Hoàn thiện quy định về chủ thể vay và chủ thể trả nợ vay

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 77)

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vay của khách

3.2.1.Hoàn thiện quy định về chủ thể vay và chủ thể trả nợ vay

Nhƣ đã trình bày, sở dĩ có sự phân biệt chủ thể vay và chủ thể trả nợ vay là bởi từ góc độ bên cho vay là ngân hàng, họ có quyền yêu cầu với hai chủ thể độc lập là cá nhân đã trực tiếp vay tiền của họ và ngƣời bảo lãnh. Mặc dù bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo quy định của BLDS năm 2015, theo quan điểm của tác giả thì việc trình bày chung tại phần chủ thể vay sẽ đảm bảo tính mạch lạc của vấn đề này hơn. Liên quan đến chủ thể vay và chủ thể trả nợ vay, vấn đề pháp lý nổi bật đã đƣợc chỉ ra là vấn đề bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba. Cần nhắc lại, vấn đề này hoàn toàn tách biệt với vấn đề bảo lãnh, và bên bảo lãnh có bảo đảm cho nghĩa vụ của chính mình bằng tài sản của mình.

Đối với các tình huống bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba, tác giả cho rằng việc cố ép quan hệ này thành quan hệ bảo lãnh là không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, để hạn chế các vƣớng mắc phát sinh liên quan đến quan hệ hợp đồng giữa bên thứ ba và ngƣời vay, tác giả đề xuất nên quy định ngân hàng sẽ chỉ cấp tín dụng khi ngƣời vay cung cấp đƣợc hợp đồng giữa bên thứ ba và ngƣời vay và các giấy tờ pháp lý rõ ràng về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm. Ngân hàng không đƣợc phép phê duyệt khoản vay nếu nhƣ tình trạng pháp lý của tài sản vay không rõ ràng và trong hợp đồng không xác định chính xác số tiền mà ngƣời vay đƣợc phép vay. Nếu ngân hàng không thực hiện các bƣớc kiểm tra này, phải xác định giao dịch bảo đảm vô hiệu; nếu ngƣời vay có hành vi gian dối, giả mạo thì phải dứt khoát áp dụng các chế tài nặng, và không loại trừ chế tài hình sự.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 77)