B1 : Cấu hình cho cửa sổ Viewer. Sau khi tạo cửa sổ TrendWorX click chọn Configure Viewer để cấu hình cho cửa sổ. Cửa sổ Configure your Control được mở ra. Click chuột phải vào Chart để tạo các biểu đồ Plot, sau đó tạo các cột trên các biểu đồ. Trên Plot có thể tạo các thuộc tính hiển thị trên biểu đồ và chọn các thuộc tính miêu tả của từng cột Pen. Các thuộc tính của Pen gồm chọn Data Source cho cột và các thuộc tính hiển thị của cột trong biểu đồ.
4.3.2.4 EarthWorX64
Sử dụng EarthWorX kết hợp công nghệ để nhanh chóng xem điều kiện báo động cho bất kỳ vị trí nào trên thế giới, sử dụng bản đồ có sẵn với Microsoft Bing.EarthWorX giúp bạn hình dung các tài sản phân tán theo địa lý (như nhà máy, cơ sở vật chất, hoặc trang web việc làm) và theo dõi các vật thể di động sử dụng GPS tọa độ.
Hình 4.38 Cửa sổ EarthWorX64
4.3.2.5 GridWorX
Hình 4.39 Cửa sổ GridWorX
GridWorX dùng để chỉnh sửa và cập nhật bảng database trong MC Works64. GridWorX Server có thể cài đặt ở Workbench và GridWorX Viewer có thể dùng để hiển thị trên GraphWorX64 để giám sát dữ liệu. Cơ sở sữ liệu của GribWorX hỗ trợ cho các nền tản quản lý cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay như : OLE DB Connection, ODBC Connection, Oracle Connection, SAP Connection, SQL Server Connection.
Cách tạo một GribWorX :
B1 : Tạo một Data Source cho bảng cần hiển thị trong GridWorX. Sử dụng công cụ trên Workbench là GridWorX Server để tạo dữ liệu nguồn được dùng trong GribWorX. Cơ sỡ dữ liệu được dùng là SQL Server , với database Northwind, tại database này click chọn để tạo nguồn cở sở dữ liệu. Sau khi tạo cơ sở dữ liệu, Có thể
viết lệnh Query trên khung Command, hoặc dùng công cụ được khoanh đỏ để tạo câu lệnh Query chọn các cột của bảng muốn hiển thị.
Hình 4.40 Cửa sổ GribWorX Server
B2 : Tạo cửa sổ GribWorX Viewer trên Workbench hoặc GraphWorX. Sau khi tạo cửa sổ GribWorX như hình 121, Click chọn Edit để cấu hình cho cửa sổ Viewer, tại cửa sổ Configure cài đặt các cấu hình hiển thị và chọn nguồn cơ sở dữ liệu vừa tạo ở bước 1 trên cửa sổ Data Brower.
Hình 4.41 Cửa sổ Configure GribWorX Viewer
4.4 Công Cụ OLE for Process Control
OLE for Process Control ( OPC ) là tiêu chuẩn cơ bản để tiếp cận giao tiếp với nguồn dữ liệu ( như PLCs,controllers, I/O device, database… ). Nó tăng cường giao diện giữa các ứng dụng máy khách và máy chủ bằng cách cung cấp cơ chế được hỗ trợ và là tài liệu tốt để phổ biến dữ liệu từ nguồn dữ liệu tới bất kỳ ứng dụng khách. Trong đó không chỉ là hướng dẫn chi tiết về cách chuyển dữ liệu mà còn thông tin cụ thể về các thuộc tính khác để bổ sung cho những dữ liệu đó, chẳng hạn như thông tin phạm vi, loại dữ liệu, cờ chất lượng, và thông tin ngày và giờ. Hình dưới đây trình bày về một Kiến trúc OPC, được giới thiệu bởi OPC Foundation. Bằng cách theo các kiến trúc OPC, một thiết bị chỉ cần một trình điều khiển tiêu chuẩn, đó là một máy chủ OPCcompliant. Tất cả các ứng dụng khách hàng tuân thủ OPC sau đó có thể được kết nối với thiết bị đó, trên mạng cục bộ hoặc qua mạng. Hơn nữa, kết nối có thể được thực hiện cho nhiều hơn một máy chủ OPC cùng một lúc.
