Các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng tín dụng của

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 43 - 67)

2.1. Thực trạng pháp luật về hợp đồng vay giữa ngân hàng

2.1.2.Các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng tín dụng của

của khách hàng cá nhân và các ngân hàng thương mại

Thực tế một hợp đồng tín dụng có thể có rất nhiều khía cạnh pháp lý khác nhau có thể đƣợc xem xét: giao kết, thực hiện, chấm dứt, xử lý vi phạm... Dƣới đây sẽ chỉ nêu ra một số vấn đề then chốt mà theo tác giả, có ảnh hƣởng lớn nhất đến hiệu lực cũng nhƣ việc thực hiện hợp đồng, đồng thời ẩn chứa nhiều rủi ro đáng quan tâm nhất. Các vấn đề dƣới đây tập hợp lại thành phần chính yếu và cơ bản nhất trong tổng thể bộ khung pháp lý về hợp đồng tín dụng cá nhân.

2.1.2.1. Quy định về chủ thể

Về mặt chủ thể tham gia, hợp đồng tín dụng cá nhân là thỏa thuận giữa hai bên: bên cho vay là các ngân hàng thƣơng mại, và bên vay là các cá nhân.

a. Bên cho vay: Ngân hàng thương mại

38

tín dụng nói chung. Các chủ thể cho vay còn lại (tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã) chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số hợp đồng tín dụng ngân hàng đã đƣợc ký kết và dƣ nợ cho vay đã giải ngân [31, tr. 68]. Luật Các tổ chức tín dụng quy định, để đƣợc cấp Giấy phép hoạt động tổ chức tín dụng phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe về vốn pháp định (vốn tối thiểu); quy định về năng lực tài chính các thành viên/cổ đông; quy định về tổ chức và điều hành; có đề án kinh doanh khả thi, đáp ứng các tiêu chí về an toàn và một số tiêu chí khác [41, Điều 20]. Ngoài ra, còn có những quy định khác dành cho ngân hàng thƣơng mại 100% vốn nƣớc ngoài.

Mức vốn pháp định của ngân hàng thƣơng mại đƣợc quy định tại Nghị định 86/2019/NĐ-CP là 3.000 tỷ đồng [6, Điều 2.1]. Quả thật với số vốn ban đầu tối thiểu lớn nhƣ vậy, việc thiết lập điều kiện về năng lực tài chính của các thành viên/cổ đông để tránh tình trạng phải giảm vốn (và nếu giảm xuống dƣới mức vốn pháp định thì sẽ không đƣợc cấp phép hoạt động) do không góp đủ vốn âu cũng là điều hợp lý. Tuy nhiên, do quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 đều chƣa thật rõ ràng, hiện không có căn cứ pháp lý chắc chắn để khẳng định rằng có thể góp vốn bằng các tài sản khác (không phải tiền), kể cả các tài sản trí tuệ, công sức lao động hay không. Vì theo logic mức vốn pháp định là để đảm bảo tài chính của ngân hàng đủ để thực hiện các hoạt động tín dụng quy mô lớn, thì việc góp vốn bằng các tài sản có giá trị dao động mạnh và không rõ ràng dƣờng nhƣ không thực sự phù hợp.

b. Bên vay: Cá nhân

Bên vay trong hợp đồng tín dụng cá nhân là những ngƣời đáp ứng các điều kiện nhất định. Theo Quy chế cho vay, khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng nói chung có thể là cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc cá

39

nhân có quốc tịch nƣớc ngoài [28, Điều 2.3]. Về nguyên tắc, các điều kiện vay vốn không quá khó khăn: (1) có năng lực hành vi dân sự phù hợp; (2) có nhu cầu vay vốn vào mục đích hợp pháp; (3) có phƣơng án sử dụng vốn khả thi; (4) có khả năng tài chính để trả nợ; và (5) đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh nếu thuộc trƣờng hợp vay vốn để kinh doanh vào một số lĩnh vực đƣợc khuyến khích nhất định quy định tại Khoản 2 Điều 13 Quy chế cho vay [28, Điều 7]. Những điều kiện này sẽ đƣợc khách hàng tự chứng minh trong hồ sơ vay vốn [28, Điều 9], ngân hàng có trách nhiệm thẩm định và quyết định cho vay [28, Điều 17]. Nhìn chung, mục đích vay sẽ là để tiêu dùng và vay để đầu tƣ kinh doanh.

