Khái niệm và vai trò của chế định hội thẩm nhân dân trong pháp

Một phần của tài liệu Chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 29 - 34)

luật tố tụng dân sự

1.2.1. Khái niệm chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự

HTND là một chế định pháp lý quan trọng thể hiện tính chất dân chủ trong hoạt động xét xử của Toà án. Chế định này đƣợc ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp của Nhà nƣớc ta từ 1946.

Việc quy định và áp dụng xét xử có HTND cùng với ý nghĩa nhân đạo, góp phần giải quyết vụ án đƣợc khách quan còn giúp tăng cƣờng nhận thức và hiểu biết pháp luật của ngƣời dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giúp ngƣời dân giám sát hoạt động của Toà án một cách trực tiếp, dân chủ. Đây đƣợc xem là những giá trị chung của chế định HTND đối với nền tƣ pháp của mỗi chính thể và mỗi quốc gia. Ở nƣớc ta, HTND là thành phần không thể thiếu trong HĐXX sơ thẩm các VADS. Việc tham gia của HTND vào thành phần HĐXX là sự thể hiện bản chất dân chủ nhân dân của Nhà nƣớc ta, biểu hiện cho nền dân chủ trong hoạt động tƣ pháp. Chế định HTND bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Toà án. Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 LTCTAND năm 2014 thì “chế độ bầu HTND được thực hiện đối với TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tinh

và tương đương." Và Điều 8 của Luật này quy định: “Việc xét xử sơ thẩm của Toà

án có HTND tham gia theo quy định của luật tố tụng, trừ trưởng hợp xét xử theo thủ tục rút gọn".

Nhƣ vậy, HTND làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án với tƣ cách là thành viên của HĐXX nhƣmg không phải là ngƣời xét xử chuyên nghiệp nhƣ Thẩm phán. Họ là ngƣời đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Toà án. Xét xử không phải là nghề nghiệp chính của HTND, họ công tác, làm việc trong các lĩnh vực khác hoặc đã nghỉ hƣu.

Với quy định của pháp luật, để một ngƣời có thể đƣợc bầu làm HTND, đòi hỏi phải đáp ứng những điều kiện nhất định. HTND phải là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cƣ, có tỉnh thần dùng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực; có kiến thức pháp luật; có hiểu biết xã hội; có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao và đƣợc Hội đồng nhân dân bầu làm HTND trên cơ sở giới thiệu của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp để cùng Thẩm phán xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật.

Khi đƣợc bầu làm HTND thì họ trở thành thành viên của HĐXX và có trách nhiệm cùng thẩm phán ra phán quyết về việc giải quyết VADS. Việc HTND tham gia xét xử các vụ án dân sự là việc họ đã tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Quan hệ này là quan hệ giữa HTND với Thẩm phán, Kiểm sát viên, đƣơng sự, ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, ngƣời làm chứng, ngƣời phiên dịch, ngƣời giám định đƣợc quy phạm pháp luật TTDS điều chỉnh. Những quan hệ này đƣợc phát sinh trong quá trình TTDS.

Theo từ điển pháp lý, chế định đƣợc hiểu là "tập hợp nhóm các quy phạm pháp

luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có liên quan mật thiết với nhau" [13, tr,16].

Theo cách giải thích này thì chế định hiểu chung là nhóm các quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ pháp luật.

Chính vì thế có thể đƣa ra định nghĩa rằng: Chế định HTND trong TTDS là tổng thế các quy phạm phạm luật điều chỉnh quan hệ pháp luật tố tụng liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, địa vị pháp lý của HTND.

1.2.2. Vai trò của chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự dân sự

Ở nƣớc ta, đã có nhiều cách giải thích khác nhau về sự ra đời của chế định HTND trong pháp luật TTDS. Có ý kiến cho rằng, với sự giao thoa và tiếp nhận văn hoá pháp lý Trung Quốc thì các tƣ tƣởng về pháp luật của nho giáo Trung Quốc ảnh hƣởng khá đậm nét văn hóa pháp lý Việt Nam. Do đó, các chế định pháp luật của nƣớc ta cũng mang đậm dấu ấn của tƣ tƣởng nho giáo đó là tính trọng tình: “Trăm cái lý không bằng tí cái tình”… Cho nên, pháp luật chƣa phải là quy tắc cao nhất để phán xét đối với hành vi của xã hội. Vì vậy, cần phải có tiếng nói từ phía ngƣời dân, từ phía xã hội thì mới coi đó là các phán xét “thấu tình, đạt lý” và những ngƣời góp phần mang lại tiếng nói đó chính là các HTND đƣợc đề cử.

