Ngành luật điều chỉnh

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 27 - 30)

1.4. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng

1.4.1.Ngành luật điều chỉnh

Để trả lời câu hỏi thứ nhất ta cần phải quay lại vấn đề phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thƣơng mại. Hay nói cách khác, ta cần chỉ ra sự khác nhau giữa hành vi dân sự và hành vi thƣơng mại. Sự phân biệt này là quan trọng bởi, nhƣ GS. Phạm Duy Nghĩa đã chỉ ra, giữa luật dân sự và luật thƣơng mại có mối quan hệ luật chung – luật riêng [30]. Ta cũng đã biết có

22

những quy định riêng cho hợp đồng tín dụng cá nhân nhƣ đã trình bày trên. Tuy nhiên, nếu nhƣ có vấn đề mà các quy định chuyên ngành đó chƣa đƣợc đề cập đến thì ta sẽ phải tìm đến các quy định của luật chung. Nếu các hợp đồng này thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật thƣơng mại thì cũng theo nguyên tắc luật chung – luật riêng, các đạo luật thuộc ngành luật này sẽ đƣợc ƣu tiên áp dụng thay vì Bộ luật Dân sự để giải quyết các vấn đề đó.

Xác định hợp đồng tín dụng chịu sự điều chỉnh của ngành luật dân sự hay thƣơng mại có ý nghĩa thực tiễn là xác định xem đạo luật chung nào sẽ điều chỉnh chúng: Bộ luật Dân sự năm 2015 hay là Luật Thƣơng mại năm 2005. Điều này rất có ý nghĩa vì hai đạo luật này có nhiều khác biệt đáng kể trong nhiều vấn đề nhƣ định nghĩa vi phạm cơ bản, mức trần phạt vi phạm hợp đồng, nghĩa vụ thông báo để đƣợc miễn trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng... Ngoài ra, việc xác định ngành luật điều chỉnh cũng có ý nghĩa xác định loại tranh chấp tại Tòa án để xác định tranh chấp là vụ án dân sự hay vụ án kinh doanh thƣơng mại và chọn Tòa chuyên ngành có thẩm quyền cũng nhƣ chuyên môn phù hợp nhất.

Luật Thƣơng mại năm 1997 đã quy định “Hành vi thương mại là hành

vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan” [34, Điều 5.1]. Nhƣ vậy, tính chất rất nổi trội của hành vi thƣơng mại là

để phục vụ mục tiêu theo đuổi lợi nhuận. Một cách tƣơng đối giản đơn, có thể nói: hành vi thƣơng mại thực chất là hành vi dân sự, nhƣng hƣớng đến lợi nhuận thay vì chỉ hƣớng đến mục đích tiêu dùng. Với hợp đồng tín dụng, về mặt thực hành, ta thấy rằng hợp đồng này chắc chắn phải có một bên tham gia là một tổ chức tín dụng – một doanh nghiệp có đăng ký – có nghĩa là một thƣơng nhân phù hợp với quy định pháp luật thƣơng mại [35, Điều 6.1].

23

bên cho vay phát sinh từ một nguồn duy nhất là lãi suất cho vay. Nhƣ vậy, về lý thuyết có thể lập luận rằng nếu hợp đồng tín dụng không quy định lãi suất thì đƣơng nhiên sẽ coi nhƣ đây là hợp đồng dân sự, bởi vì có thể cho rằng không có động cơ lợi nhuận nào ẩn sau một hợp đồng cho vay mà không có lãi; và ngƣợc lại, trƣờng hợp cho vay có lãi thì có thể cho đó là hợp đồng thƣơng mại với động cơ lợi nhuận rõ ràng. Tuy nhiên, cũng chính do lãi suất cho vay là nguồn thu lợi nhuận duy nhất của tổ chức tín dụng mà thực tiễn chƣa bao giờ ghi nhận trƣờng hợp tổ chức tín dụng cho vay mà không tính lãi suất. Do vậy, dƣờng nhƣ việc xác định ngành luật dân sự hay thƣơng mại sẽ là ngành luật điều chỉnh hợp đồng tín dụng theo tiêu chí có hay không lãi suất - với tƣ cách là lợi nhuận mà bên cho vay trực tiếp thu đƣợc từ hợp đồng – là không có tính ứng dụng.

Pháp luật còn có một cách tiếp cận nữa về vấn đề này. Đối với bên vay, ngƣợc lại, cũng cần xem xét vị thế của họ là một cá nhân kinh doanh (vay nhằm mục đích có vốn kinh doanh) hay là một ngƣời tiêu dùng thuần túy (vay nhằm có tiền phục vụ tiêu dùng). Nhƣ đã đề cập, trong thực tiễn tại Việt Nam các hợp đồng tín dụng đều có lãi suất, tức là đều có động cơ lợi nhuận ở phía chủ thể cho vay; do đó trong xét xử thƣờng chỉ quan tâm đến cách xác định quan hệ/tranh chấp dựa trên mục đích của bên vay. Nếu cá nhân này có mục đích kinh doanh thì áp dụng quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, tranh chấp (nếu có) giữa hai bên mặc nhiên thuộc dạng tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại [39, Điều 30], điều mà có thể đƣợc hiểu là đã ngụ ý quan hệ giữa hai bên là loại quan hệ thƣơng mại. Nói “ngụ ý” là bởi quy định tố tụng dƣờng nhƣ đã “gắn” các quan hệ thƣơng mại với chủ thể thực hành thay vì xem xét từ bản chất nhƣ cách tiếp cận của Luật Thƣơng mại năm 2005. Cách tiếp cận dựa trên mục đích khoản vay dƣờng nhƣ là cách tiếp cận mà các Tòa án tại Việt Nam ƣa chuộng hơn cả. Đó là lý do mà trong thực tiễn xét

24

xử, các tranh chấp tín dụng mà mục đích vay là ngƣời vay tiêu dùng thƣờng đƣợc xác định là vụ án dân sự, và trong các vụ tranh chấp tín dụng mà bên vay có mục đích huy động vốn để kinh doanh thì Tòa sẽ xác định là vụ án kinh doanh thƣơng mại.

Ngoài ra, một hợp đồng tín dụng theo nghĩa hình thức, ngoài việc thể hiện quan hệ vay – cho vay thƣờng còn thể hiện một thỏa thuận bảo đảm nghĩa vụ. Quan hệ này là một quan hệ dân sự thuần túy, và do đó sẽ chịu sự điều chỉnh của ngành luật dân sự. Tuy nhiên thỏa thuận bảo đảm nghĩa vụ này có quan hệ hợp đồng chính – phụ với hợp đồng vay: hợp đồng vay là hợp đồng chính; thỏa thuận đảm bảo là hợp đồng phụ. Do đó dù nội dung tranh chấp chỉ là về việc xử lý tài sản đảm bảo đi nữa thì Tòa án cũng sẽ vẫn xác định đó là loại tranh chấp nào và ngành luật nào là ngành luật điều chỉnh dựa theo tiêu chí đã trình bày ở trên.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 27 - 30)