Khái niệm, đặc điểm, phân loại thi hành án đối với quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Thi hành án đối với quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 31 - 52)

7. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại thi hành án đối với quyền sử dụng đất

2.1.1. Khái niệm thi hành án đối với quyền sử dụng đất

2.1.1.1. Khái quát về thi hành án dân sự

Trên thế giới, THADS đã xuất hiện từ thời điểm có sự tồn tại của nghĩa vụ. Khi bàn về nguồn gốc của hoạt động THADS, tác giả Claude Brenner đã cho rằng:

Về nguyên gốc, nghĩa vụ là một sợi dây trói buộc con nợ. Do đó, theo quan niệm ban đầu, con nợ sẽ phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ bằng chính thân thể của mình. Đây là lý do trong luật La mã nguyên thuỷ, thủ tục manus invitro cho phép chủ nợ, trong trường hợp con nợ không hoàn thành nghĩa vụ, được quyền tước tự do của con nợ và bán anh ta như một nô lệ và lấy khoản tiền đó để thi hành nghĩa vụ. Theo thời gian, đối tượng của cưỡng chế thi hành nghĩa vụ chuyển từ người sang tài sản, theo đó, chủ nợ có thể thu giữ tài sản của con nợ để đảm bảo thanh toán cho khoản nợ của mình [108, pg.4].

Như vậy, nghĩa vụ chính là nguồn gốc, là xuất phát điểm của hoạt động THADS. Khi một người phải gánh chịu một nghĩa vụ thì phải có trách nhiệm thi hành nghĩa vụ đó. Tác giả Ngô Huy Cương đã phân tích về hiệu lực của nghĩa vụ như sau: “Một nghĩa vụ dân sự khi đã được xác lập hợp pháp, bất kể do nguồn gốc nào, đều có hiệu lực. Trong sự phân biệt với hiệu lực của hợp đồng trên một vài khía cạnh, hiệu lực của nghĩa vụ nói chung được hiểu là sự thúc buộc người thụ trái thực hiện yêu cầu của trái chủ” [26, tr.84]. Có thể thấy, khi có một nghĩa vụ thì người thụ trái phải tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đó, nếu người thụ trái không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thì sẽ bị cưỡng bức thực hiện nghĩa vụ. Luận giải về sự thi hành cưỡng bức trong thi hành nghĩa vụ hợp đồng Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Bách đã cho rằng mọi nghĩa vụ đều bao gồm một sự câu thúc, không có sự câu thúc thì chủ nợ ít hy vọng được con nợ thi hành lời cam kết. Thường con nợ tự ý thi hành nghĩa vụ và không mấy khi chủ nợ phải dùng tới biện pháp thi hành cưỡng bức. Nhưng sở dĩ như vậy chính là vì con nợ đã e sợ sự đốc thúc mà tuần hành, nếu không có sự đốc thúc sẽ có nhiều con nợ trốn tránh không chịu thi hành nghĩa vụ [3, tr.127].

Tác giả Pierre Cagnoli cũng cho rằng do chủ nợ không được tự ý thực hiện các hành động pháp lý, việc giới thiệu đến một thẩm phán là cần thiết để vượt qua sự phản kháng của con nợ đối với việc thực thi quyền của chủ nợ. Sau khi có quyết định của tòa án kết án con nợ phải thực hiện nghĩa vụ của mình, đôi khi, sẽ được người này tự nguyện thi hành. Nhưng quyết định này cũng có thể không được thi hành nên cần đến thủ tục THADS. Có được lệnh của tòa cuối cùng sẽ không có ích gì nếu không thể thi hành được trên thực tế. Ý tưởng này hiện đã được công nhận rộng rãi, cả trong văn bản và án lệ. Quyền cưỡng chế THA hiện được coi là một quyền cơ bản [109, pg.9].

26

Mặc dù xuất phát điểm của hoạt động THADS là nghĩa vụ nhưng bản chất của hoạt động THA chính là sự cưỡng chế của chủ nợ đối với con nợ để thoả mãn quyền của chủ nợ đối với khoản nợ. Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định của trật tự xã hội, cũng như tránh bạo lực và tình trạng lạm quyền của chủ nợ, hoạt động thi hành nghĩa vụ đã chuyển từ hoạt động hoàn toàn mang tính chất cá nhân sang hoạt động có sự can thiệp của nhà nước.

