Hoàn thiện quy định về biện pháp đảm bảo nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 84 - 94)

Vấn đề đảm bảo khoản vay bằng tài sản của bên thứ ba là một vấn đề khá “khó nhằn” đối với ngân hàng. Đầu tiên là vấn đề bảo đảm khoản vay bằng tài sản của bên thứ ba. Hiện nay, sự nhầm lẫn giữa quan hệ bảo lãnh và bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba diễn ra khá phổ biến. Một số tòa án đã tuyên vô hiệu giao dịch bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba do cho rằng đây thực chất là giao dịch bảo lãnh, do đó đã có sự nhầm lẫn về hình thức hợp đồng [45]. Một số cơ quan tiến hành tố tụng do sự nhầm lẫn đáng tiếc này mà đã một mực yêu cầu phải có cam kết bảo lãnh của bên thứ ba, trong đó bên thứ ba lại sử dụng tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố) để bảo đảm cho nghĩa vụ của mình.

Thực tế cho thấy việc xác định quan hệ bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba cũng khá khó khăn do không có tiêu chuẩn nào về hình thức xác lập loại thỏa thuận này (xác lập mối quan hệ 3 bên gồm bên thứ ba – bên vay – bên cho vay). Bên thứ ba sẽ làm hợp đồng thỏa thuận riêng với bên vay và bên vay dựa vào đó để chứng minh với ngân hàng mình đã có tài sản bảo đảm

79

đƣợc hay không? Hoặc ngân hàng có cần yêu cầu bên thứ ba xác nhận điều này qua một thỏa thuận với ngân hàng để tiến hành xử lý nợ nếu cần; nói cách khác, bắt buộc thiết lập quan hệ bảo lãnh, có phù hợp hơn hay không?

Theo tác giả, việc yêu cầu xác lập quan hệ bảo lãnh sẽ làm phát sinh thêm chi phí và thời gian giao dịch, gây ra sự tốn kém nhất định. Pháp luật không nên đƣa ra quy định khắt khe nhƣ vậy, mà chỉ nên có quy định bổ sung về hình thức thể hiện quan hệ bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba thật rõ ràng để lấy đó làm cơ sở thiết lập quan hệ ba bên, giúp đảm bảo sự an toàn pháp lý cho giao dịch. Các quy định về hình thức giao dịch này nên đƣợc quy định một cách chi tiết, và ngân hàng có nghĩa vụ từ chối cấp tín dụng nếu nhƣ không đạt đƣợc sự rõ ràng cần thiết. Theo quan điểm của tác giả, giải pháp này còn có một tác dụng nữa là giúp hạn chế đƣợc rủi ro trong các trƣờng hợp “nhờ” vay hộ, ở đó bên thứ ba mới thực sự là bên có nhu cầu vay.

80

KẾT LUẬN

Qua công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý xoay quanh hợp đồng tín dụng cá nhân, đặc biệt làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến quan hệ hợp đồng tín dụng cá nhân theo góc độ tiếp cận từ các lợi ích tƣ của mỗi chủ thể liên quan. Việc xây dựng pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng từ lâu đã đƣợc nghiên cứu nhiều, nhƣng mới chỉ đƣợc tập trung nghiên cứu trên góc độ là các vấn đề gắn với kinh tế vĩ mô, an ninh tiền tệ hay các vấn đề mang tính hệ thống, mà chƣa có công trình lớn nào đi sâu vào những lợi ích tƣ nhân cụ thể và thiết thực với từng bên. Những lợi ích này mới động lực thực sự thúc đẩy các giao dịch tín dụng. Trên cơ sở nhận thức đó và các thành quả nghiên cứu nhƣ đã trình bày, tác giả đƣa ra một số kết luận nhƣ sau:

1. Về định hƣớng hoàn thiện pháp luật

Tác giả đồng ý rằng đối với lĩnh vực tín dụng, cách tiếp cận cơ bản và chủ đạo phải là pháp luật có sự điều chỉnh trực tiếp và can thiệp mạnh mẽ vào quan hệ giữa các bên để phòng tránh rủi ro. Các quy định cần phải rất chặt chẽ và rõ ràng thì mới có thể giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Tuy nhiên, cần phải hết sức chú ý đến việc nhà nƣớc không nên có sự can thiệp quá mạnh tay vào quyền tự do thỏa thuận của các bên; khung pháp lý vẫn cần sự linh hoạt cần thiết để các giao dịch diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Điều quan trọng hơn cả là pháp luật chuyên ngành phải có câu trả lời dứt khoát và rõ ràng về những câu hỏi pháp lý đang bỏ ngỏ.

2. Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật cụ thể

Trên tinh thần thƣợng tôn tự do thỏa thuận, mục đích hƣớng tới là bảo vệ lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng, tác giả đã đƣa ra các kiến nghị cụ thể bao gồm:

81

mà cụ thể là hoàn thiện quy định về nghĩa vụ chứng minh nhân thân của ngƣời vay, quyền của họ đối với tài sản bảo đảm và quan hệ của họ với bên thứ ba (nếu có) để tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra. Đặc biệt, cần quan tâm đƣa ra quy định cụ thể rõ ràng về trách nhiệm giải trình, chứng minh của ngƣời vay khi liên quan đến vấn đề bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản của bên thứ ba.

- Hoàn thiện quy định về điều kiện vay theo hƣớng giảm bớt các quy định gây khó tiếp cận khoản vay đối với ngƣời dân. Từ góc nhìn lợi ích tƣ, phải nhận thấy rằng cách thức nhà nƣớc tạo điều kiện các nhóm ƣu tiên hiện nay (chẳng hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ) là không phù hợp với những mong muốn và mục tiêu theo đuổi lợi nhuận chính đáng của ngân hàng. Do đó, nên quy định thông thoáng hơn về việc tiếp cận khoản vay. Đặc biệt nhà nƣớc nên từ bỏ việc áp dụng trần lãi suất cho vay ngắn hạn với các ngân hàng thƣơng mại, cho phép ngân hàng và cá nhân vay tự thỏa thuận với nhau. Trƣờng hợp nhà nƣớc chƣa sẵn sàng tiếp cận vấn đề theo hƣớng này thì nên nâng trần lãi suất và có các biện pháp hỗ trợ bên cạnh khác cho các nhóm cần đƣợc ƣu tiên thay vì áp đặt lên các ngân hàng nhƣ hiện nay.

- Quy định rõ ràng, định hƣớng chính xác các vấn đề liên quan đến lãi suất và phí, đảm bảo bên vay có thể tính toán đƣợc chính xác số tiền họ sẽ phải hoàn trả và để hạn chế các tranh chấp nảy sinh liên quan đến vấn đề tính toán số tiền phải trả. Đặc biệt, cần có hƣớng dẫn rõ ràng, chính xác về vấn đề phạt vi phạm trong hợp đồng tín dụng để các bên khỏi lúng túng.

- Quy định rõ ràng về hình thức và nội dung cơ bản của các thỏa thuận bảo lãnh, và hơn cả là thỏa thuận liên quan đến quan hệ bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba để làm rõ quy chế pháp lý áp dụng đối với các giao dịch bảo đảm này, nhằm tạo sự yên tâm cho các bên; và

82

của hợp đồng mẫu. Để tạo thuận tiện cho ngƣời dân và trên cơ sở tiền đề các biện pháp trên, cũng nhƣ để hỗ trợ thực hiện các kiến nghị trên, cần ban hành các mẫu hợp đồng tín dụng có giá trị tham khảo.

Nội dung luận văn đã đáp ứng đƣợc mục đích nghiên cứu đặt ra, có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, đóng góp cho hoạt động nghiên cứu và lập pháp đối với lĩnh vực pháp luật về cho vay của ngân hành thƣơng mại đối với khách hàng cá nhân nói riêng và pháp luật về ngân hàng nói chung.

83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lƣơng Khải Ân (2017), “Tƣ cách pháp lý của chủ thể hợp đồng cho vay trong lĩnh vực ngân hàng”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam. 2. Dƣ Ngọc Bích (2015), “Góp ý điều khoản phạt hợp đồng và mối liên hệ

với bồi thƣờng thiệt hại trong dự thảo BLDS (sửa đổi)”, Hội thảo hoàn

thiện dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi), Tài liệu nội bộ, tr.8 - 17.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2017), Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 quy định chi tiết nghị định số 01/2017/nđ-cp ngày 06 tháng 01 năm 2017 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai, Hà Nội.

4. Bộ Tƣ pháp (2019), Thông tư 07/2019/TT-BTP ngày 25 tháng 11 năm 2019 hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.

5. Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực, Công văn số 1275/HTQTCT-CT.

6. Chính phủ (2019), Nghị định 86/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 về quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

7. Chính phủ (2021), Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 về quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, Hà Nội.

8. Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (1990), Quyết định số 218/CT ngày 15 tháng 6 năm 1990 về việc tổ chức thực hiện chương trình tự động hoá đồng bộ, Hà Nội.

9. Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà (1951), Sắc lệnh số 17-SL ngày 6/5/1951.

10. Ngô Huy Cƣơng (2009), “Hai cặp phân loại hợp đồng căn bản”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, chuyên san Luật học, (2525), tr. 27.

84

11. Đỗ Văn Đại (2015), ““Vật quyền bảo đảm”: Kinh nghiệm của nƣớc ngoài cho Việt Nam?”, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, (86).

12. ĐH Luật TP.HCM (2012), Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Nxb Hồng Đức.

13. Nguyễn Ngọc Điện (2011), “Lợi ích của việc xây dựng chế định vật quyền đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài sản”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, tháng 02/2011.