Vấn đề năng lực là một vấn đề rất đáng quan tâm. Trƣớc hết, BLDS năm 2015 quy định cá nhân có năng lực pháp luật, tức là khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của nƣớc sở tại (mà ngƣời đó có quốc tịch) [38, Điều 672]. Tuy nhiên, năng lực hành vi dân sự của ngƣời nƣớc ngoài sẽ phải đƣợc xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam [38, Điều 673]. Nếu nhƣ một ngƣời không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo pháp luật Việt Nam thì các giao dịch do họ xác lập sẽ cần đƣợc đồng ý/đƣợc thực hiện bởi ngƣời giám hộ. Nhƣ vậy sẽ có những trƣờng hợp mà hợp đồng đƣợc ký kết bởi (1) những ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và (2) những ngƣời đại diện/giám hộ vƣợt quá thẩm quyền/tiến hành các giao dịch không đúng trách nhiệm của mình. Các tình huống này sẽ rất khó khăn để giải quyết và đặt bên đi vay vào tình thế rủi ro. Đặc biệt là theo quy định hiện nay, việc vay tín dụng ngân hàng hoàn toàn có thể đƣợc thực hiện thông qua ủy quyền và thủ tục ủy quyền này không cần công chứng, chứng thực (trừ trƣờng hợp bên đi vay là thành viên hộ gia đình ủy quyền để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội thì việc ủy quyền phải đƣợc thực hiện chứng thực chữ ký) [5].

40

Một vấn đề lớn và thƣờng gặp hơn đối với các ngân hàng là khi các đồng chủ sở hữu của một tài sản (bao gồm vợ, chồng) đi vay tiền và dùng tài sản đó để đảm bảo khoản vay khi chƣa có sự đồng ý của các đồng sở hữu còn lại. Tình huống này đặc biệt phổ biến đối với tài sản là nhà đất của chung của một nhóm cá nhân hoặc một đôi vợ chồng. Trong những tình huống này, ngân hàng sẽ cần phải thẩm định rất kỹ hồ sơ ở vấn đề khách hàng vay là ai, quyền của họ đối với tài sản đảm bảo nhƣ thế nào... để tránh xảy ra tranh chấp. Thực tế đây là một trong những nguyên nhân xảy ra tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng cực kỳ phổ biến.

Một vấn đề khác khá đáng chú ý là các yêu cầu về năng lực tài chính và phƣơng án đầu tƣ, kinh doanh hiệu quả. Cần phải nói ngay, đây là những tiêu chí không thực sự rõ ràng, phụ thuộc vào việc thẩm định hồ sơ của ngân hàng, pháp luật không quy định chi tiết. Về năng lực tài chính, khách hàng có thể phải chứng minh thông qua các tài liệu thể hiện thu nhập của mình nhƣ bảng lƣơng tháng hay các tài liệu thể hiện doanh thu từ hoạt động kinh doanh; chứng minh sự hứa hẹn sinh lời của khoản đầu tƣ, kinh doanh thông qua các thông tin về tổng mức đầu tƣ, vốn huy động, báo cáo tài chính dự kiến, các chỉ tiêu phân tích tài chính... [31, tr. 72-73]. Cần lƣu ý, thông thƣờng, đánh giá các tiêu chí này chỉ là đánh giá liệu khoản vay có thể đƣợc hoàn trả cả vốn và lãi đúng hạn hay không, chứ ngân hàng không cần và không nên quan tâm liệu khách hàng có thu đƣợc lợi nhuận về cho họ hay không.

* Về vấn đề điều kiện cho vay

Một vấn đề khác khá đáng chú ý là các yêu cầu về năng lực tài chính và phƣơng án đầu tƣ, kinh doanh hiệu quả. Cần phải nói ngay, đây là những tiêu chí không thực sự rõ ràng, phụ thuộc vào việc thẩm định hồ sơ của ngân hàng, pháp luật không quy định chi tiết. Về năng lực tài chính, khách hàng có thể phải chứng minh thông qua các tài liệu thể hiện thu nhập của mình nhƣ bảng

41

lƣơng tháng hay các tài liệu thể hiện doanh thu từ hoạt động kinh doanh; chứng minh sự hứa hẹn sinh lời của khoản đầu tƣ, kinh doanh thông qua các thông tin về tổng mức đầu tƣ, vốn huy động, báo cáo tài chính dự kiến, các chỉ tiêu phân tích tài chính... [31, tr. 72-73]. Cần lƣu ý, thông thƣờng, đánh giá các tiêu chí này chỉ là đánh giá liệu khoản vay có thể đƣợc hoàn trả cả vốn và lãi đúng hạn hay không, chứ ngân hàng không cần và không nên quan tâm liệu khách hàng có thu đƣợc lợi nhuận về cho bản thân họ hay không.