Khi phân tích về sự chuyển giao quyền của chủ nợ sang nhà nước trong trường hợp cưỡng chế thi hành, tác giả Nguyễn Mạnh Bách cho rằng:

Trong nền pháp chế cổ xưa sự thi hành nghĩa vụ được để tuỳ quyền chủ nợ mà không cần phải cầu viện tới quyền lực nhà nước: sự đốc thúc có tính cách cá nhân. Phương pháp này đã dẫn đến bạo lực nên Nhà nước phải can thiệp vào mọi giai đoạn của sự thi hành để cấm đoán chủ nợ không được quyền tự xử và đồng thời trợ lực cho chủ nợ. Ngày nay, chủ nợ thông thường chỉ có thể thi hành cưỡng bức nếu có một quyết định thi hành đã có hiệu lực pháp luật, tức là phải có sự can thiệp của Toà án. Mặt khác, dù có quyết định thi hành, chủ nợ cũng không thể tự mình đem thi hành mà phải nhờ tới sự trợ lực của CHV, do đó, sự đốc thúc mang tính quyền lực nhà nước [3, tr.127]. Từ các phân tích trên có thể thấy, hoạt động THADS nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích tư, lợi ích của các cá nhân, tổ chức cụ thể, nhưng các lợi ích tư này lại được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước.

Dưới góc nhìn là một quyền con người, Công ước châu Âu về nhân quyền coi quyền được THA là quyền cơ bản của con người. Theo nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sỹ Burkhard Hess, Trường đại học Heidelberg, Cộng hòa liên bang Đức thì kể từ năm 1997, Tòa án nhân quyền Châu âu đã áp dụng Điều 6 không chỉ trong quá trình xét xử mà còn với cả quy trình, thủ tục THADS. Yêu cầu của Điều 6 có ngụ ý rằng người được THA (người khởi kiện) không những có quyền yêu cầu Tòa án xét xử công bằng trong một thời gian hợp lý mà còn có quyền yêu cầu khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua việc THA hiệu quả trong một thời gian hợp lý nhằm thỏa mãn yêu cầu của người được THA theo bản án, quyết định của Tòa án. Tất cả các quốc gia thành viên Châu âu, theo quy định bắt buộc của Công ước Châu âu về nhân quyền phải quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia của mình một hệ thống tổ chức THA và thủ tục THADS hiệu quả và công bằng [122].

Hiện nay, THADS là nội dung được nhiều nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn quan tâm. Đánh giá về vai trò của hoạt động THA, tác giả C.H. van Rhee A. Uzelac cho rằng “THADS là bài kiểm tra cuối cùng cho công lý dân sự, là chìa khoá cho sự bảo vệ pháp lý đạt được hiệu quả mong muốn” [102, pg.25]. Nói về vai trò của THADS trong bối cảnh cải cách tư pháp đối với yêu cầu phát triển kinh tế ở Châu âu, bà Viviane Reding - Phó Chủ tịch Ủy ban Châu âu nhận định: “Một hệ thống tư pháp hiệu quả và độc lập là một yếu tố then chốt để một quốc gia có thể thu hút đầu tư và kinh doanh. Đó

27

là lý do vì sao một quyết định tư pháp được thi hành kịp thời, hiệu quả lại trở nên quan trọng và cũng là lý do mà yêu cầu cải cách nền tư pháp ở mỗi quốc gia thành viên Châu âu được coi là một trong những yêu cầu quan trọng bắt buộc trong chiến lược phát triển kinh tế của Châu âu” [122]. Dưới góc nhìn của một luật sư, Tiến sĩ Heike Gramckow - luật sư cao cấp của Nhóm cải cách tư pháp của Ngân hàng Thế giới cho rằng hiệu lực thi hành của các bản án dân sự là điều cần thiết cho niềm tin của công chúng vào các Tòa án, mà sự tin cậy này phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của việc THA [134].

Với vai trò quan trọng đó, nhiều học giả trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu về khái niệm THADS với nhiều cách tiếp cận khác nhau như cách tiếp cận mục tiêu, cách tiếp cận chủ thể hay cách tiếp cận phân loại hoạt động.

