Hoàn thiện quy định liên quan đến mẫu hợp đồng

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 79 - 81)

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vay của khách

3.2.3.Hoàn thiện quy định liên quan đến mẫu hợp đồng

Hợp đồng tín dụng cá nhân chủ yếu là các hợp đồng theo mẫu do ngân hàng soạn sẵn và cũng là cơ sở của quan hệ tín dụng. Nhƣ đã đề cập, đây chính là một trong những thách thức lớn nhất đối với việc bảo đảm quyền lợi của ngƣời vay: hợp đồng mẫu duy trì sự bất bình đẳng địa vị khi không tạo cơ hội cho ngƣời vay đàm phán các nội dung quan trọng, chẳng hạn nhƣ lãi suất.

Theo tác giả Đỗ Giang Nam, có đến 3 vấn đề lớn liên quan đến hợp đồng mẫu: (1) pháp luật có nên đặt ra quy định để điều khoản theo mẫu đƣợc công nhận hiệu lực không; (2) làm thế nào để các điều khoản đƣợc xây dựng công bằng; và (3) giải thích hợp đồng mẫu nhƣ thế nào khi một bên không hề đƣợc tác động vào quá trình xây dựng điều khoản [25]. Theo quan điểm của tác giả, với tính chi tiết của hợp đồng tín dụng thì vấn đề giải thích hợp đồng không đặt nặng vì các điều khoản đều đơn nghĩa. Tuy nhiên, vấn đề thứ nhất và thứ hai rất đáng lƣu tâm.

Theo pháp luật hiện hành thì các quy định mới về điều kiện giao dịch chung đã đƣợc ban hành, theo đó loại bỏ quyền của một bên tự loại trừ trách nhiệm của mình hoặc tăng trách nhiệm cho bên kia [38, Điều 406]. Mục đích của sự can thiệp này là hƣớng đến sự bình đằng và công bằng đối với các bên trong hợp đồng. Thực tế cho thấy về cơ bản, vấn đề trong các hợp đồng tín dụng cá nhân không thực sự là vấn đề, vì nhìn chung pháp luật đã can thiệp khá sâu vào nội dung hợp đồng. Vấn đề tiền lãi là vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất đối với bên vay, nhƣng thực chất đã đƣợc pháp luật điều chỉnh và các vấn đề phát sinh lại nằm ở chính quy định của pháp luật (sẽ đƣợc đề cập đến

74

trong phần 3.2.3 dƣới đây). Nhƣ vậy vấn đề mà các mẫu hợp đồng tín dụng cá nhân đang gặp phải là gì?

Theo tác giả, vấn đề là ở hình thức hợp đồng, hay chính xác hơn là cách diễn đạt các điều khoản. Vấn đề này có liên quan phần nào đến một lý thuyết có tên gọi “học thuyết về chi phí giao dịch” đối với hợp đồng mẫu, theo đó đối với bên đƣa ra hợp đồng mẫu (ở đây là ngân hàng), việc sử dụng hợp đồng mẫu giúp tiết kiệm chi phí thƣơng thảo hợp đồng cho họ bằng cách chia nhỏ chi phí cho nhiều lần giao dịch (vì hợp đồng mẫu có thể đƣợc sử dụng nhiều lần). Ngƣợc lại với bên chấp nhận hợp đồng (ở đây là bên vay), vì chỉ giao dịch một lần nên họ ít có động lực để nghiên cứu kỹ các điều khoản đƣợc đƣa ra. Ngoài ra họ cũng là bên thiếu thông tin/kiến thức hơn để đánh giá một cách xác đáng các rủi ro pháp lý mà họ có thể gặp khi ký kết hợp đồng. Hệ quả là họ ít khi bỏ thời gian, công sức và dù có cũng sẽ không chắc chắn đã đủ để nắm bắt hết nội dung hợp đồng. Điều này lý giải phần nào việc khách hàng vay thƣờng dễ bỏ sót các nội dung liên quan đến tiền lãi và tiền phí. Từ đây sẽ tiếp tục dẫn đến hệ quả là bên đƣa ra hợp đồng mẫu cảm thấy không cần phải hoàn thiện các điều khoản theo hƣớng tốt hơn cho bên kia.

Một khía cạnh kỹ thuật khác là việc giải thích hợp đồng của các nhân viên tiến hành giao dịch cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến việc khách hàng vay có nắm đƣợc quy định hợp đồng hay không. Hiện nay mới chỉ có quy định cụ thể với các hợp đồng vay tiêu dùng tại công ty tài chính, theo đó công ty tài chính phải cung cấp cho khách hàng dự thảo hợp đồng cho vay tiêu dùng để khách hàng xem xét, quyết định trƣớc khi ký và phải giải thích chính xác, đầy đủ, trung thực các nội dung cụ thể hợp đồng khi có yêu cầu của khách hàng (Điều 10.4 Thông tƣ 42/2016/TT-NHNN). Quy chế cho vay, tuy nhiên, về tổng thể, vấn đề kiểm soát chất lƣợng của việc tƣ vấn hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng nghiệp vụ và kiểm soát nội bộ của ngân hàng là những vấn đề mà pháp luật không có khả năng can thiệp.

75

Do đó, nên nghiên cứu và đƣa ra quy định về hình thức của hợp đồng mẫu trong quan hệ hợp đồng tín dụng sao cho các nội dung đƣợc chuẩn hóa, rõ ràng và đơn giản hơn để những ngƣời dân bình thƣờng có thể hiểu đƣợc một cách dễ dàng. Việc quy định về hình thức của hợp đồng phải quan tâm đến việc không can thiệp quá sâu vào hợp đồng. Theo tác giả, một biện pháp hay nên đƣợc tính toán là ban hành mẫu hợp đồng tín dụng, trong đó Ngân hàng nhà nƣớc là cơ quan ban hành. Hợp đồng này sẽ vạch ra sẵn một số điều khoản thuộc các vấn đề còn đang tranh cãi, khi đó sẽ có giá trị giống nhƣ quan điểm chính thức của Ngân hàng nhà nƣớc về những vấn đề này. Tất nhiên, mẫu hợp đồng nên đƣợc soạn thảo dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý, luật sƣ hành nghề và các thẩm phán có kinh nghiệm để có chất lƣợng đảm bảo nhất. Các hợp đồng mẫu này không nên đƣợc quy định là bắt buộc phải tuân theo, đồng thời bản thân những giải pháp pháp lý mà chúng đƣa ra vẫn sẽ phải đƣợc xem xét lại trong thực tiễn xét xử. Do đó, việc ban hành các mẫu này cần đƣợc cập nhật kịp thời.

Tất nhiên rằng trong khuôn khổ vấn đề hợp đồng mẫu sẽ còn có những vƣớng mắc khác trong thực tiễn, đó là việc các quy định chƣa rõ ràng về một số vấn đề quan trọng, chẳng hạn nhƣ là lãi suất hay là các biện pháp bảo đảm (bảo lãnh hay bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba) dẫn đến việc các ngân hàng có mẫu hợp đồng khác nhau, vô hình chung cũng làm việc tìm hiểu trƣớc nội dung hợp đồng của ngƣời dân có phần khó khăn hơn. Mà điều này không thể tránh khỏi khi pháp luật chƣa đƣợc đồng bộ.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 79 - 81)