Vai trò của hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 27 - 29)

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của hội thẩm nhân dân

1.1.4. Vai trò của hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự

Việc tham gia xét xử của HTND là một yêu cầu khách quan của nền tƣ pháp và HTND là một yếu tố bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và tính thực thi đối với các phán quyết của Toà án nhằm bảo đảm công lý. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, BLTTDS năm 2015, LTCTAND năm 2014 và Pháp lệnh Thẩm phán và HTND năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) đã quy định cụ thể hóa vai trò của HTND.

Thứ nhất, HTND là những ngƣời do nhân dân cử hoặc bầu ra thông qua việc

tham gia vào quá trình xét xử mà thực hiện quyền tƣ pháp do nhân dân giao phó, giúp nhân dân quản lý có hiệu quả lĩnh vực tƣ pháp. Cũng chính vì HTND do nhân dân cử hoặc bầu ra nên vị trí của HTND tƣơng đối độc lập trong quá trình tham gia xét xử và chỉ tuân theo pháp luật.

Thứ hai, ở nƣớc ta pháp luật là sự thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân

dân. Chế định HTND không chỉ giúp nhân dân tham gia có hiệu quả vào hoạt động xét xử mà còn giúp nhân dân kiểm tra hoạt động áp dụng pháp luật và đƣa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống. Trong công tác xét xử, muốn việc áp dụng pháp luật đƣợc đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân thì các thành viên trong HĐXX không chỉ là ngƣời có trình độ cao về mặt pháp luật mà còn phải có kiến thức và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội sâu sắc. Vì vậy, việc quy định chế độ xét xử có HTND tham gia là hết sức quan trọng. HTND với tƣ cách

là những ngƣời có trình độ, có uy tín đƣợc cộng đồng dân cƣ tín nhiệm bầu ra. Trong quá trình tham gia xét xử, HTND sẽ thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân; họ sẽ đƣa ra tiếng nói từ phía xã hội, giúp cho việc xét xử chính xác, khách quan, phủ hợp với quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân. Bởi lẽ, HTND là những ngƣời sống và làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, khu dân cƣ nên có kinh nghiệm trong hoạt động xã hội, có vốn kiến thức thực tế phong phú, có mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Chính vì thế, HTND hiểu rõ tình hình, hoàn cảnh cũng nhƣ nguyên nhân của các vụ án. Mặt khác, thực tế cuộc sống luôn vận động và thay đổi, pháp luật không phải lúc nào cũng theo kịp cuộc sống.

Xuất phát từ việc tiếp xúc và thấu hiểu tâm tƣ nguyện vọng của quần chúng, nắm bắt đƣợc dƣ luận xã hội, HTND có vai trò trong việc đƣa pháp luật tới gần với thực tiễn. Hay nói cách khác, sự tham gia xét xử của HTND làm cho các bản án, quyết định của Toà án mang tính "chính trị" hơn. Trong một số trƣờng hợp, HTND còn có kiến thức sâu về một số lĩnh vực nhƣ quản lý kinh tế, y học, tâm lý xã hội ... Các kiến thức sinh động đó sẽ có ích trong việc bổ sung các kiến thức thực tiễn cho Thẩm phán, giúp cho quá trình xét xử đúng đắn và hiệu quả. Nói nhƣ vậy không có nghĩa là HTND không cần quan tâm đến pháp luật. HTND có thể không phải là những chuyên gia pháp lý, có kiến thức pháp luật chuyên sâu nhƣ Thẩm phán, nhƣng họ cũng cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp luật dân sự và pháp luật TTDS để thực hiện quyền và nghĩa vụ của minh theo quy định của pháp luật cũng nhƣ sự tín nhiệm của quần chúng nhân dân.

Thứ ba, vai trò của HTND trong xét xử vụ án nói chung cũng nhƣ vụ án dân

sự nói riêng là góp phần tăng cƣờng mối quan hệ giữa Toà án và nhân dân. Thông qua HTND, công tác xét xử của Toà án đến với nhân dân; qua đó nhân dân hiểu và thông cảm với Toà án. Bên cạnh đó, sự tham gia xét xử của HTND, Toà án sẽ nắm bắt đƣợc những vƣớng mắc, suy nghĩ, tình cảm của nhân dân. Một phán quyết của Toà án có thể nhận đƣợc sự đồng tỉnh của nhân dân, nhƣng cũng có thể bị phản ứng, thậm chí là sự phản ứng gay gắt của dƣ luận. Nhƣ vậy, HTND có vai trò giúp công tác xét xử của Toà án góp phần nâng cao tinh thần tự giác, tôn trọng và bảo vệ pháp luật của nhân dân; đồng thời cũng chịu sự giám sát của nhân dân.

Thứ tư, HTND có vai trò giúp Toà án thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Là ngƣời trực tiếp tham gia quá trình xét xử vụ án, HTND sẽ là ngƣời giúp Toà án tuyên truyền về kết quả xét xử; phân tích rõ các cơ sở áp dụng pháp luật trong quả trình giải quyết vụ án đó. Từ đó góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật và hòa giải của công dân tại nơi HTND làm việc, sinh sống.

Thứ năm, việc tham gia của HTND trong quá trình xét xử còn cùng với thẩm

phán ra phán quyết giải quyết VADS công minh, chính xác và đúng pháp luật

Hội thẩm là những ngƣời sống và làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, khu dân cƣ nên có kinh nghiệm trong hoạt động xã hội, có vốn kiến thức thực tế phong phú, có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, vì vậy các vị Hội thẩm hiểu rõ tình hình, hoàn cảnh, nguyên nhân của các vụ án. Trong một số trƣờng hợp, HTND còn có kiến thức sâu về một số lĩnh vực nhƣ quản lý kinh tế, y học, tâm lý xã hội … Các kiến thức thực tiễn sinh động đó của đội ngũ Hội thẩm sẽ rất có ích trong việc bổ sung các kiến thức thực tiễn cho Thẩm phán về những lĩnh vực mà Thẩm phán không chuyên sâu, giúp cho công tác xét xử đúng đắn. Thông qua Hội thẩm, công tác xét xử của Tòa án đến với nhân dân, nhân dân hiểu và thông cảm với công tác của Tòa án. Cũng thông qua Hội thẩm, Tòa án nắm bắt đƣợc những vƣớng mắc, suy nghĩ, tình cảm của nhân dân. Một phán quyết của Tòa án có thể nhận đƣợc sự đồng tình của nhân dân, nhƣng cũng có thể bị phản ứng, thậm chí là phản ứng gay gắt của dƣ luận. Nhƣ vậy, công tác xét xử của Tòa án vừa góp phần nâng cao tinh thần tự giác, tôn trọng và bảo vệ pháp luật của nhân dân, lại vừa chịu sự giám sát của nhân dân.

Một phần của tài liệu Chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)