Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án

Một phần của tài liệu Thi hành án đối với quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 27 - 28)

7. Nội dung nghiên cứu

1.5. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án

Với các nội dung nghiên cứu cụ thể và các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu như trên, Luận án dựa trên các cơ sở lý thuyết sau:

Thứ nhất, lý thuyết về quyền con người: Đây là một lý thuyết quan trọng được sử dụng trong chương 2 và chương 4 của luận án. Lý thuyết này được nhìn dưới 2 góc độ: dưới góc độ là quyền của người được THA, đó là quyền tiếp cận công lý, quyền được xét xử công bằng (một trong những nội dung về quyền con người được ghi nhận trong Công ước về nhân quyền của châu Âu). Theo lý thuyết này, quyền được xét xử công bằng không chỉ dừng lại ở việc ra bản án, quyết định mà còn ở việc các bản án, quyết định đó phải được hiện thực hoá bằng kết quả của quá trình thực thi chúng. Quyền này được xem là quyền cơ bản của con người nên lý thuyết này là kim chỉ nam khi xây dựng pháp luật về THADS. Dưới góc độ là quyền của người phải THA thì quyền con người ở đây là các quyền cơ bản như quyền được có chỗ ở hợp pháp; quyền được tôn trọng bí mật đời tư; quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; quyền bảo vệ dữ liệu, bảo vệ

22

quyền riêng tư. Các quyền cơ bản này rất quan trọng khi xây dựng các quy định pháp luật về xác minh, cưỡng chế QSDĐ.

Thứ hai, lý thuyết về cân bằng quyền lợi: THADS là một quan hệ pháp luật có sự tham gia của nhiều chủ thể, trong đó, có những chủ thể có quyền, nghĩa vụ đối lập nhau như quyền, nghĩa vụ của người được THA và người phải THA. THA đối với QSDĐ là một hoạt động THA đặc thù do đối tượng THA có giá trị lớn về vật chất và tinh thần đối với người phải THA; đồng thời, với đặc tính cố định và không thể thay thế, việc THA đối với QSDĐ dễ đưa đến lợi ích lớn cho nhóm người này và ảnh hưởng đến lợi ích của nhóm người khác như hành vi tẩu tán tài sản hoặc bán tài sản với giá thấp… Vì vậy, lý thuyết về cân bằng quyền lợi cần phải được nghiên cứu khi xây dựng nền tảng lý thuyết về THA đối với QSDĐ.

Thứ ba, lý thuyết về nghĩa vụ dân sự: THA đối với QSDĐ là một quá trình tác động đến các chủ thể để thực thi nghĩa vụ được định đoạt trong bản án nên đề tài nghiên cứu không thể bỏ qua lý thuyết về nghĩa vụ dân sự.

Thứ tư, các lý thuyết cơ bản của luật tài sản như lý thuyết vật quyền, lý thuyết công khai quyền: QSDĐ là một loại tài sản của người phải THA và quá trình THA sẽ tác động đến tài sản này của người phải THA nên lý thuyết về tài sản cũng được nghiên cứu để làm rõ vấn đề lý luận về xác minh, kê biên, xử lý QSDĐ.

Thứ năm, lý thuyết về sự phân công, phối hợp trong tổ chức thực hiện quyền lực trong nhà nước pháp quyền: THA đối với QSDĐ là hoạt động cần có sự phối hợp của nhiều chủ thể khác nhau trong bộ máy nhà nước như cơ quan quản lý đất đai, cơ quan công an, chính quyền địa phương. Vì vậy, lý thuyết về sự phân công, phối hợp trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước cũng cần được nghiên cứu, vận dụng trong luận án.

Một phần của tài liệu Thi hành án đối với quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)