Việc kiểm tra điều kiện này chỉ đƣợc tiến hành vào thời gian xét duyệt khoản vay, tức là trƣớc khi hợp đồng tín dụng cá nhân đƣợc ký kết. Do đó, ngân hàng chịu rủi ro nhất định nếu nhƣ trong quá trình sử dụng khoản vay, do tình hình thay đổi, khách hàng buộc phải đƣa ra các chiến lƣợc và quyết định kinh doanh khác biệt và có tính rủi ro cao hơn so với kế hoạch ban đầu của họ. Khi hợp đồng đã đƣợc ký kết thì ngân hàng không thể tự ý sửa đổi hay hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng đƣợc. Việc khách hàng đƣa ra các quyết định kinh doanh rủi ro cao hơn do hoàn cảnh khách quan không phải là việc cung cấp thông tin sai sự thật, do đó ngân hàng không đƣơng nhiên có quyền đƣợc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trƣớc hạn theo nội dung đã thỏa thuận [28, Điều 21.1].

* Về vấn đề cá nhân người vay qua đời

Về mặt nguyên tắc, khi một ngƣời qua đời thì những ngƣời thừa kế sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản của ngƣời đó [38, Điều 615]. Ngƣời thừa kế không đƣợc phép từ chối nhận di sản để trốn tránh nghĩa vụ [38, Điều 620]. Phạm vi nghĩa vụ của họ chỉ nằm trong phạm vi phần di sản mà họ đƣợc nhận, tức là về bản chất, ngân hàng vẫn chỉ đang tiếp tục thu hồi nợ trên khối tài sản của ngƣời đã mất. Ở đây chủ yếu đề cập đến trƣờng hợp cho vay không có tài sản đảm bảo mà chỉ có bảo lãnh; bản thân ngƣời bảo lãnh cũng không đảm bảo bằng tài sản cụ thể nào. Trong các trƣờng hợp đó sẽ không có giới hạn trách nhiệm đối với bên vay và bên bảo lãnh. Vậy câu hỏi đặt ra là

42

nếu ngƣời bảo lãnh mất, ngƣời vay hay ngƣời thừa kế của ngƣời bảo lãnh sẽ có trách nhiệm trả nợ? Về vấn đề này đang tồn tại một nhầm lẫn tƣơng đối phổ biến là cho rằng khi ngƣời bảo lãnh chết thì bảo lãnh chấm dứt do nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ nhân thân. Thực chất, nhƣ sẽ đƣợc trình bày trong mục 2.1.2 dƣới đây, mặc dù bảo lãnh không tạo ra một quan hệ vật quyền mạnh mẽ nhƣng vẫn thiết lập một quan hệ trái quyền, vẫn mang bản chất là quyền tài sản. BLDS năm 2015 đã quy định: “Trường hợp nghĩa vụ được bảo

lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại” [38, Điều 336.3]. Nhƣ vậy, chắc chắn rằng nghĩa vụ bảo lãnh có thể đƣợc thừa kế; những ngƣời thừa kế của ngƣời bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ này. Đối với hợp đồng tín dụng, Điều 336 đã mang lại 2 hậu quả pháp lý rất đáng quan tâm: Ngƣời thừa kế nghĩa vụ bảo lãnh chỉ phải thực hiện với vai trò bảo lãnh đối với nợ gốc và khoản lãi phát sinh (trên cơ sở quan hệ bảo lãnh) trƣớc khi ngƣời bảo lãnh chết, những khoản nợ và tiền lãi phát sinh sau thời điểm ngƣời bảo lãnh chết không thuộc phạm vi nghĩa vụ của họ.

Vấn đề đối với ngân hàng là trong trƣờng hợp ngƣời bảo lãnh chết nhƣng các khoản tín dụng vẫn đang đƣợc cấp (hợp đồng tín dụng chia làm nhiều đợt) thì ngân hàng dƣờng nhƣ không có quyền yêu cầu biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bổ sung hoặc thay thế. Tác giả cho rằng có thể việc dẫn quy định của BLDS năm 2015 theo đó: Nếu số tiền thu đƣợc từ việc xử lý tài sản bảo đảm trừ đi các chi phí mà thấp hơn giá trị của khoản nợ thì phần dôi dƣ ra sẽ trở thành phần nợ không có bảo đảm, trừ trƣờng hợp các bên thỏa thuận khác [38, Điều 307.3]; khi áp dụng tƣơng tự pháp luật thì có thể cho rằng các khoản vay đƣợc cấp sau thời điểm ngƣời bảo lãnh qua đời sẽ trở thành phần nghĩa vụ không đƣợc đảm bảo theo quy định này. Cách giải thích

43

này sẽ phù hợp với quy định về nghĩa vụ bảo lãnh sau khi ngƣời bảo lãnh qua đời nhƣ đã trình bày ở trên.