Hình 4.42 Cấu trúc OPC
4.4.1.1 Công Cụ OPC Unified Architecture
Hiện nay các phần mềm SCADA kết nối với PLC thông qua 3 cách phổ biến:
Thông qua Driver trực tiếp, SCADA sử dụng các hàm đọc / ghi cấu hình trong file driver (DLL) để truy cập đến PLC.
Thông qua DDE (Dynamic Data Exchange) server, SCADA đóng vái trò là DDE client.
Thông qua OPC Server, SCADA đóng vai trò là OPC Client.
Thực tế người dùng hay dùng driver trực tiếp để kết nối với PLC. Khi không có driver trực tiếp, người dùng mới sử dụng OPC DA bởi một số điểm hạn chế của OPC DA sẽ được phần tích sau đây :
Tốc độ truy cập SCADA đến PLC bị giảm bởi phải truy cập qua một phần mềm trung gian.
Việc truy cập mạng LAN khó thực hiện, Khi SCADA chạy trên một máy tính khác. Để làm được truy cập máy tính khác phải đăng nhập đúng User và Password, phải dùng Dcom config để cấu hình hàng loạt các thông số không tường minh.
OPC DA sử dụng port 135, Port này nằm trong dãy bị chặn bởi các Firewall truyền thông, nên việt truy cập mạng LAN trở nên khó khăn hơn.
4.5 Phần mềm ScriptWorX64
ScriptWorX64 cho phép bạn tạo và chạy chương trình Script. Các Script được viết bằng Microsoft Visual Basic cho các ứng dụng (VBA) và được chạy như các đối tượng đa luồng. Cấu hình ScriptWorX64 cho biết loại tập lệnh nào đang được tạo và nó sẽ được thực hiện như thế nào. Ứng dụng ScriptWorX64 độc lập mạnh mẽ, chạy độc lập chạy như một NT Service. ScriptWorX cho phép tạo và quản lý chương trình script trên Visual Basic, tạo một môi trường tích hợp nhiều quá trình scripts được thực thi đúng cách và đồng thời. Người dùng có thể định nghĩa VBA có thể đọc và ghi dữ liệu OPC trên bất kì OPC Server nào. Giao tiếp với các thiết bị nhà máy chẳng hạn như PLC hay bất kỳ máy chủ nào tuân thủ chuẩn OPC. ScriptWorX64 đồng thời thực hiện việc tính toán, quản lý cơ sở dữ liệu và thực hiện bất kỳ thao tác nào có sẵn trong ngôn ngữ VBA để truy cập vào các báo cáo hoặc thực hiện các hoạt động của công thức. ScriptWorX64 cũng cung cấp các project dự án có sẵn. Các Script có thể được kích hoạt dựa trên OPC Data Access, OPC Alarm và Events, và các file sự kiện.
Hình 4.43 Cửa sổ ScriptsWorX
Dưới đây là cấu trúc của SriptWorX, bao gồm một trình quản lý tạo các Trigger dựa trên OPC DA hay Date/Time, các Chương trình Script thực thi dựa vào các Trigger này, Scripts xử lý thông tin lưu trữ và báo cáo phản hồi lại.
Hình 4.44 Cấu trúc ScriptWorX
4.5.1 Công Cụ Unified Data Manager
Unified Data Manager (UDM) là công cụ dùng để tạo dữ liệu Trigger đễ thực thi các Script VBA. UDM đọc dữ liệu từ OPC Server nhận dạng dữ liệu tạo sự kiện Trigger từ các Tag, Alarm, hay các Trigger dựa vào thời gian theo chu kỳ.
Hình 4.45 Cửa sổ Unifid Data Manager
4.5.2 Phần mềm Microsoft Visual Basic
Visual Basic là ngôn ngữ lập trình hướng sự kiện thế hệ thứ ba được Microsoft phát hành lần đầu tiên vào năm 1991. Nó phát triển từ phiên bản DOS cũ hơn có tên BASIC.
BASIC nghĩa là Beginners' All purpose Symbolic Instruction Code. Kể từ đó Microsoft đã phát hành nhiều phiên bản của Visual Basic, từ Visual Basic 1.0 đến phiên
người dùng được thiết kế cho người mới bắt đầu và nó cho phép mọi người phát triển các ứng dụng cửa sổ GUI dễ dàng.
