Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thi hành án đối với quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 28 - 31)

7. Nội dung nghiên cứu

1.6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.6.1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu chung

Câu hỏi nghiên cứu chung: QSDĐ theo pháp luật Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đối với THADS ở Việt Nam? Hệ thống pháp luật về THA đối với QSDĐ ở Việt Nam đã hoàn thiện chưa? Nếu chưa hoàn thiện thì cần phải sửa đổi những nội dung gì?

Giả thuyết nghiên cứu: QSDĐ là tài sản đặc thù, có giá trị lớn và có ảnh hưởng đến hoạt động THADS. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có một hành lang pháp lý đầy đủ để việc THA đối với QSDĐ được thực hiện một cách có hiệu quả.

1.6.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu cụ thể

- Câu hỏi nghiên cứu cụ thể về lý luận: Khái niệm THA đối với QSDĐ được hiểu như thế nào? Các đặc điểm của THA đối với QSDĐ là gì? THA đối với QSDĐ được phân loại như thế nào? Các yếu tố cấu thành nội dung điều chỉnh của pháp luật về THA đối với QSDĐ là gì?

- Giả thuyết nghiên cứu cụ thể về lý luận: Ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của THA đối với QSDĐ, chưa có nghiên cứu phân loại hoạt động THA đối với QSDĐ. Một vài yếu tố cấu thành nội dung điều chỉnh của pháp luật

23

về THA đối với QSDĐ đã được các nhà nghiên cứu đề cập tới nhưng rất mờ nhạt và khó có thể sử dụng để xây dựng được một môi trường pháp lý thích hợp cho hoạt động THA đối với QSDĐ.

- Câu hỏi nghiên cứu cụ thể về thực trạng pháp luật Việt Nam: Các quy định pháp luật hiện tại có đảm bảo cho hiệu quả của công tác THA đối với QSDĐ không? Những khó khăn, vướng mắc hoặc bất cập của pháp luật và việc áp dụng pháp luật về THA đối với QSDĐ là gì và bởi nguyên nhân gì?

- Giả thuyết nghiên cứu cụ thể về thực trạng pháp luật Việt Nam: Các quy định của pháp luật hiện hành không đủ sức để tạo ra một hành lang pháp lý để đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động THA đối với QSDĐ trong bối cảnh hiện nay. Nguyên nhân của những bất cập bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chưa có một nền tảng lý luận vững chắc về THA đối với QSDĐ.

- Câu hỏi nghiên cứu cụ thể về giải pháp hoàn thiện pháp luật về THA đối với QSDĐ: Tại sao phải hoàn thiện pháp luật về THA đối với QSDĐ? Cần phải tiến hành như thế nào để xây dựng được một hành lang pháp lý an toàn và có hiệu quả cho hoạt động THA đối với QSDĐ? Các giải pháp để hoàn thiện chế định này là những gì?

- Giả thuyết nghiên cứu cụ thể về giải pháp hoàn thiện pháp luật về THA đối với QSDĐ: Việc hoàn thiện pháp luật về THA đối với QSDĐ là nhu cầu cấp thiết để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác THADS, tạo niềm tin của người dân vào công lý. Các giải pháp hoàn thiện phải phù hợp với các nguyên lý khách quan, đồng bộ với các chế định pháp luật khác trong hệ thống pháp luật và phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam.

24

Kết luận chương 1

Chương 1 đã đánh giá về tình hình nghiên cứu ở trong nước và ở nước ngoài theo từng nhóm vấn đề nghiên cứu của đề tài, từ nhóm vấn đề lý luận chung về THA đối với QSDĐ đến nhóm vấn đề thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về THA đối với QSDĐ và cuối cùng là nhóm kiến nghị liên quan đến THA đối với QSDĐ. Qua việc đánh giá này cho thấy, chưa có một công trình nghiên cứu trong nước nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và hệ thống tất cả các vấn đề pháp lý về THA đối với QSDĐ.

Ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu các vấn đề lý thuyết về khái niệm, đặc điểm của THA đối với QSDĐ. Trong khi đó, có khá nhiều công trình nghiên cứu lý luận về THADS và QSDĐ. Những thành tựu nghiên cứu này được luận án kế thừa và phát triển.

Với sự hạn chế là có quá ít quốc gia trên thế giới tồn tại khái niệm QSDĐ nên các công trình nghiên cứu ở nước ngoài chỉ dừng lại dưới góc độ của lý luận về THADS nói chung và một số công trình nghiên cứu về THA đối với bất động sản hoặc với đất đai ở một số quốc gia trên thế giới.

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về THA đối với QSDĐ cho thấy các công trình nghiên cứu ở trong nước đã đưa ra được một số hạn chế có liên quan đến đề tài nhưng còn nhiều vướng mắc, bất cập chưa được làm rõ, nhiều vướng mắc, bất cập chưa được phân tích một cách sâu sắc và toàn diện.

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các công trình nghiên cứu ở trong nước về đề xuất, kiến nghị liên quan đến THA đối với QSDĐ, luận án có kế thừa những quan điểm về định hướng hoàn thiện và một số ý kiến lập pháp liên quan đến trình tự, thủ tục THA đối với QSDĐ. Luận án cũng tiếp thu một số thành tựu của các công trình nghiên cứu nước ngoài cho việc đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật của luận án.

25

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH ÁN ĐỐI VỚI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu Thi hành án đối với quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)