Ngõ vào input nhận tín hiệu từ bên ngoài

Một phần của tài liệu Lập trình ứng dụng điều khiển động cơ Servo Mitsubishi với PLC HỌ IQ R (Trang 28 - 30)

 Output ( Y )

Tín hiệu đưa kết quả tính toán của chương trình ra các thiết bị bên ngoài như đèn, relay…

 Relay nội ( M )

M được sử dụng như relay phụ của chương trình , với chức năng đóng ngắt nội bộ.

 Relay chốt ( L )

L là relay phụ trợ cho phép giữ dữ liệu trong thời gian mất điện

 Relay liên kết ( B )

Thiết bị này được sử dụng như là một thiết phụ trợ CPU khi làm mới dữ liệu bit giữa mô đun mạng, chẳng hạn như mô đun mạng CC của Bộ điều khiển mạng IE và mô đun CPU.

 Cờ thông báo ( F )

Cờ báo F là một relay nội bộ được sử dụng cho chương trình phát hiện hỏng hóc hay hư hại do người dùng gây ra.

 Relay bước ( S )

Relay bước được sử dụng trong ngôn ngữ lập trình SFC

20

Timer là bộ định thì thời gian, bộ định thì này sẻ nhận lệnh đếm sau đó đếm lên. Khi giá trị đếm đạt đến giá trị cài đặt, relay của bộ timer sẽ được bật.

 Counter ( C )

Bộ đếm counter được sử dụng để đếm sự kiện khi có tín hiệu. Khi giá trị bộ đếm bằng giá trị cài đặt thì relay của bộ đếm sẽ được bật.

 Ô nhớ dữ liệu ( D ) : Ô nhớ dữ liệu D dùng để lưu trữ giá trị số.

 Ô nhớ thông tin ( W ) : Ô nhớ thông tin được sử dụng để liên lạc giữa các mô đun dữ liệu mạng, hay lưu giá trị thông tin.

 Ô nhớ thông tin đặt biệt ( SW ) : Ô nhớ thông tin dữ liệu word lưu trữ thông tin

về tình trạng phát hiện lỗi của mạng CC-Link IE. Các thiết bị của hệ thống:

 Relay đặc biệt ( SM )

Đây là relay đặc biệt của CPU nó lưu trữ thông tin nội bộ của CPU bao gồm : + Thông tin chuẩn đoán.

+ Thông tin hệ thống + Thông tin SFC

+ Hệ thống xung Clock + Thông tin chức năng quyét + Thông tin ổ đĩa

+ Hướng dẫn liên quan

+ Chức năng cập nhật phần mềm + Chức năng ghi dữ liệu….

Để sử dụng relay này cần thanh khảo datasheet của module.

 Ô nhớ đặc biệt ( SD )

Đây là ô nhớ được ghi ở khu vực đặt biệt, ở đây có các thông tin hệ thống thông tin lỗi hay thông tin thời gian. Để có thể sử dụng được ô nhớ này cần tìm thông tin từ datasheet.

21

2.1.2.2. Mô đun Input và Output

Mô đun I / O là các giác quan của hệ thống tự động và cung cấp một giao diện giữa các quá trình khác nhau cho bộ điều khiển. Các thiết bị như thiết bị chuyển mạch, đèn báo và cảm biến có thể dễ dàng kết nối với hệ thống điều khiển.Các kết nối thiết bị đầu cuối mật độ cao (lên đến 64 điểm) tạo ra các thiết kế tiết kiệm không gian bên trong tủ điều khiển giảm chi phí lắp đặt. Ngoài ra, các chức năng Ngắt vào đầu vào và chẩn đoán độ bền Relay đầu ra là các tính năng bổ sung được nhúng trong mô đun nhỏ gọn thông minh.

Lựa chọn Mô đun Input và Output cần phải cân nhắc các điểm sau đây khi lựa chọn mô đun I/O thích hợp:

- Số thiết bị I/O được yêu cầu ( số điểm I/O cần sử dụng).

- Điện áp đầu vào/ đầu ra.

Hai mô đun input và output được sử dụng là : RX42C4 và RY42NT2P.

Mô đun Input RX42C4.

Một phần của tài liệu Lập trình ứng dụng điều khiển động cơ Servo Mitsubishi với PLC HỌ IQ R (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)