Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của hội thẩm nhân dân trong tố

Một phần của tài liệu Chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 49 - 61)

1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hội thẩm nhân

1.3.2. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của hội thẩm nhân dân trong tố

tụng dân sự

Một trong những biểu hiện dân chủ của nền tƣ pháp là có đại diện của nhân dân tham gia vào việc xét xử của Toà án. Bằng việc tham gia của mình, HTND thực hiện quyền lực tƣ pháp, đại diện cho nhân dân tham gia vào công tác pháp lý Nhà nƣớc nói chung và hoạt động của Toà án nói riêng. Đồng thời, việc tham gia của HTND còn bảo đảm sự giám sát từ bên trong của nhân dân đến hoạt động xét xử của Toà án; khi tham gia hoạt động xét xử của Toà án, HTND không chỉ đƣợc trựe tiếp đƣa ra phán quyết để giải quyết vụ án mà còn là ngƣời giám sát, kiểm tra các hoạt động đó. Để thực hiện đƣợc những điều này, pháp luật TTDS trao cho HTND những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định.

HTND là những ngƣời kiêm nhiệm trong hoạt động xét xử, chịu sự quản lý của Chánh án TAND theo quy chế tổ chức và hoạt động của HTND. Nhiệm vụ, quyền hạn chung của HTND đƣợc quy định tại các điều 9, 16 và 84 LTCTAND năm 2014. Khoản 2 Điều 84 LTCTAND năm 2014 quy định: "HTND thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND theo phân công của Chánh án Toà

án nơi được bầu làm HTND". HTND có nghĩa vụ thực hiện sự phân công của Chánh

án Toà án, trƣờng hợp không thực hiện đƣợc thì phải nêu rõ lý do. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của HTND, BLTTDS năm 2015 quy định các nhiệm vụ cụ thể của họ tại Điều 49 và một số điều luật khác nhƣ Điều 11, 12, 264, 268.

Sau khi đƣợc phân công xét xử các VADS, HTND có quyền yêu cầu Toà án thông báo cho biết cụ thể họ, tên từng ngƣời tiến hành tổ tụng và ngƣời tham gia tố tụng trong vụ án và việc đầu tiên là phải kiểm tra xem mình có thuộc trƣờng hợp phải từ chối hoặc thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 52, 53 BLTTDS năm 2015 hay không. Theo quy định tại Điều 55 BLTTDS năm 2015 thi việc từ chối tiến hành tố tụng phải đƣợc lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng. Nếu không thuộc các trƣờng hợp phải từ chối tiến hành tố tụng, sau khi đƣợc phân công, HTND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của mình đã đƣợc quy định tại Điều 49 BLTTDS năm 2015, gồm có: Nghiên cứu hồ sơ vụ án trƣớc khi mở phiên tòa; để nghị Chánh án Toà án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền; tham gia Hội đồng xét xử, tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Khi xét xử HTND ngang quyền với Thẩm phán trong việc đƣa ra các ý kiến về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử, các ý kiến này có tính chất quyết định ngang nhau.

1.3.2.1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự

Nghiên cứu hồ sơ trƣớc khi mở phiên tòa là công việc rất quan trọng khi HTND tham gia xét xử, ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của HTND khi tham gia xét xử vụ án, ảnh hƣởng đến chất lƣợng của bản án, quyết định giải quyết vụ án sau này. HTND có nắm chắc hồ sơ, nắm vững các tình tiết của vụ án thì mới có thể thực hiện các công việc khác thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Việc nghiên cứu hồ sơ VADS là một hoạt động thƣờng xuyên và quan trọng trong quá trình giải quyết VADS của Thẩm phán và HTND. Trong TTDS, việc nghiên cứu hồ sơ có một ý nghĩa quan trọng. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, HTND sẽ nắm vững đƣợc nội dung vụ án, yêu cầu của đƣơng sự và các vấn đề liên quan, từ đó xác định đƣợc phƣơng hƣớng giải quyết vụ án đúng đắn. Việc nghiên cứu tốt hồ sơ vụ án là cơ sở để đảm bảo cho HTND có thể thực hiện đƣợc các nhiệm vụ, quyền hạn khác của mình. Khi tham gia tố tụng tại phiên tòa, HTND phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, độc lập suy xét, chí công vô tƣ, không vì áp lực của bất kỳ cá nhân hay tổ

