Đánh giá rủi ro đối với mỗi bên trong hợp đồng tín dụng của

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 67 - 69)

2.1. Thực trạng pháp luật về hợp đồng vay giữa ngân hàng

2.1.3.Đánh giá rủi ro đối với mỗi bên trong hợp đồng tín dụng của

khách hàng cá nhân và các ngân hàng thương mại

Trên cơ sở các vấn đề pháp lý vừa phân tích, có thể rút ra các kết luận sau đây về những rủi ro pháp lý mà các bên liên quan có thể gặp phải trong hợp đồng tín dụng.

2.1.3.1. Rủi ro đối với bên vay

Rủi ro trong hợp đồng tín dụng cá nhân đến từ sự mất cân xứng về địa vị đàm phán và sự thiếu thông tin/hiểu biết cần thiết. Trong khi đó, ngân hàng giao kết với khách hàng vay cá nhân thông qua hợp đồng mẫu với các nội dung chủ yếu là do ngân hàng quyết định. Ngân hàng thƣơng mại là bên có quyền chủ động tuyết đối trong việc đƣa ra các điều khoản và điều kiện hợp đồng, cá nhân vay tiền chỉ có quyền chấp nhận toàn bộ các điều khoản đó hoặc không. Do sự bất bình đẳng địa vị đó mà bên vay buộc phải chấp nhận toàn bộ các điều khoản phía ngân hàng đƣa ra, trong đó có nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp mà khách hàng cá nhân thƣờng không hiểu hết nhƣ các vấn đề tiền lãi, phƣơng thức định giá và xử lý tài sản bảo đảm... Đặc biệt là do vấn đề về tiền lãi chƣa thực sự rõ ràng nhƣ trên, khách hàng vay có thể bị tính những khoản tiền cao vô lý so với mức công bằng, và sẽ gây thiệt hại lớn cho họ.

Vấn đề khác nữa mà bên vay gặp phải là rào cản của chính ngân hàng đề ra. Do không đáp ứng đƣợc các yêu cầu kỹ thuật phức tạp liên quan đến phƣơng án sử dụng vốn và chứng minh năng lực tài chính, nhiều khách hàng cá nhân thƣờng “nhờ” ngƣời khác sử dụng tài sản của mình để đi vay, tự biến mình thành một “bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” trong hợp đồng vay. Đôi khi những ngƣời đƣợc “nhờ” này sẽ lạm dụng sự tín nhiệm đó để vay cao hơn mức mà ngƣời có nhu cầu vay kì vọng, cuối cùng dẫn đến việc họ bị ngân hàng yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo vì khoản nợ vƣợt quá đó chƣa đƣợc thanh toán.

62

2.1.3.2. Rủi ro đối với bên cho vay

Theo đánh giá của tác giả, rủi ro đối với bên cho vay dƣờng nhƣ có phần rõ ràng và dễ nhận diện hơn. Tựu chung lại, có thể nhận thấy các vấn đề lớn: địa vị pháp lý của ngƣời vay không đảm bảo và địa vị pháp lý của tài sản bảo đảm khoản vay không đảm bảo. Bất chấp việc một hệ thống quy định rất phức tạp và chặt chẽ về bảo đảm khoản vay, những vấn đề này vẫn thƣờng xuyên là một thách thức lớn.

Về địa vị pháp lý của người phải trả nợ

Ở đây không sử dụng thuật ngữ “ngƣời vay”, bởi lẽ “ngƣời phải trả nợ” mang nội hàm rộng hơn, bao gồm cả bên vay nợ trực tiếp và những ngƣời bảo lãnh cho bên vay. Đối với ngƣời bảo lãnh cho bên vay, nghĩa vụ của họ chỉ phát sinh khi đạt đƣợc những điều kiện và trong phạm vi mà ngƣời đó đã thỏa thuận với bên vay [38, Điều 336, 339].

Vấn đề địa vị pháp lý của ngƣời phải trả nợ ở đây là vấn đề xác định nghĩa vụ trong các trƣờng hợp có bên bảo lãnh/bên thứ ba có tài sản giao cho bên vay đi cầm cố, thế chấp và trƣờng hợp bên vay qua đời (có ngƣời thừa kế sản nghiệp). Đối với tình huống bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản của bên thứ ba, tranh chấp thƣờng phát sinh khi bên vay vi phạm hợp đồng với bên thứ ba hoặc đã hành xử khác với kỳ vọng của bên thứ ba đó, nhất là trƣờng hợp uỷ quyền vay hộ, và ngân hàng sẽ phải tham gia vào kiện tụng một cách lãng phí. Đối với trƣờng hợp bên bảo lãnh qua đời, pháp luật chƣa thực sự làm rõ liệu ngân hàng có quyền yêu cầu ngƣời thừa kế phải thanh toán (nếu cần) các khoản vay đƣợc giải ngân sau thời điểm ngƣời bảo lãnh qua đời hay chƣa và liệu ngân hàng có quyền đƣợc yêu cầu bên vay phải thoả thuận về một biện pháp bảo đảm thay thế/bổ sung khác hay không. Theo tác giả đã phân tích ở trên, hiện nay pháp luật chƣa trao quyền cho bên cho vay cố gắng phục hồi lại sự an toàn của khoản vay theo cách này.

63

Về địa vị pháp lý của tài sản đảm bảo khoản vay

Một là, hiện tƣợng vay tiền và đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba diễn ra tƣơng đối phổ biến. “Bên thứ ba” ở đây đƣợc hiểu là một bên không/chƣa từ bỏ quyền của mình đối với tài sản đảm bảo, nhƣng tài sản đó đã đƣợc bên vay đem đi đảm bảo cho khoản vay của mình. Nếu là vấn đề giả mạo giấy tờ để đi vay thì thực tế không phải một thách thức quá lớn, bởi lẽ

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 67 - 69)