giấy tờ giả mạo. Tuy nhiên, nhƣ đã trình bày, vấn đề khó khăn là nếu tài sản đảm bảo đó thuộc quyền sở hữu chung của những chủ sở hữu khác, nhƣng thông tin này bị ngƣời đi vay cố tình che giấu thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra vấn đề tài sản thế chấp thuộc sở hữu của chủ thể khác không phải bên vay cũng là vấn đề khá rắc rối với các ngân hàng bởi, theo cách tiếp cận đang đƣợc nhiều Tòa án tại Việt Nam áp dụng, thì quan hệ này bị đánh đồng với quan hệ bảo lãnh, và các bên xác định đây là bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba là chƣa đúng bản chất của quan hệ. Với quan niệm nhƣ vậy, có những Tòa đã tuyên bố thỏa thuận cho phép bảo đảm khoản vay bằng tài sản của bên thứ ba (giữa bên thứ ba đó và bên vay) là vô hiệu và coi nhƣ chƣa có thỏa thuận bảo đảm nghĩa vụ, trong khi nhiều Tòa khác đơn giản là mặc định đây là quan hệ bảo lãnh. Sự không thống nhất này gây khó khăn cho bên cho vay khi muốn tiến hành khởi kiện để đòi nợ trong trƣờng hợp cần thiết.
2.2. Thực tiễn thực hiện hợp đồng tín dụng cá nhân tại Việt Nam hiện nay hiện nay
Xét chung, tăng trƣởng tín dụng ở Việt Nam giai đoạn 5 năm từ 2014 đến 2018 có sự phát triển ấn tƣợng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của tín dụng cá nhân. Đây là giai đoạn mà kinh tế toàn cầu đã quay trở lại nhịp độ tăng trƣởng tốt kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong giai đoạn 2014 – 2018 tại Việt Nam có lúc đạt đến đỉnh 18,24%
64
tại thời điểm năm 2017 [56]. Theo tổng hợp báo cáo tài chính của các ngân hàng thƣơng mại, hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân trong giai đoạn trƣớc dịch Covid -19 đã có sự tăng trƣởng ổn định. Dƣ nợ cho vay cá nhân của 14 tổ chức tín dụng khác nhau đã đƣợc tác giả Lê Thị Anh Quyên tổng hợp lại nhƣ sau [54]:
Có thể thấy rõ rằng trong thời gian khảo sát 5 năm, mảng bán lẻ của các tổ chức tín dụng ngày càng phát triển. Tác giả Lê Thị Anh Quyên nhắc đến nhận định của McKinsey rằng “đến cuối năm 2020 châu Á sẽ đạt hơn 900 tỷ
USD doanh thu ngân hàng bán lẻ, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 14%/năm. Thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung của khu vực và tiềm năng của cho vay cá nhân trong tương lai rất lớn” [54].
Tất nhiên dự báo này đƣợc đƣa ra vào năm 2020, tức vào thời điểm dịch Covid-19 chƣa chứng kiến “làn sóng thứ tƣ” mạnh mẽ và gây ra ảnh hƣởng lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu đã cho thấy xu hƣớng của thị trƣờng, đặc biệt là cho thấy xu hƣớng gia tăng trong hành vi vay vốn ngân hàng của nhóm khách hàng cá nhân.
65
Đây không phải xu thế quá mới mẻ. Thực tế trong suốt thập kỷ qua Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng vay cá nhân, đặc biệt là vay tiêu dùng. Trƣớc năm 2010, các ngân hàng thƣơng mại chủ yếu tập trung cho vay tiêu dùng thông qua các nghiệp vụ cho vay cơ bản. Những công ty chuyên cho vay tiêu dùng đến thời điểm này vẫn còn là điều khá xa lạ. Từ năm 2013, Việt Nam đƣợc chứng kiến sự xuất hiện của một số công ty do ngân hàng thƣơng mại sở hữu với một mô hình kinh doanh tập trung vào lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Đến thời điểm cuối năm 2019, ở Việt Nam đã có 16 công ty tài chính, trong đó có 6 công ty trực tiếp nằm dƣới sự kiểm soát của các ngân hàng thƣơng mại. Trong số này, có thể dễ dàng nhận thấy FECredit và HD Saigon là hai cái tên nổi bật nhất trên thị trƣờng. Các công ty này chính là bằng chứng cho thấy các ngân hàng sớm đã nhận ra tiềm năng to lớn của thị trƣờng khách hàng cá nhân. Mặc dù vậy, theo đánh giá của báo Vietnamnet, thực tiễn tăng trƣởng âm tín dụng cá nhân tiêu dùng tại FE Credit và HD Saigon đƣợc ghi nhận cuối năm 2020 chỉ chứng tỏ rằng các khoản vay mua sắm mới thƣờng đƣợc thực hiện tại công ty tài chính, còn các khoản vay giá trị lớn vẫn đƣợc thực hiện tại ngân hàng. Đồng thời, dƣ nợ cho vay cá nhân cũng đang chiếm tỷ trọng rất đáng kể tại các ngân hàng, dao động từ 40 – 50% tổng dƣ nợ cho vay, đối với một số ngân hàng tỷ lệ này có thể đạt tới 80% [60]. Trong thời gian đại dịch, mặc dù có những lo ngại nợ xấu sẽ tăng cao, các ngân hàng vẫn tung ra hàng loạt gói kích cầu cá nhân, thể hiện rõ sự hấp dẫn của thị trƣờng này [51].