chức nào. Trên tinh thần quyết định theo đa số, nếu ý kiến biểu quyết của HTND giống nhau nhƣng khác ý kiến Thẩm phán thì quyết định của HĐXX phải theo ý kiến HTND. Thẩm phán có quyền bảo lƣu ý kiến và đề nghị Toà án cấp trên xem xét. Thực tiễn cho thấy chất lƣợng nghiên cứu hồ sơ VADS có ảnh hƣởng nhất định đến chất lƣợng giải quyết VADS. Theo đó nếu việc nghiên cứu hồ sơ đƣợc thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học thì sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng giải quyết vụ án, ngƣợc lại nếu việc nghiên cứu hồ sơ vụ án đƣợc thực hiện qua loa, sơ sài thì chất lƣợng giải quyết vụ án không cao, có thể dẫn đến làm gia tăng tỷ lệ án bị hủy, sửa. Chất lƣợng nghiên cứu hồ sơ VADS phụ thuộc vào kỹ năng, phƣơng pháp nghiên cứu hồ sơ, theo đó nếu ngƣời nghiên cứu có kỹ năng nghiên cứu tốt và phƣơng pháp nghiên cứu chuyên sâu thì chất lƣợng nghiên cứu sẽ đƣợc nâng cao [14, tr.45].

Tùy từng vụ án mà trong hồ sơ VADS có thể có nhiều tài liệu, chứng cứ khác nhau. Việc nghiên cứu hồ sơ VADS cũng tùy thuộc vào kỹ năng, phƣơng pháp và nhận thức của từng ngƣời. Tuy nhiên, khi nghiên cứu hồ sơ VADS đòi hỏi HTND nghiên cứu các vấn đề sau: Nghiên cứu về nội dung của vụ án và nghiên cứu về thủ tục tiến hành giải quyết vụ án. Nghiên cứu nội dung VADS bao gồm nghiên cứu các vấn đề về quan hệ pháp luật tranh chấp, tính hợp pháp, tính có căn cứ đối với yêu cầu của đƣơng sự, giá trị chứng minh của chứng cứ. Việc nghiên cứu nội dung của VADS nhằm để cho HTND có nhận thức đầy đủ và đúng về bản chất của vụ án, trên cơ sở đó có phƣơng án giải quyết chính xác các vấn đề của vụ án.

Sau khi nghiên cứu xong hồ sơ, trên cơ sở tổng hợp, đánh giá các tài liệu, chứng cứ trong vụ án, xác định các quan hệ pháp luật cần giải quyết, HTND cần phải nghiên cứu các quy định pháp luật có liên quan, cần áp dụng để đƣa ra định hƣớng giải quyết từng quan hệ pháp luật trong vụ án, từ đó có thể tham gia với Thẩm phán trong việc bổ sung các thủ tục tố tụng cần thiết, chuẩn bị cho việc xét xử tại phiên tòa và cho việc nghị án, tham gia viết bản án sau này. HTND có quyền yêu cầu Toà án cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật mới nhất có liên quan đến vụ án mà mình đang nghiên cứu và sẽ tham gia xét xử tại Toà án. Khi nghiên cứu HTND phải ghi chép những vấn đề quan trọng có liên quan đến việc giải quyết

đúng đắn, khách quan vụ án, những vấn đề cần làm rõ tại phiên tòa, những điều luật cần áp dụng ... để làm tài liệu khi tham gia hỏi tại phiên tòa. Trong khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, mối quan hệ giữa Thẩm phán và HTND mang tính hƣớng dẫn và hỗ trợ cho nhau nhƣng cũng phải đảm bảo sự độc lập giữa họ. Thẩm phán không thể áp đặt hoặc hạn chế việc nghiên cứu hồ sơ vụ án của HTND. HTND cũng không để lệ thuộc vào Thẩm phán mà phải chủ động đứng trên quan điểm, lập trƣờng của mình. Có nhƣ vậy khi xét xử tại phiên tòa giữa họ mới thực sự khách quan và độc lập đƣợc.

Đa phần các HTND đều ý thức đƣợc trách nhiệm của minh, cho nên họ rất nghiêm túc trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án nhƣng rất khó cho họ trong việc đánh giá các vấn đề liên quan đến chuyên môn pháp lý. Vì vậy, HTND thƣờng trao đổi với Thẩm phán, thông qua Thẩm phán để nắm bắt nội dung vụ án và pháp luật áp dụng. Nhƣ vậy, ngay từ khi chuẩn bị xét xử HTND đã bị phụ thuộc vào Thẩm phán, điều này ảnh hƣởng ít nhiều đến tính độc lập của HTND tại phiên toà. HTND không tham gia giải quyết vụ án từ đầu nhƣ Thẩm phán mà tham gia từ khi có quyết định đƣa vụ án ra xét xử. HTND không có quyền thu thập chứng cứ mà phụ thuộc hoàn toàn vào việc thu thập tài liệu, chứng cứ của Thẩm phán. Thẩm phán có nhiệm vụ thụ lý vụ án, có quyền tiến hành các hoạt động tố tụng nhƣ ghi lời khai, thu thập chứng cứ, tiếp xúc với các đƣơng sự trong thời gian khá dài.

Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án trong mỗi vụ án cụ thể đều do Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa định hƣớng xét xử. Do đó, việc chuẩn bị xét xử của Thẩm phán có ý nghĩa quan trọng, nếu Thẩm phán thực hiện đúng đắn nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sẽ tạo điều kiện cho HTND có thể xem xét vụ án một cách toàn diện, chính xác. Ngƣợc lại, Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng sẽ ảnh hƣởng đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HTND khi xét xử và quyết định giải quyết vụ án. BLTTDS chƣa có quy định cũng chƣa có quy định về việc HTND từ chối tiến hành tố tụng vi lý do Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không chính xác khi chuẩn bị xét xử. Do vậy, pháp luật cần thiết phải phân định cụ thể hơn nữa trách nhiệm của Thẩm phán và HTND khi tiến hành tố tụng. Nếu xác định HTND phải chịu trách nhiệm cùng với Thẩm phán trong

hoạt động tố tụng thì cần phải có những quy định về sự tham gia của HTND trong quá trình chuẩn bị xét xử, thu thập chứng cứ; ngƣợc lại, nếu xác định ý kiến của HTND thực chất là ý kiến xã hội thì họ chỉ có quyền đƣa ra ý kiến chứ không có quyền đƣa ra phán quyết, Thẩm phán phải tự chịu trách nhiệm cá nhân về phán quyết của mình.

Để HTND khi xét xử có thể ngang quyền đƣợc với Thẩm phán đòi hỏi HTND phải có thời gian nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ thì mới chủ động trong việc hỏi các đƣơng sự, đƣa ra quan điểm, ý kiến của mình, độc lập với Thầm phán. Do HTND làm việc kiêm nhiệm, xét xử không phải là công việc chính của họ nên thời gian dành cho công tác xét xử chƣa nhiều, về tổ chức quản lý HTND chƣa chặt chẽ nên nhiều HTND còn thụ động trong nghiên cứu hồ sơ và tham gia hỏi tại phiên tòa để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Trên thực tế thời gian nghiên cứu hồ sơ dành cho HTND là quá ngắn. Theo quy định tại Điều 203 BLTTDS năm 2015 thì “Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đƣa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên tòa; trƣờng hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng". Nhƣ vậy, từ thời điểm HTND tham gia giải quyết VADS đến khi mở phiên tòa tối đa là 2 tháng đối với những vụ án đặc biệt, thông thƣờng thời gian này tối đa chỉ là 1 tháng, trong khi trình độ pháp lý, khả năng nắm bắt nội dung vụ việc của họ không thể bằng Thẩm phán. Đối với những vụ án mà có Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của BLTTDS năm 2015 thì Toà án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đƣa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Toà án (Điều 220). Nhƣ vậy, đối với những vụ án thuộc trƣờng hợp này, thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án của HTND lại bị rút ngắn đi. Mà không phải ngày nào trong thời gian tối đa 1 tháng đó HTND cũng có thể đến Toà án để nghiên cứu hồ sơ đƣợc. Quy định chế độ nghiên cứu hồ sơ nhƣ vậy không khác gì "đánh đố" các HTND, với trình độ, kiến thức pháp luật của HTND nhƣ hiện nay thì khó có thể đánh giá hết các chứng cứ trong hồ sơ để có quyết định đúng đắn về vụ án, nhất là đối với các vụ án có nhiều tình tiết phức tạp nhƣ các vụ án về tranh chấp đất đai, thừa kế, liên quan đến nhiều đƣơng sự …