Dưới cách tiếp cận phân loại hoạt động, học giả Nguyễn Công Bình cho rằng THADS là một giai đoạn tố tụng dân sự bởi nếu tách THADS ra thì sẽ không thực hiện được mục tiêu chung của toàn bộ quá trình tố tụng dân sự. Khi chân lý được làm sáng tỏ thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án thì mới dừng lại ở việc làm rõ đúng hay sai, phải hay trái trên văn bản giấy tờ. Muốn nó được thực hiện trên thực tế cần phải chờ ở hiệu quả của công tác THA. Vì vậy, THA là giai đoạn tiếp theo của quá trình xét xử, chịu sự chi phối của quá trình xét xử. Ở giai đoạn này, cơ quan THADS áp dụng các biện pháp được pháp luật quy định để đưa chân lý trở thành hiện thực trong đời sống thực tế. Xét xử và THA là hai mặt thống nhất của quá trình bảo vệ lợi ích của đương sự [5].

Một nhà khoa học khác thì quan niệm THADS là hoạt động hành chính - tư pháp. THADS có tính chấp hành vì được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện các bản án và quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, tính chất chấp hành trong THADS có những nét đặc trưng riêng biệt. Cơ sở để tiến hành các hoạt động THA là các quy định của pháp luật (được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật) và bản án, quyết định của Tòa án (văn bản áp dụng pháp luật). Mục đích cuối cùng của hoạt động THADS nhằm bảo đảm cho các nội dung của các bản án, quyết định của Tòa án được thực thi, không phải là ban hành các văn bản áp dụng pháp luật hoặc các quyết định có tính điều hành - nét đặc trưng của cơ quan hành chính [83].

Từ cách tiếp cận mục tiêu, tác giả Bùi Đức Tiến đưa ra định nghĩa THADS là hoạt động đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định về dân sự có hiệu lực thi hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Theo tác giả, về bản chất, THA là quá trình thực tế hóa các quyền và nghĩa vụ theo bản án, quyết định có hiệu lực thi hành, tuy nhiên, tùy theo tính chất của bản án, quyết định, thì việc tổ chức THA được thực hiện theo các trình tự, thủ tục có tính đặc thù nhất định [89, tr.31].

Với cách tiếp cận chủ thể, tác giả Hoàng Thế Anh chỉ ra rằng “THADS là việc các bên đương sự - cơ quan, tổ chức, cá nhân bằng hành vi tích cực của mình tự nguyện chấp hành hoặc dưới sự tác động của cơ quan THADS thực hiện hành vi theo quy định của pháp luật để thi hành những phán quyết của Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp” [2, tr.31].

28

Từ các khái niệm về THADS phổ biến được nêu ở trên, có thể thấy, dù cách tiếp cận khác nhau thì các khái niệm trên đều có 03 điểm chung và đều phản ánh được bản chất của THADS ở Việt Nam, đó là: Thứ nhất, hoạt động nhằm thực hiện các bản án, quyết định của Tòa án. Thứ hai, do một cơ quan độc lập với cơ quan có thẩm quyền xét xử thực hiện. Thứ ba, thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.

Nghiên cứu một số khái niệm THADS ở một số quốc gia trên thế giới, NCS nhận thấy có một số điểm tương đồng và khác biệt so với các điểm chung trong khái niệm về THADS ở Việt Nam. Sự tương đồng và khác biệt này xuất phát từ mô hình tổ chức THA cũng như nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật trao cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức THA. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, do pháp luật Trung Quốc không có một cơ quan chuyên trách riêng để tổ chức THA mà giao cho thẩm phán THA thực thi các bản án nên trong khái niệm sẽ không xuất hiện đặc điểm về thẩm quyền tổ chức thực hiện. Tác giả Qing – Yun Jiang trong cuốn sách “Court Delay and law enforcement in China – Civil process and economic perspective” cho rằng THADS là giai đoạn cuối cùng của thủ tục tố tụng dân sự, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của các bên mà còn tôn trọng luật pháp và thẩm quyền của Tòa án cũng như sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Mục tiêu của bản án là xác định các quyền hợp pháp giữa các bên, trong khi thực thi các lệnh của Tòa án là thực hiện các quyền hợp pháp, từ quan điểm này, thủ tục THA là tiếp tục thủ tục xét xử. THADS và cơ quan thực hiện nó là một phần quan trọng của luật tố tụng dân sự [106].

