không ít đƣơng sự lợi dụng sự vắng mặt để trì hoãn việc giải quyết vụ án dẫn đến vụ án bị kéo dài, ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự phía bên kia. Thời gian tổ chức buổi hòa giải không nhất thiết phải là 15 ngày kể từ ngày thụ lý (trừ trƣờng hợp các bên có yêu cầu tổ chức hòa giải sớm), nhƣ vậy sẽ làm ảnh hƣởng đến tiến độ giải quyết vụ án.

Khoản 3 Điều 208 quy định: “Đối với vụ án HNGĐ liên quan đến ngƣời chƣa thành niên, trƣớc khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đƣơng sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên đƣợc Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nƣớc về gia đình, cơ quan quản lý nhà nƣớc về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án”. Để xét thấy thế nào là cần thiết thì hiện nay hoàn toàn dựa vào ý chí chủ quan của Thẩm phán. Điều này có thể dẫn đến việc áp dụng quy định này là

96

không thống nhất. Do đó cần có văn bản hƣớng dẫn cụ thể để xác định tính cần thiết khi áp dụng quy định này để giải quyết các vụ án HNGĐ.

- Điều 209 về thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải:

Tại khoản 2 Điều 209 quy định: “Trƣờng hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên họp; đối với vụ án về HNGĐ, Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nƣớc về gia đình, cơ quan quản lý nhà nƣớc về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp; nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp”. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì những cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, họ cũng là đƣơng sự trong vụ án dân sự nên theo quy định tại khoản 1 Điều 209, họ đƣơng nhiên là thành phần tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Cho nên để áp dụng quy định về khoản 2 Điều này thì cần phải có hƣớng dẫn cụ thê về “ cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan”.

Tại khoản 3 Điều 209 quy định: “Trong vụ án có nhiều đƣơng sự mà có đƣơng sự vắng mặt, nhƣng các đƣơng sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hƣởng đến quyền, nghĩa vụ của đƣơng sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đƣơng sự có mặt; nếu các đƣơng sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đƣơng sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đƣơng sự”. Nhƣ vậy, điều này chỉ quy định “có đƣơng sự vắng mặt trong phiên hòa giải” mà không quy định cụ thể về số lần tối đa đƣơng sự đƣợc vắng mặt có lý do chính đáng hoặc trƣờng hợp đƣơng sự vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án xử lý thế nào. Việc không quy định trƣờng hợp các đƣơng sự đã đƣợc triệu tập hợp lệ tới phiên hòa giải lần thứ hai mà vẫn vắng mặt (tƣơng tự nhƣ quy định về sự có mặt của các đƣơng sự tại phiên tòa) thì bị coi là hòa giải không

97

thành. Chính vì quy định chung chung nên không ít trƣờng hợp, các đƣơng sự lạm dụng sự vắng mặt để trì hoãn dẫn đến việc tiến độ giải quyêt các vụ án bị kéo dài, ảnh hƣởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. Thời hạn lấy ý kiến của đƣơng sự vắng mặt và ra quyết định công nhận thỏa thuận của các đƣơng sự chƣa đƣợc quy định.

Trƣờng hợp: “…nếu các đƣơng sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đƣơng sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp” thì chỉ cần một trong các đƣơng sự yêu cầu hoãn hay phải tất cả các đƣơng sự yêu cầu hoãn thì Thẩm phán mới hoãn phiên hòa giải; việc hoãn này đƣợc diễn ra bao nhiêu lần, có khống chế số lần hay không? BLTTDS không quy định và cũng chƣa có hƣớng dẫn cụ thể nhƣ thế nào là “không ảnh hƣởng đến quyền và nghĩa vụ của đƣơng sự vắng mặt”.

Khoản 3 Điều 209 có áp dụng đối với việc vắng mặt của ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự hay không? Hiện chƣa đƣợc thống nhất việc hoãn phiên hòa giải chỉ áp dụng khi đƣơng sự của vụ án vắng mặt hay áp dụng luôn đối với ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự vắng mặt lần thứ nhất tại phiên hòa giải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều 210 về trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Theo quy định tại Điều 210 thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trƣớc sau đó mới tiến hành phiên hòa giải trong cùng một ngày mở phiên họp hay không? Nếu Thẩm phán chƣa mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà tiến hành hòa giải trƣớc, sau một thời gian thu thập chứng cứ mới mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải có bị xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay không? Việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải đã bị lặp lại về việc phổ biến quyền và nghĩa vụ của đƣơng sự, yêu cầu khởi kiện và phạm vi khởi kiện khi trình tự phiên họp diễn ra. Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai

98

chứng cứ và hòa giải đƣợc quy định trong một điều luật, nhƣng gần nhƣ đƣợc tách riêng làm hai phần là kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ sau đó tiến hành hòa giải giữa các đƣơng sự. Nhƣng giữa hai thủ tục này không có sự gắn kết nên nhiều thủ tục đã đƣợc thực hiện trong phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ lại đƣợc lập lại tại phiên hòa giải. Việc lặp lại này là không cần thiết, mất thời gian, kéo dài thời gian của phiên hòa giải.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 210 thì “Sau khi các đƣơng sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đƣơng sự quy định tại khoản 2 Điều này. Trƣờng hợp ngƣời đƣợc Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ” nhƣng điều luật chƣa có quy định thời gian thông báo kết quả là bao nhiêu ngày kể từ ngày mở phiên họp.

BLTTDS quy định hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải khi đƣơng sự vắng mặt nhƣng không quy định về thời gian mở lại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trong vòng bao lâu, không quy định một vụ việc phải hòa giải bao nhiêu lần.

- Theo khoản 3 Điều 212 quy định “Trong trƣờng hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đƣơng sự có mặt thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những ngƣời có mặt và đƣợc Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hƣởng đến quyền, nghĩa vụ của đƣơng sự vắng mặt. Trƣờng hợp thỏa thuận của họ có ảnh hƣởng đến quyền, nghĩa vụ của đƣơng sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và đƣợc Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu đƣợc đƣơng sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản”. Thời hạn lấy ý kiến của đƣơng sự là bao nhiêu ngày, đƣơng sự không thể hiện ý kiến đồng ý bằng văn bản thì việc không có ý kiến có đƣợc hiểu là đồng ý để ra

99

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự hay không? Thời gian để Tòa án ra Quyết định là bao lâu?

- Theo Điều 147 về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm:

Theo Điều 147 thì các đƣơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì mức án phí hòa giải thành mà mỗi bên phải chịu là 25%. Tuy nhiên nguyên đơn sẽ không chấp nhận chịu 25% án phí hòa giải thành vì khi xét xử họ sẽ không phải chịu án phí, cho nên để hòa giải thành thì bị đơn phải tự nguyện chịu phần án phí của nguyên đơn. Do đó, có trƣờng hợp bị đơn thuộc diện hộ nghèo thì phần án phí họ phải chịu đƣợc miễn toàn bộ nhƣng phần họ tự nguyện chịu cho nguyên đơn sẽ không đƣợc miễn. Trong khi đó, nếu Tòa án đƣa vụ án ra xét xử thì bị đơn sẽ đƣợc miễn toàn bộ án phí

Một phần của tài liệu Thực tiễn hòa giải các vụ việc hôn nhân gia đình tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 98 - 106)