Hoàn thiện quy định về lãi suất

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 81 - 84)

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vay của khách

3.2.4.Hoàn thiện quy định về lãi suất

Quy định pháp luật về lãi suất hiện nay còn nhiều bất cập ở vấn đề lãi quá hạn và các khoản phí, cũng nhƣ mối quan hệ giữa lãi quá hạn với điều khoản phạt vi phạm. Lãi quá hạn chƣa đƣợc làm rõ bản chất và chƣa đƣợc xác định có phải là một khoản tiền phạt hay không. Để làm rõ vấn đề này cần phải xem xét lại định nghĩa phạt vi phạm để có câu trả lời thuyết phục.

76

Phạt vi phạm không đƣợc định nghĩa bởi luật, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng đã rút ra đƣợc những định nghĩa khoa học cho chế tài này. Theo tác giả Lê Thị Bích Ngọc, phạt vi phạm có nghĩa là một chế tài tiền tệ [53]. Điều kiện áp dụng chế tài này chỉ là đã có thỏa thuận về việc áp dụng chế tài giữa các bên, và một bên đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng [38, Điều 418]. Do bên bị vi phạm không cần thiết phải chứng minh thiệt hại nhƣ khi muốn áp dụng bồi thƣờng thiệt hại mà chỉ cần chứng minh bên kia đã vi phạm hợp đồng là đủ, việc yêu cầu thanh toán khoản tiền phạt tỏ ra đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều, tỷ lệ thành công cũng rất cao. Do đó điều khoản phạt vi phạm có tác dụng răn đe là chính.

Điều 418 BLDS 2015 đã quy định rõ mức phạt vi phạm do các bên trong hợp đồng tự thỏa thuận, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. Việc tôn trọng thỏa thuận của các bên, một mặt, là sự ghi nhận và bảo vệ quyền tự do thỏa thuận, nhƣng mặt khác cũng nhắm đến việc nâng cao trách nhiệm tuân thủ hợp đồng của các bên [23]. Tuy nhiên việc tìm hiểu bản chất của phạt vi phạm sẽ là chƣa đầy đủ nếu không giải thích đƣợc tại sao trong luật chuyên ngành lại có giới hạn trần phạt. “Quy định khác” mà Điều 418 nhắc đến ở đây chính là quy định về mức phạt vi phạm tối đa 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm hoặc tối đa 10 lần thù lao dịch vụ giám định của Luật thƣơng mại năm 2005 [35, Điều 266, Điều 301] và mức phạt vi phạm tối đa 12% phần nghĩa vụ bị vi phạm trong các hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tƣ công, vốn nhà nƣớc ngoài đầu tƣ công trong Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi bổ sung năm năm 2020 [43, Điều 146]. Câu hỏi đặt ra là căn cứ vào đâu pháp luật quy định về mức trần khoản phạt? Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã nhận xét: trong nền kinh tế kế hoạch, tuân thủ hợp đồng còn có nghĩa là tuân thủ quy định của nhà nƣớc [12, tr. 426 -427]. Nếu hiểu nhƣ vậy thì dƣờng nhƣ việc khống chế trần phạt chỉ là một cách khống chế sự lạm quyền của nhà

77

nƣớc, và do đó, trong nền kinh tế thị trƣờng tự do, trần phạt trong các giao dịch của tƣ nhân sẽ không còn thực sự cần thiết nữa? Theo luật của Pháp thì mức phạt vi phạm không bị khống chế; tuy nhiên Tòa án sẽ xem xét liệu mức phạt có quá đáng hay không, dựa trên tƣơng quan với thiệt hại thực tế (tức là vẫn sẽ phải xem xét vấn đề thiệt hại ở mức độ nào) [2, tr. 8-17]. PICC cũng có cách tiếp cận vấn đề giống nhƣ vậy khi quy định rằng: “Mặc dù có thỏa thuận

khác, khoản tiền đền bù có thể giảm một cách hợp lý nếu nó quá mức so với thiệt hại gây ra do việc không thực hiện hợp đồng và do hoàn cảnh khác”.

(Đoạn 2, Điều 7.4.13, PICC 2016).

Nhƣ vậy, phạt vi phạm bản chất là một hình thức răn đe đối với các bên trong hợp đồng. Hiệu quả răn đe của điều khoản phạt phụ thuộc vào hai yếu tố: (1) bên bị vi phạm có dễ dàng yêu cầu khoản tiền này hay không, hoặc bên vi phạm gặp khó khăn đến mức nào trong việc tránh khỏi phải trả khoản phạt này; và (2) bên vi phạm phải trả số tiền lớn đến thế nào bên cạnh các nghĩa vụ khắc phục vi phạm nói chung khác. Việc áp đặt mức phạt tối đa 8% dƣờng nhƣ không thực sự có ý nghĩa vì không đảm bảo yếu tố thứ 2 vừa nêu. Tuy nhiên, mặt khác, phạt vi phạm cũng sẽ không thể đƣợc áp cao vô lý quá để tránh việc một bên trong hợp đồng lợi dụng ƣu thế đàm phán để gây ra sự bất lợi cho bên kia.

Khi so sánh điều khoản phạt vi phạm với điều khoản, có thể thấy một sự tƣơng đồng nhất định. Lãi quá hạn đƣợc tính dựa trên lãi gốc chƣa trả, là phần tiến lẽ ra thuộc về bên cho vay nhƣng chƣa đƣợc chuyển giao. Theo ý tác giả, lãi quá hạn phát sinh dựa trên phần thiệt hại là nợ gốc chƣa thanh toán, nhƣng không phải một khoản thiệt hại hay là một khoản tiền lẽ ra thuộc về bên cho vay. Do đó, tiền lãi quá hạn có tính chất giống nhƣ tiền phạt vi phạm. Vì thế, không đƣợc phép áp dụng điều khoản phạt vi phạm và khoản phạt vi phạm cùng lúc. Quy định về lãi quá hạn nên đƣợc hiểu và áp dụng chung với các quy định liên quan đến phạt vi phạm.

78

Tóm lại, cần phân biệt tách bạch các vấn đề: nếu xét vi phạm nghĩa vụ trả tiền vay thì không đƣợc áp thêm khoản phạt vi phạm do lãi quá hạn đã là phạt vi phạm; phạt vi phạm có thể đƣợc áp dụng liên quan đến các vi phạm nghĩa vụ khác, chẳng hạn nghĩa vụ trả phí.

Nếu áp dụng quan điểm này thì sẽ có một câu hỏi đặt ra: trong các vụ tranh chấp tín dụng đƣợc xét xử trong một vụ việc kinh doanh – thƣơng mại, Tòa án có áp dụng mức trần 8% vào việc tính lãi quá hạn hay không. Nhƣ đã trình bày, quan hệ tín dụng vẫn đƣợc xác định thống nhất là quan hệ dân sự, do đó theo tác giả sẽ không thể áp dụng mức trần của Luật Thƣơng mại 2005 đƣợc. Vấn đề này cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu và hƣớng dẫn cụ thể hơn trong tƣơng lai để tạo ra hành lang pháp lý minh bạch hơn cho các bên.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 81 - 84)