ScriptWorX sử dụng ngôn ngữ visual basic 6.5 cho phép thực hiện các tính năng của VB đồng thời còn được được hỗ trợ các script cơ bản như đọc và viết dữ liệu OPC, thực thi các chương trình scripts dựa vào các OPC Tag Trigger.
Hình 4.46 Cửa sổ Visual Basic 6
4.6 Phần mềm Microsoft SQL Server
Microsoft SQL Server là một hệ quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ được phát triển bởi Microsoft . Như là một máy chủ cơ sở dữ liệu , nó là một sản phẩm phần mềm có chức năng chính lưu trữ và truy xuất dữ liệu theo yêu cầu của các ứng dụng phần mềm khác - có thể chạy trên cùng một máy tính hoặc trên một máy tính khác qua mạng (kể cả Internet).
Microsoft có ít nhất một chục phiên bản khác nhau của Microsoft SQL Server, nhằm vào các đối tượng khác nhau và cho khối lượng công việc từ các ứng dụng máy tính nhỏ cho đến các ứng dụng Internet lớn với nhiều người dùng đồng thời.
Phần mềm SCADA của mitsubishi hỗ trợ phiên bản Microsoft SQL Server 2014. Cả các công cụ trên MC Works64 như Trend, Logger, Alarm, GridWorX điều sử dụng SQL Server để lưu trữ dữ liệu một cách dễ dàng và khoa học nhất.
Các lệnh cơ bản trong SQL :
Tạo một cơ sở dữ liệu.
Tạo một Table
Create Table [tên table] ( [tên cột] [kiểu dữ liệu], [tên cột] [kiểu dữ liệu], )
Lệnh Select
Select [tên cột],[tên cột] FROM [tên table];
Tài Liệu Tham Khảo
[1] E.A.Bryan và Luis A. Bryan, Programmable Controllers Theory and Implementation, Published by Industrial Text Company,1988.
[2] Mitsubishi electric, MELSEC iQ-R Channel Isolated Analog-Digital Converter Module -User’s Manual ( Startup).
[3] Mitsubishi electric, MELSEC iQ-R Channel Isolated Analog-Digital Converter Module User’s Manual ( Application).
[4] Mitsubishi electric, MELSEC iQ-R Channel Isolated Digital- Analog Converter Module User’s Manual ( Startup).
[5] Mitsubishi electric, MELSEC iQ-R Channel Isolated Digital- Analog Converter Module User’s Manual ( Application).
[6] Mitsubishi electric, MELSEC iQ-R CPU Module User’s Manual.
[7] Mitsubishi electric, MELSEC iQ-R CC-Link System Master/Local Module User’s Manual ( Startup ).
[8] Mitsubishi electric, MELSEC iQ-R CC-Link System Master/Local Module User’s Manual ( Application ).
[9] Mitsubishi electric, MELSEC iQ-R Enthernet/CC-Link IE User’s Manual. [10] Mitsubishi electric, MELSEC iQ-R Module Configuration Manual.
[11] Mitsubishi electric, MELSEC iQ-R High-Speed Counter Module User’s Manual ( Startup).
[12] Mitsubishi electric, MELSEC iQ-R High-Speed Counter Module User’s Manual ( Application).
[13] Mitsubishi electric, MELSEC iQ-R I/O Module User’s Manual.
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của quý thầy cô khoa Công Nghệ Điện, Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM, sau một thời trang thực hiện, em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp “ Lập trình ứng dụng hệ thống tự động hóa sản xuất Mitsubishi với PLC họ iQ- R ”.
Em xin gửi đến thầy Nguyễn Anh Tuấn lời cám ơn chân thành nhất, cảm ơn thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suất quá trình hoàn thành luận văn, cũng như trong suốt quá trình học tập tại trường. Chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM, quý thầy cô khoa Công Nghệ Điện, thầy Ngô Thanh Quyền đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức bổ ích, quý báu trong suốt thời gian học tại trường.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn còn thiếu và thời gian thực hiện có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để em có thể hoàn thành tốt hơn.
Xin chân thành cám ơn! Sinh viên thực hiện