Do đó, việc nâng cao chất lƣợng nghiên cứu hồ sơ VADS có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giải quyết VADS. Nâng cao chất lƣợng nghiên cứu hồ sơ VADS còn là một yêu cầu không thể thiếu trong hoạt động TTDS.

1.3.2.2. Đề nghị Chánh án Toà án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền

Qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, đánh giá, phân tích những tài liệu, chứng cứ của vụ án, nếu thấy các thủ tục tố tụng mà Thẩm phán tiến hành ở giai đoạn chuẩn bị xét xử chƣa đảm bảo và thấy cần thiết HTND quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tạm đình chi, đình chỉ theo quy định của BLTTDS. Mặc dù BLTTDS năm 2015 chƣa quy định về vấn đề này nhƣng trên thực tế nếu thấy cần thiết HTND cũng có thể đề nghị Thẩm phán xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án. Theo quy định tại Điều 112 và Điều 135 BLTTDS năm 2015 thì trƣớc khi mở phiên tòa, Thẩm phán có thể tự mình xem xét, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các biện pháp đƣợc quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 114, gồm có:

1. Giao ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục. 2. Buộc thực hiện trƣớc một phần nghĩa vụ cấp dƣỡng. 3. Buộc thực hiện trƣớc một phần nghĩa vụ bồi thƣởng thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm. 4. Buộc ngƣời sử dụng lao động tạm ứng tiền lƣơng, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thƣờng, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho ngƣời lao động. 5. Tạm đình chi thi hành quyết định đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải ngƣời lao động.

Khoản 1 Điều 219 BLTDS năm 2015 quy định: "Trƣớc khi mở phiên tòa, Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết VADS có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS, quyết định tiếp tục giải quyết VADS, quyết định đình chỉ giải quyết VADS". Trƣờng hợp phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc

hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật, HTND có thể đề nghị Chánh án có văn bản đề nghị Chánh án TANDTC kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bồ sung hoặc bãi bỏ văn bàn quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nƣớc cấp trên.

Mặc dù BLTTDS năm 2015 đã quy định cho HTND đƣợc quyền đề nghị Chánh án, Thẩm phán ra các quyết định tố tụng trên nhƣng lại không có cơ chế bảo đảm cho quyền này đƣợc thực hiện trên thực tế. Trong trƣờng hợp có đề nghị của HTND nhƣng Chánh án, Thẩm phán không ra các quyết định theo đề nghị đó thì giải quyết nhƣ thế nào?, trách nhiệm của HTND, Chánh án, Thẩm phán trong từng trƣờng hợp cụ thể ra sao?.. Do đó, để bảo đảm thực hiện quy định này trên thực tế, theo tôi cần phải bổ sung các quy định để giải quyết trong trƣờng hợp HTND đề nghị Chánh án, Thẩm phán ra các quyết định tố tụng nhƣng không đƣợc chấp nhận [14, tr. 45].

Một phần của tài liệu Chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)