Những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực

Một phần của tài liệu Chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 82 - 85)

2.1. Thực tiễn thực hiện chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật

2.1.3. Những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực

thực hiện chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Thứ nhất, số lượng các VADS ngày càng tăng

Số lƣợng các loại vụ án mà Toà án phải thụ lý giải quyết tiếp tục có xu hƣớng gia tang với tính chất ngày càng phức tạp, đặc biệt là các tranh chấp dân sự. Điều này tỷ lệ thuận với quy mô tăng dân số và tang trƣởng của nền kinh tế. Cùng với những sửa đổi, bổ sung của BLTTDS năm 2015 thẩm quyền của Toà án đƣợc mở rộng cũng là nguyên nhân làm cho số lƣợng các VADS tăng lên nhiều theo mỗi năm, tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp. Toà án luôn trong tình trạng quá tải [24, tr.12]. Số lƣợng HTND ở mỗi địa phƣơng thì có hạn, trong khi số lƣợng các VADS cùng với mức độ phức tạp của các vụ án này ngày càng gia tang cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giải quyết vụ án của HTND. HTND vừa phải sắp xếp công việc chuyên môn vừa phải sắp xếp thời gian để nghiên cứu hồ sơ và tham gia phiên tòa sơ thẩm cũng là yếu tố tạo nhiều áp lực cho hội thẩm. Khi công việc quá tải hoặc việc sắp xếp công việc không hợp lý là nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến hiệu của tham gia giải quyết các VADS của HTND.

Thứ hai, về nhận thức, nhiều người chưa đánh giá đúng đắng vị trí của HTND trong hoạt động xét xử

Trên thực tế, đã có cách nhìn coi nhẹ sự tham gia xét xử của HTND và cho rằng hoạt động xét xử của HTND mang tính hình thức. Sự coi nhẹ này trƣớc hết từ nhận thức của một số thẩm phán. Điều này cũng dễ hiểu, khi thẩm phán là ngƣời đƣợc đào tạo cơ bản về chuyên môn và nghiệp vụ, còn HTND chỉ là những ngƣời đại

diện cho trình độ hiểu biết pháp luật ở mức trung bình của ngƣời dân nói chung, do vậy, sự băn khoăn của thẩm phán là có căn cứ. Nhƣ nhiều thẩm phán đã có nhận xét: có nhiều vụ án phức tạp, tài liệu quá nhiều nên HTND chỉ đọc đƣợc những tài liệu nhƣ đơn khởi kiện và biên bản hòa giải; các chứng cứ khác không nắm chắc, nên khi ra xét xử, HTND không đặt ra câu hỏi và không thể hiện ý kiến rõ ràng trong phần nghị án [7, tr. 37]. Đây có thể nói là một trở ngại khách quan, gây ra một số nhận thức không đúng của một số ngƣời. Về phía quần chúng nhân dân, giờ chƣa thấy hết đƣợc vai trò của ngƣời đại diện cho mình tham gia xét xử, cho rằng HTND tham gia cho đủ lệ bộ của Toà án. Nhất là khi dự phiên tòa, công chúng thấy một số vị HTND thụ động, lúng túng nên càng có ấn tƣợng về tính hình thức của chế định HTND.

Do ảnh hƣởng từ những hạn chế vừa phân tích trên nên về mặt xã hội tuy không phải là nhiều nhƣng thực tiễn xét xử cho thấy, ngay sau khi đƣợc Chủ tọa phiên tòa giải thích cho họ biết về quyền và nghĩa vụ của ngƣời tham gia tố tụng trong vụ án mà Toà án đã xác định, không ít trƣờng hợp nguyên đơn, bị đơn hoặc ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đề nghị thay đổi vị HTND đang là thành viên của Hội đồng xét xử, lý do mà họ đƣa ra để giải thích về sự thiếu tin tƣởng vào kỹ năng xét xử đòi hỏi phải có của một “quan tòa” đối với HTND đó, nhƣ: Ông ấy, bà ấy là Cựu chiến binh, là cán bộ của Hội nông dân của phƣờng, … chƣa qua một trƣờng đào tạo nào về luật! Tất nhiên, lý lẽ mà họ đƣa ra không đƣợc Hội đồng xét xử chấp nhận, nhƣng qua đó cũng thấy rằng thật sự họ không kỳ vọng nhiều vào những HTND nhƣ vậy. Công bằng mà nói, bên cạnh nhiều HTND tỏ ra rất tích cực trong nghiên cứu, giúp cho Hội đồng xét xử đƣa ra phán quyết thật “thấu lý đạt tình”, cũng có nhiều HTND mà vai trò của họ khá mờ nhạt, điều này đƣợc thể hiện ngay chính phong thái của HTND tại phiên tòa, có thể do không nắm thật chắc tình tiết vụ án; kỹ năng xét xử nhất là kỹ năng vận dụng các nghị quyết hƣớng dẫn áp dụng pháp luật của Hội đồng thẩm phán TANDTC vào giải quyết từng loại án cụ thể còn hạn chế, chính vì lẽ đó cũng dễ bắt gặp những câu hỏi có tính chất “món cung”, … nên họ trở nên bị phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa khi nghị án.