14. Nguyễn Trọng Điệp, Cao Thị Hồng Giang (2016), “Những giới hạn của tự do ý chí và vấn đề bảo vệ ngƣời tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Chuyên san

Luật học, Tập 32, (2).

15. Nguyễn Thái Hà (2000), Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng tín dụng ở

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa

luật - ĐHQGHN.

16. Bùi Thị Thanh Hằng, Đỗ Giang Nam (2012), “Đánh giá bƣớc đầu chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005”,

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, (28), tr. 212.

17. Hội đồng Bộ trƣởng (1988), Nghị định 53/HĐBT ngày 26 tháng 3 năm

1988 về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

18. Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (2019), Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm, Hà Nội.

19. Ngô Quốc Kỳ (1995), Một số vấn đề pháp lý cơ bản về hoạt động của

ngân hàng, Nxb Chính trị quốc gia.

20. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự

Việt Nam, Nxb Tƣ pháp.

21. Nguyễn Ngọc Khánh, “Hợp đồng: Thuật ngữ và khái niệm”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (8), tr. 38.

85

22. Nguyễn Hƣơng Lan (2010), Hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật –

ĐHGQHN.

23. Hoàng Thế Liên (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia.

24. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam dân luật khái luận, Quyển II: Khế ước và nghĩa vụ, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản.

25. Đỗ Giang Nam (2015), “Bình luận về các quy định liên quan đến Hợp đồng theo mẫu và Điều kiện giao dịch chung trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (585).

26. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng - Bộ Tƣ pháp (2014), Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLTBTP-BTNMT-NHNN

hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm, Hà Nội.

27. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2016), Thông tƣ 29/2016/TT-NHNN

ngày 12 tháng 10 năm 2016 quy định về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, Hà Nội.

28. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội.

29. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2020), Quyết định 1730/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2020 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng việt nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại thông tư số 39/2016/TT- NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016, Hà Nội.

30. Phạm Duy Nghĩa (1999), “Về mối quan hệ giữa pháp luật thƣơng mại, kinh tế và dân sự”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Chuyên san Khoa học xã hội, t.XV, (1).

86

31. Nguyễn Văn Phƣơng (2016), Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật

học, Khoa Luật – ĐHQGHN.

32. Trƣơng Nhật Quang, Ngô Thái Ninh (2020), “Vấn đề miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong trƣờng hợp bất khả kháng – Covid-19”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 4(404).

33. Quốc hội (1997), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 34. Quốc hội (1997), Luật Thương mại, Hà Nội.

35. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội. 36. Quốc hội (2010), Luật Tổ chức tín dụng, Hà Nội. 37. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.

38. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

39. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 40. Quốc hội (2015), Luật Phá sản, Hà Nội.

41. Quốc hội (2017), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung

năm 2017, Hà Nội.

42. Quốc hội (2020), Luật nhà ở, Hà Nội.

43. Quốc hội (2020), Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020, Hà Nội.

44. Nguyễn Anh Sơn, Lê Thị Thu Thủy (2002), “Bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, tháng 3, (3).

45. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2011), Bản án sơ thẩm số 26/2011/KT-ST ngày 05/08/2011, Bản án sơ thẩm số 48/2011/KDTM- ST ngày 22/09/2011 của TAND tỉnh Quảng Ngãi.

46. Tòa án nhân dân tối cao (2019), Công văn 64/TANDTC-PC ngày 03 tháng 4 năm 2019 về thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính, Hà Nội.

87

47. Võ Đình Toàn (chủ biên), Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, Nxb

Công an nhân dân.

48. Lê Thị Thu Thủy (2005), Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, Nxb

ĐHQGHN.

49. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2008), Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật – ĐHQGHN.

50. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2013), Pháp lệnh ngoại hối 2005, sửa đổi,

bổ sung năm 2013, Hà Nội.

Tài liệu Website

51. Các ngân hàng chia sẻ khó khăn với khách hàng cá nhân,

https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1012187/cac-ngan-hang-chia- se-kho-khan-voi-khach-hang-ca-nhan, [truy cập ngày 01/12/2021]. 52. Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), Một số vấn đề lý luận về hợp đồng vay tài

sản theo quy định của pháp luật dân sự, tại

https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-

doi.aspx?ItemID=2497, đăng tải ngày 15/10/2019, [truy cập 25/9/2021]. 53. Lê Thị Bích Ngọc, Pháp luật về hợp đồng kinh tế, Ấn bản điện tử tại

https://anydoc.me/d/168475/168475, [truy cập ngày 19/10/2021].

54. Lê Thị Anh Quyên (2020), “Cho vay cá nhân của các ngân hàng thƣơng mại giai đoạn 2014-2018”, Tạp chí tài chính online,

https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/cho-vay-ca-nhan-cua-cac-ngan-

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 84 - 94)