Những số liệu và thông tin trên cho phép đi đến hai kết luận: Thứ nhất, tín dụng cho khách hàng cá nhân là một lĩnh vực đang tăng trƣởng mạnh, hứa hẹn mang lại nguồn thu lớn cho các ngân hàng thƣơng mại và rất đƣợc các ngân hàng thƣơng mại quan tâm. Mặc dù tăng trƣởng tín dụng tiêu dùng với các khoản vay giá trị thấp đƣợc biểu hiện rõ rệt hơn và các ngân hàng thƣơng
66
mại đã sớm đón đầu xu hƣớng bằng cách thành lập các định chế tài chính chuyên phục vụ tập khách hàng này, thì không thể phủ nhận vay cá nhân tại các ngân hàng thƣơng mại vẫn mang lại giá trị rất cao. Thứ hai, số liệu và các thông tin trên cũng gợi ý rằng việc cho vay của ngân hàng có những hạn chế nhất định về tốc độ giải ngân, cũng nhƣ mức độ khắt khe của điều kiện vay, điều khiến cho các ngân hàng cảm thấy cần lập ra các định chế tài chính khác để phục vụ riêng nhóm khách hàng cá nhân vay tiêu dùng giá trị thấp.
Có thể kết luận rằng các ngân hàng thƣơng mại sẽ vẫn có nhu cầu tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân trong thời gian tới. Tuy nhiên để làm đƣợc điều đó thì ngân hàng cần phải tìm cách làm sao để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận khoản vay hơn, tức là cần hạ thấp các điều kiện và đơn giản hóa thủ tục vay. Về mặt kinh tế, đây là một trong những phƣơng pháp hiệu quả nhất mà ngân hàng có thể thu hút khách hàng cá nhân. Các biện pháp khác nhƣ ƣu đãi về lãi suất và phí hay tặng kèm các gói dịch vụ cho khách hàng vay sẽ không có ý nghĩa nếu khách hàng không thể vay. Tuy nhiên bản thân các ngân hàng cũng không dễ thực hiện các giải pháp kinh tế thuần túy này vì họ phải tuân thủ các quy định trong quy chế cho vay do nhà nƣớc ban hành để đảm bảo an ninh tài chính.
Trong bối cảnh hiện nay tại Việt Nam, giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng cá nhân qua trọng tài thƣơng mại hay hòa giải thƣơng mại dƣờng nhƣ vẫn còn khá hiếm, do đó thực trạng tranh chấp dạng này (số lƣợng, các vấn đề tranh chấp nổi bật...) có thể đƣợc đánh giá gần đúng thông qua thực tiễn xét xử tại tòa án.
Và thực tiễn xét xử đã cho thấy tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng cá nhân vẫn xảy ra một cách rất thƣờng xuyên với tần suất lớn. Các vụ tranh chấp thƣờng xoay quanh những vấn đề nhƣ lãi suất, việc giải ngân, thời hạn trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm... Có thể xem xét một số bản án điển hình
67
nhƣ: bản án số 683/2017DS-ST ngày 20/4/2017 của TAND quận Bình Thạnh, xét xử phúc thẩm bởi bản án 907/2017/DS-PT ngày 27/9/2017 của TAND TP.HCM liên quan đến việc thanh toán nợ lãi quá hạn; bản án số 08/2018/DS- ST của TAND Tỉnh Quảng Bình liên quan đến yêu cầu thanh toán nợ và xử lý tài sản bảo đảm trong trƣờng hợp không thanh toán nợ; bản án số số 19/2018/DS-ST ngày 15/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Chƣơng Mỹ, xét xử phúc thẩm bởi bản án số 103/2019/DS-PT ngày 07/05/2019 của TAND Hà Nội liên quan đến thủ tục, quá trình xử lý tài sản bảo đảm; bản án số 13/2020/KDTM-ST ngày 27/11/2020 của TAND thành phố Hải Phòng liên quan đến yêu cầu thanh toán nợ và phát mãi tài sản bảo đảm trong trƣờng hợp không thanh toán; bản án số 01/2021/DS-ST ngày 11/01/2021 của TAND quận Hoàng Mai, Hà Nội liên quan đến yêu cầu thanh toán nợ và phát mãi tài sản trong trƣờng hợp không thanh toán nợ; bản án số 13/2021/DS-ST ngày 23/02/2021 của TAND TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp liên quan đến yêu cầu thanh toán nợ, lãi quá hạn và lệ phí; bản án số 158/2021/DS-ST ngày 22/6/2021 của TAND quận 1, TP.HCM liên quan đến việc thanh toán nợ gốc và lãi quá hạn; bản án số 46/2021/DS-ST ngày 30/12/2021 của TAND tỉnh Bình Dƣơng liên quan đến yêu cầu thanh toán nợ; bản án số 148/2021/DS-ST ngày 30/12/2021 của TAND quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng liên quan đến yêu cầu thanh toán nợ và lãi quá hạn; bản án số 01/2022/DS-ST ngày 07/01/2022 của TAND huyện Phú Xuyên, Hà Nội liên quan đến yêu cầu thanh toán lãi trên dƣ nợ gốc sau khi đã xử lý tài sản bảo đảm để trả nợ gốc;...