Ở Đức, với lựa chọn mô hình tổ chức THA theo hình thức lưỡng tính (có sự kết hợp giữa nhà nước và tư nhân), thì vấn đề chủ thể có thẩm quyền thực hiện cũng không được đặt ra. Cụ thể, ở Đức, THA được coi là thủ tục thực thi bắt buộc, theo đó thực thi bắt buộc (Zwangsvollstreckung) là thủ tục được sử dụng để thực thi một yêu cầu luật pháp riêng tư bằng sự ép buộc công khai. Sức mạnh để thực thi nằm trong Nhà nước, hoạt động thông qua các đại diện của mình nhờ vào quyền lực có chủ quyền của nó [136].

Ở Pháp, THADS được định nghĩa dưới một góc nhìn rất khác biệt, Giáo sư Claude Brenner đã định nghĩa về thủ tục THADS như sau: “Thủ tục THADS là những phương tiện mà các chủ nợ theo đuổi để thực thi các quyền của họ. Những phương pháp họ phải thực hiện để đạt được hiệu quả THA” [108, pg.1].

Tương tự với góc nhìn trên, Giáo sư P. Hoonakker cũng định nghĩa: “THADS là tất cả các phương tiện pháp lý có sẵn cho các chủ nợ để cho phép họ thu được, bằng vũ lực, những khoản nợ thuộc về họ” [109, pg.7].

Như vậy, khác với cách nhìn của các nhà khoa học Việt Nam và Trung Quốc, chủ thể trung tâm của hoạt động THADS là các công chức hoặc cơ quan công quyền, thì chủ thể trung tâm của hoạt động THADS là người được THA (tức là chủ nợ). Quan niệm này phù hợp với bản chất của hoạt động THADS là hoạt động nhằm phục vụ cho lợi ích tư, vì vậy, chủ thể của quyền lợi chính là trung tâm của hoạt động. Từ đó, pháp luật sẽ xây dựng các quy định để bảo vệ cho các quyền của các chủ thể trung tâm đó.

29

Từ những phân tích trên, khái niệm THADS có thể hiểu là một trình tự, thủ tục được pháp luật quy định do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện để thi hành các bản án, quyết định hoặc các văn bản có giá trị thi hành.

Có rất nhiều cách phân loại THADS. Mỗi cách phân loại lại có ý nghĩa khác nhau. Có thể phân loại THADS dựa trên các tiêu chí: (i) loại bản án, quyết định cơ quan THADS phải tổ chức thi hành; (ii) loại đối tượng mà cơ quan THADS tác động để tổ chức THA; (iii) biện pháp thi hành án mà cơ quan THADS áp dụng để tổ chức thi hành án.

Một là, dựa trên tiêu chí về loại bản án, quyết định cơ quan THADS phải tổ chức thi hành có thể phân chia THADS thành các loại sau:

- THA thừa kế: là việc tổ chức thi hành bản án, quyết định xét xử các vụ việc tranh chấp về thừa kế của Tòa án có hiệu lực thi hành.

- THA hôn nhân và gia đình: là việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định xét xử các vụ việc tranh chấp hoặc các yêu cầu về hôn nhân và gia đình của Tòa án có hiệu lực thi hành.

- THA lao động: là việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định xét xử các vụ việc tranh chấp hoặc các yêu cầu về lao động của Tòa án có hiệu lực thi hành.

- THA kinh doanh thương mại: là việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định xét xử các vụ việc tranh chấp hoặc các yêu cầu về kinh doanh, thương mại của Tòa án có hiệu lực thi hành.

- Thi hành phần tiền trong bản án, quyết định hình sự: là việc tổ chức thi hành các phán quyết liên quan đến trách nhiệm dân sự, việc xử lý tài sản, tang vật, án phí trong bản án, quyết định hình sự.

- Thi hành phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính: là việc tổ chức thi hành phần có liên quan đến phần tài sản trong phán quyết hành chính của Tòa án (như án phí, bồi thường thiệt hại…).

Hai là, dựa trên tiêu chí loại đối tượng mà cơ quan THADS tác động để tổ chức

Một phần của tài liệu Thi hành án đối với quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 31 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)