Còn phía HTND, ngoài những vị tham gia chủ động, tích cực còn có những vị quá thụ động. Có những HTND không tham gia xét xử vụ án nào vì những lý do khác nhau về chủ quan lẫn khách quan. Có những HTND khi tham gia xét xử thì ngồi im lặng từ đầu đến cuối phiên tòa, hoặc do không nắm vững hồ sơ cũng nhƣ các tình tiết của vụ án, nên đặt câu hỏi lạc long, xa rời nội dung vụ án … sự thiếu chủ động đó của HTND cũng nhƣ tâm lý mặc cảm của họ càng dễ gây ra cho những ngƣời khác cảm giác chế định HTND là hình thức.

Nhƣ vậy, về mặt nhận thức đang có những yếu tố gây trở ngại cho chế định HTND và chắc chắn là ảnh hƣởng tới kết quả xét xử của HTND. Giải quyết đƣợc những vấn đề này là góp một phần nào thực hiện nhiệm vụ cài cách Toà án hiện nay.

- Thứ ba, quy định về chế độ thu nhập của HTND chưa phù hợp

Các quy định về chế độ bồi dƣỡng cho HTND hiện nay chƣa phù hợp. Theo quy định hiện nay, ngoài chế độ về trang phục, HTND chỉ đƣợc hƣởng chế độ bồi dƣỡng phiên tòa với mức 90.000 đồng/ngày nghiên cứu hồ sơ hoặc xét xử (theo Quyết định số 41/2012/QDD- TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tƣớng chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013). Điều này ít nhiều làm này xinh hiện tƣợng tiêu cực nhƣ nhiều HTND không muốn tham gia hoặc tham gia cho “có lệ” hoặc tham gia nhƣng cho rằng xét xử vụ án là trách nhiệm chính của thẩm phán.

- Thứ tư, các quy định về trách nhiệm của HTND còn mang tính hình thức thiếu thực tiễn

HTND không phải chịu trách nhiệm công vụ, bởi đây không phải là nơi họ sẽ bị kỷ luật lao động nhƣ nhƣ thăng, giáng cấp, nâng lƣơng, trừ lƣơng, có chăng chỉ là có đƣợc tham gia ở nhiệm kỳ tiếp theo hay không, hay có đƣợc thƣờng xuyên tham gia xét xử hay không mà thôi. Vì vậy, dù luôn chiếm đa số trong hội đồng xét xử và các phán quyết của hội đồng xét xử đƣợc quyết định theo đa số nhƣng liên quan đến trách nhiệm về án án bị sửa thì chủ yếu là thẩm phán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm [16, tr.37].

- Thứ năm, HTND hiện nay còn mang tính kiêm nhiệm nhiều

công nghệ, tài chính, hƣu trí …) với mục đích khi có các vụ án mà đƣơng sự, bị cáo tại phiên tòa có liên quan đến các lĩnh vực nào, thì sẽ đƣợc mời đến tham gia nghiên cứu hồ sơ để xét xử. Theo lý luận, thì HTND là ngƣời đem hơi thở của nhân dân vào trong quá trình phán quyết các bản án, khi các vụ án có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của mình thì trong nhiều trƣờng hợp, HTND sẽ am hiểu về lĩnh vực đó hơn thẩm phán. Tuy nhiên, HTND mặc dù có trình độ chuyên môn riêng nhƣng còn hạn chế rất nhiều về trình độ pháp lý, đây là vấn đề bất cập trong thực tiễn hiện nay. Nhiều trƣờng hợp HTND đƣợc thẩm phán gửi lịch xét xử trƣớc cả tháng nhƣng đến ngày xét xử lại bận công việc đột xuất không tham gia phiên tòa, khi đó thƣ ký rất bị động trong việc sắp xếp HTND khác thay thế để mở phiên tòa đúng thời gian. Bởi vì, các HTND hiện nay chủ yếu làm việc theo cơ cấu, cho nên việc tuân thủ lịch xét xử, cũng nhƣ công tác nghiên cứu hồ sơ các HTND thƣờng xem nhẹ. Tại phiên tòa, chủ tọa hỏi là chính, các HTND tham gia phiên tòa rất ít hỏi, nếu có hỏi thì không đúng trọng tâm.

Một phần của tài liệu Chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)