Về mặt thống kê, kết quả tìm kiếm các bản án có từ khóa “tranh chấp hợp đồng tín dụng” trong khoảng thời gian hơn 5 năm gần nhất (từ 01/01/2017 – 30/01/2022) cho đến 4.177 kết quả, phần lớn trong số đó là các bản án về tranh chấp hợp đồng tín dụng cá nhân. Kết quả này còn chƣa phản ánh đƣợc số lƣợng các tranh chấp tín dụng cá nhân mà đƣợc trang web Công bố bản án
68
xếp loại là “hợp đồng vay” do những hạn chế kỹ thuật không cho phép tìm kiếm riêng các hợp đồng tín dụng cá nhân trong nhóm đƣợc chỉ định bởi từ khóa này. Để tiện so sánh: với từ khóa “hợp đồng” nói chung, việc tìm kiếm các bản án dân sự trong cùng thời gian cho 17.890 kết quả; việc tìm kiếm các bản án kinh doanh – thƣơng mại nói chung cho 2.666 kết quả. Những con số này đã cho thấy tỷ trọng các vụ tranh chấp tín dụng cá nhân trong tổng số các tranh chấp hợp đồng đã đƣợc xét xử tại tòa án là cực kỳ đáng kể (Tuy nhiên, nhận định này mới chỉ mang tính chất tham khảo và chƣa chính xác, bởi các dữ liệu thống kê vẫn chƣa đƣợc đầy đủ. Đây chỉ nên hiểu là nhận xét của tác giả đƣa ra trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập đƣợc). Các vụ việc chƣa thụ lý hoặc mới chỉ đƣợc thụ lý chƣa xét đến ở đây chƣa đƣợc đề cập. Điều này gợi ý rằng vẫn còn rất nhiều vấn đề pháp lý trong lĩnh vực tín dụng cá nhân sẽ còn cần đƣợc quan tâm trong tƣơng lai, và nhu cầu sửa đổi, bổ sung các chế định pháp luật vẫn chƣa hề giảm đi.
69
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Có thể thấy, trong hợp đồng tín dụng cá nhân, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều vƣớng mắc đang bỏ ngỏ, gây ra những khó khăn nhất định đối với cả hai bên tham gia hợp đồng.
Đối với khách hàng cá nhân, có thể cho rằng rủi ro chính đến từ việc phải trả các khoản tiền mà họ không thực sự hiểu rõ. Rủi ro này có thể đƣợc phóng đại khi trong thực tế, không ít các trƣờng hợp mà khách hàng đi vay khá vội do nhu cầu có vốn gấp, nhất là khách hàng vay vốn kinh doanh. Khi đó sự tƣ vấn, giải thích các điều khoản hợp đồng có rõ ràng chi tiết hay không và ở mức độ nào của nhân viên giao dịch sẽ có tác động đến rủi ro này. Rủi ro liên quan đến việc nhờ ngƣời vay hộ cũng là vấn đề rất đáng lƣu tâm.
Ở chiều ngƣợc lại, ngân hàng cũng gặp phải các rủi ro pháp lý của riêng họ. Rủi ro của ngân hàng chủ yếu đến từ việc khách hàng cung cấp thông tin không đầy đủ và chính xác, trong khi ngân hàng không thể tìm hiểu toàn bộ mọi vấn đề trƣớc khi quyết định cho vay. Yêu cầu ngân hàng thực hiện một công việc nhƣ vậy là bất khả thi, bất kể ngân hàng có chấp nhận tiêu tốn thêm bao nhiêu chi phí và thời gian đi nữa, chƣa kể đến áp lực cạnh tranh khiến các ngân hàng cần phải hƣớng tới việc đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian cho vay.
Thực tiễn cho thấy hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân đang có xu hƣớng tăng lên và đang đƣợc các ngân hàng thƣơng mại hết sức quan tâm. Động cơ tìm kiếm lợi nhuận và phát triển kinh doanh khiến cho các ngân hàng thƣơng mại mong muốn mở rộng hơn nữa khả năng tiếp cận tập khách hàng này. Tuy nhiên, thách thức đặt ra với các ngân hàng lại chủ yếu đến từ các rủi ro pháp lý mà các bên có thể gặp phải trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng cá nhân.
70
CHƢƠNG 3
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG GIỮA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VÀ CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM