Lịch sử hình thành của chế định hợp đồng tín dụng giữa các

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 33 - 38)

ngân hàng thƣơng mại và cá nhân

Trƣớc tiên cần phải nói ngay rằng hoạt động tín dụng của Việt Nam có một lịch sử tƣơng đối non trẻ. Cụ thể, hoạt động tín dụng lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam chỉ sau khi thực dân Pháp đô hộ nƣớc ta, và các hoạt động sản xuất kinh doanh tƣ bản chủ nghĩa bắt đầu nở rộ. Năm 1927, đã xuất hiện một An Nam Ngân hàng để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng hoạt động tín dụng trong thời gian này hầu hết phải chịu sự chi phối của các nhà tƣ bản nƣớc ngoài mà chủ yếu là các nhà tƣ bản Pháp [15, tr. 9].

Sau Cách mạng tháng Tám, ngày 3/2/1947, Nha tín dụng sản xuất, tổ chức tín dụng đầu tiên ở nƣớc ta đƣợc thành lập với nhiệm vụ giúp vốn cho nhân dân phát triển sản xuất, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn, làm hậu thuẫn cho chính sách giảm tức và hƣớng dẫn nhân dân đi vào con đƣờng làm ăn tập thể [61]. Ngày 1/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, giúp hoàn thiện bộ máy ngân hàng của đất nƣớc, tạo ra sự quản lý thống nhất và hiệu quả tiền tệ quốc gia (với tên gọi là “Sở Kho thóc” thuộc Bộ Tài chính), phục vụ việc phát triển nền kinh tế quốc dân, đấu tranh chiến tranh tiền tệ với các thế lực nƣớc ngoài. Đến ngày 6/5/1951 thì nhiệm vụ của Nha tín dụng sản xuất và Nha Ngân khố quốc gia đều chuyển về cơ quan này theo sắc lệnh số 17-Sl [9, Điều 1 - 2]. Nhƣ vậy có thể thấy rằng các thiết chế quản lý về tín dụng có thể đƣợc coi là đã khá hiện đại, mặc dù vẫn rất đơn giản nhƣng trong điều kiện chiến tranh đó đã là cả một thành tựu đáng nể.

Năm 1960, Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia thừa ủy quyền của Thủ tƣớng Chính phủ ký Thông tƣ số 20/VP-TH đổi tên Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thành Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

28

Năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quốc hữu hóa Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (của Việt Nam Cộng Hòa) và kế thừa vị trí của ngân hàng này trong các tổ chức tài chính quốc tế. Từ đây, Việt Nam đã có những bƣớc chân đầu tiên trên con đƣờng hội nhập kinh tế, bƣớc đầu vƣơn ra thị trƣờng tiền tệ toàn cầu. Để tiền tệ trên cả nƣớc đạt đƣợc sự thống nhất, ngày 01/4/1978, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08/NQ- TW về việc phát hành loại tiền ngân hàng mới và thu hồi lại tiền cũ đang lƣu hành trên phạm vi toàn quốc. Ngày 2/5/1978, Ngân hàng Nhà nƣớc đã bắt đầu phát hành tiền mới, thu hồi tiền cũ này.

Kể từ sau những sự kiện này, ngành ngân hàng từng bƣớc hội nhập quốc tế. Sự phát triển vƣợt bậc và mạnh mẽ nhất là từ sau cuộc Đổi Mới năm 1986, khi Ngân hàng Nhà nƣớc đƣợc cho phép thử chuyển sang hoạt động theo hƣớng kinh doanh [8], và sau đó là chuyển hẳn sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa, nhờ đó mà các hoạt động kinh tế trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn so với giai đoạn trƣớc đây [17].

Trên nền tảng phát triển của hệ thống ngân hàng và sự cho phép kinh tế tƣ nhân hoạt động, nhu cầu có quy định điều chỉnh hợp đồng tín dụng đã ngày càng trở nên bức thiết. Ngày 25/9/1989, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ra đời, là văn bản đầu tiên trực tiếp điều chỉnh các hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế. Ngày 29/4/1991, Pháp lệnh hợp đồng dân sự ra đời điều chỉnh các hợp đồng tín dụng là hợp đồng dân sự thông thƣờng. Đặc biệt, Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính số 38-LCT/HĐNN ra đời ngày 13/5/1990 đã tạo ra khung pháp lý nền tảng cho sự mở đƣờng thị trƣờng tín dụng của Việt Nam, góp phần rất lớn vào sự phát triển của thị trƣờng này theo hƣớng đa phƣơng hóa, tự do hóa, phát huy tối đa nguồn lực xã hội dựa vào trên các hợp đồng đƣợc thỏa thuận một cách tự nguyện. Một bƣớc tiến lớn khác là việc Hội đồng Bộ trƣởng ra Nghị định số 189/HĐBT ngày 15/6/1991