2.1.2.2. Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Nhƣ đã trình bày ở trên, hợp đồng tín dụng cá nhân là một hợp đồng ƣng thuận. Điều đó đồng nghĩa với việc hiệu lực ràng buộc của hợp đồng sẽ phát sinh đối với cả hai bên ngay sau khi ký kết. Bên cạnh hai vấn đề lớn kể trên, hợp đồng tín dụng đƣơng nhiên còn phải đáp ứng đầy đủ các quy định của BLDS năm 2015 về điều kiện giao dịch dân sự có hiệu lực gồm: (1) đƣợc giao kết bởi chủ thể có năng lực phù hợp; (2) đƣợc giao kết một cách tự nguyện; và (3) có mục đích và nội dung không trái điều cấm của luật, đạo đức xã hội.

Cụ thể hơn, do vấn đề lãi suất là vấn đề thiết yếu đối với hợp đồng tín dụng, thời điểm bắt đầu và kết thúc hiệu lực của hợp đồng rất cần đƣợc quan tâm và sẽ đƣợc phân tích sâu hơn. Ngoài ra, do hợp đồng tín dụng phải tuân thủ một số quy định pháp luật nhất định, có thể thấy rằng hợp đồng tín dụng là dạng hợp đồng trọng thức và do đó các vấn đề về hình thức cũng sẽ đƣợc trình bày đồng thời trong phần này.

Về thời điểm có hiệu lực hợp đồng, theo tinh thần của quy định liên quan trong BLDS năm 2015 thì có thể hiểu rằng hợp đồng tín dụng cá nhân sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm hợp đồng đƣợc ký kết hợp lệ nếu các bên không có thỏa thuận khác. Theo Nghị định 21/2021/NĐ-CP, hiệu lực của hợp đồng bảo đảm – nội dung thƣờng xuyên gắn liền với hợp đồng tín dụng cá nhân - cũng tuân theo nguyên tắc xác định thời điểm này, ngoại trừ các trƣờng hợp cần công chứng, chứng thực thì sẽ phát sinh hiệu lực từ thời điểm công chứng, chứng thực; đối với các thỏa thuận cầm cố bất động sản (nếu có) thì thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm đăng ký [38, Điều 310.3]. Về thời điểm hợp đồng kết thúc hiệu lực, có thể hiểu đó là khoảng thời gian tính từ

44

khi hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm khách hàng vay hoàn trả khoản vay đầy đủ cả gốc và lãi. Lƣu ý rằng hợp đồng tín dụng không hết hiệu lực kể từ thời điểm khoản vay đáo hạn, bởi lẽ các khoản lãi chậm trả, lãi quá hạn đƣợc quy định trong hợp đồng sẽ chỉ đƣợc tính kể từ thời điểm đáo hạn; nếu khách hàng không thể thanh toán nợ trƣớc thời điểm này và hai bên không có sự thỏa thuận bổ sung nào khác thì thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) sẽ đƣợc kích hoạt. Thời điểm hết hạn hợp đồng cũng có thể đƣợc hai bên thỏa thuận chi tiết trong các hợp đồng phức tạp hơn, ví dụ hợp đồng có quy định giải ngân nhiều lần; theo đó có thể kết thúc nghĩa vụ giải ngân các khoản vay còn lại trong tổng số vay lẽ ra sẽ giải ngân nếu không có sự kiện chấm dứt hiệu lực hợp đồng, nhƣng vẫn duy trì việc tính các khoản lãi chậm trả, lãi quá hạn.

Về hình thức hợp đồng và các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực liên quan đến hình thức, Quy chế cho vay quy định rằng thỏa thuận cho vay phải đƣợc lập thành văn bản [28, Điều 23]. Yêu cầu này là để nhằm tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra. Điều khoản này cũng liệt kê một loạt những nội dung “tối thiểu phải có” trong văn bản thỏa thuận, trong đó đáng chú ý là có nội dung về hiệu lực của thỏa thuận cho vay. Có thể hiểu mặc dù BLDS đã có giải pháp rất rõ ràng và dễ hiểu cho trƣờng hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm hợp đồng có hiệu lực nhƣng để đảm bảo sự rõ ràng về thông tin, Quy chế cho vay vẫn yêu cầu phải đƣa nội dung này vào thỏa thuận. Điểm đáng lƣu ý khác là trong các nội dung này

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 43 - 67)