29

đã cho phép các ngân hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Năm 1995, BLDS đầu tiên của nƣớc Việt Nam ra đời, tạo ra bộ khung pháp lý đầu tiên điều chỉnh toàn bộ các quan hệ luật tƣ, trong đó có các quan hệ hợp đồng nói chung. Hợp đồng tín dụng do đó cũng chịu sự điều chỉnh của đạo luật này. Một điều đáng chú ý là theo Nghị quyết Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 về việc thi hành BLDS ngày 28/10/1995, BLDS năm 1995 đã thay thế một loạt các Pháp lệnh đƣợc ban hành trƣớc đây, tuy nhiên vẫn không bãi bỏ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. Mãi đến khi ban hành BLDS năm 2005, Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005 hƣớng dẫn thi hành BLDS năm 2005 mới nêu rõ Pháp lệnh này bị bãi bỏ.

Năm 1997, Luật các tổ chức tín dụng ra đời, trong đó quy định:

Việc cho vay phải đƣợc lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phƣơng thức trả nợ và những cam kết khác đƣợc các bên thoả thuận [33, Điều 51].

Đây là lần đầu tiên một quy định khá chi tiết về hoạt động tín dụng ngân hàng đƣợc ra đời và đƣa vào luật. Đồng thời, luật này cũng lần đầu tiên đƣa ra khái niệm bảo đảm tiền vay và xét duyệt khoản vay. Quy định về tín dụng trong giai đoạn này khá chặt chẽ, đặc biệt là quy định không cho phép vay nếu không có tài sản đảm bảo. Điều 52.2 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 quy định: “Tổ chức tín dụng cho vay trên cơ sở có bảo đảm bằng tài sản

cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba”. Trên cơ sở

quy định này, Chính phủ ta đã ban hành Nghị định 178/1999/NĐ-CP, theo đó quy định chi tiết về bảo đảm tiền vay và đặc biệt là quy định rất chi tiết vấn đề các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

30

Hiện nay, trên cơ sở kế thừa các quy định trƣớc và đòi hỏi của thực tiễn, nƣớc ta đã ban hành Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thay thế đạo luật năm 1997. Tuy nhiên đạo luật này đã không còn đề cập đến khái niệm hợp đồng tín dụng nữa. Bắt đầu từ năm 2001, Ngân hàng nhà nƣớc đã ban hành một loạt các Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Đặc biệt, vấn đề bảo đảm nghĩa vụ trả nợ đã đƣợc đƣa vào quy định một cách khá chi tiết kể từ năm 2005 trong các bộ luật dân sự và có các nghị định đã đƣợc ban hành để hƣớng dẫn cụ thể vấn đề này, khiến cho khung pháp lý về biện pháp bảo đảm trở nên ngày càng hoàn thiện và chắc chắn hơn, góp phần quan trọng bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tốt hơn.

Nhƣ vậy có thể tóm tắt nhƣ sau:

Lịch sử phát triển của chế định hợp đồng tín dụng nƣớc ta dù khá non trẻ, nhƣng có hƣớng đi hết sức đúng đắn, đó là ngày càng phát triển theo hƣớng tự do hóa, rộng mở cho các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tƣ nhân tham gia; tuy nhiên cũng đồng thời ngày càng hoàn thiện về mức độ chặt chẽ trong xây dựng các quy phạm điều chỉnh từng vấn đề cụ thể của loại hình hợp đồng đặc biệt này.

31

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Thông qua các trình bày tại Chƣơng này có thể đƣa ra những kết luận về hợp đồng tín dụng cá nhân nhƣ sau:

Về định nghĩa: Hợp đồng tín dụng cá nhân là loại hợp đồng vay tài sản

đặc thù, đƣợc ký kết giữa tổ chức tín dụng và cá nhân. Thông thƣờng hợp đồng tín dụng luôn có quy định lãi suất.

Về bản chất và đặc điểm pháp lý: Hợp đồng tín dụng cá nhân thƣờng là

hợp đồng ƣng thuận, song vụ, có đền bù. Một số tính chất nổi bật của hợp đồng tín dụng cá nhân có thể kể đến là: tính chất trọng thức của hợp đồng - tổ chức tín dụng chỉ đƣợc cho vay với hợp đồng lập thành văn bản; sự bất bình đẳng về địa vị giao kết hợp đồng giữa bên vay và bên cho vay, cùng với đó là sự xuất hiện thƣờng xuyên các hợp đồng mẫu); tính chất bị kiểm soát chặt chẽ bởi quy định pháp luật.

Về pháp luật điều chỉnh: Hợp đồng tín dụng cá nhân tùy theo từng

trƣờng hợp mà sẽ thuộc về ngành luật dân sự hoặc luật thƣơng mại. Tuy nhiên, các nguồn quan trọng nhất điều chỉnh loại hợp đồng này vẫn là hệ thống pháp luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động tín dụng. Án lệ là loại nguồn phổ biến thứ hai đƣợc áp dụng trong giải quyết tranh chấp tín dụng.

32

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 33 - 38)