Hay cũng có cách lý giải rằng, trong một Nhà nƣớc pháp quyền của nhân dân, do nhân dân dân, vì nhân dân thì việc quy định về số lƣợng của HTND trong thành phần Hội đồng xét xử cũng là thể hiện tính nhân dân của Nhà nƣớc pháp quyền đó …

Việc nhân dân tham gia hoạt động xét xử của Toà án đƣợc thể hiện tập trung nhất thông qua chế định về HTND. Đây là một chế định đƣợc ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp (từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013). Bản thân chế định HTND là sự thể hiện tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Toà án, thể hiện bản chất nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân.

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 (Điều 103) và Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 (Điều 8, 9) thì việc xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân có HTND tham gia; Thẩm phán, HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nhƣ vậy, thực hiện chế độ xét xử có HTND tham gia và địa vị pháp lý của HTND khi xét xử độc lập với Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc hiến định. Các văn bản pháp luật TTDS đều ghi nhận nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có HTND tham gia và HTND đƣợc xác định là một trong những ngƣời tiến hành tố tụng. Khi đƣợc phân công giải quyết VADS thì HTND có các nhiệm vụ nhƣ: nghiên cứu hồ sơ vụ án trƣớc khi mở phiên tòa; tham gia xét xử các vụ án theo thủ tục sơ thẩm các loại vụ án; tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử; HTND phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những hành vi và quyết định của mình. Chế định HTND có vai trò quan trọng trong việc đặt nền tảng để HTND thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Cụ thể:

Thứ nhất, chế định HTND là một chế định quan trọng trong hoạt động xét xử

Nhân dân thông qua cơ quan đại diện (Hội đồng nhân dân) bầu ra HTND để cùng Thẩm phán chuyên nghiệp thực hiện quyền lực nhà nƣớc trong hoạt động xét xử, qua đó, nhân dân trực tiếp tham gia vào quản lý công việc nhà nƣớc, xã hội. Việc đảm bảo sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội nói chung và công tác xét xử của Tòa án nói riêng là yêu cầu quan trọng trong một nhà nƣớc tiến bộ. Ở các nƣớc theo hệ thống thông luật, có chế định về Bồi thẩm đoàn. Ở những nƣớc theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, Hội đồng xét xử có thể bao gồm Thẩm phán chuyên nghiệp và Thẩm phán không chuyên nghiệp hoặc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Nói chung, hình thức thể hiện việc nhân dân tham gia

công tác xét xử của Tòa án cũng có sự khác nhau ở mỗi nƣớc. Ở nƣớc ta, việc nhân dân tham gia hoạt động xét xử của Tòa án đƣợc thể hiện tập trung nhất thông qua chế định về Hội thẩm nhân dân. Chế định Hội thẩm là sự bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án, thể hiện bản chất nhà nƣớc của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về Nhân dân. Đây là một chế định đƣợc ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013.

Thứ hai, chế định HTND là cơ sở pháp lý để HTND thực hiện các quyền và nghĩa vụ TTDS của mình

Bất cứ chủ thể nào khi tham gia vào các quan hệ pháp luật cần đƣợc trao các tƣ cách pháp lý và các quyền, nghĩa vụ nhất định. Chế định HTND trong TTDS là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến HTND. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định vai trò, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của HTND trong việc giải quyết các vụ án dân sự. Tuy trong TTDS, địa vị pháp lý của các chủ thể quan hệ pháp luật TTDS khác nhau, nhƣng hoạt động tố tụng của các chủ thể đều liên quan đến việc thực hiện mục đích của TTDS là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Vì vậy, mỗi hành vi tố tụng của một chủ thể đều liên quan đến nhau, dẫn đến những hậu quả pháp lý đối với nhiều chủ thể khác và góp phần tạo nên sự vận động và phát triển của quá trình tố tụng. Chính điều này đã làm cho các quan hệ phát sinh trong quá trình TTDS gắn kết lại với nhau, tồn tại cùng nhau.

Thứ ba, chế định HTND là bảo đảm pháp lý cho phán quyết của Toà án “thấu tình, đạt lý”

Tại Hội nghị học tập của ngành cán bộ Tƣ pháp năm 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh, ân cần nhắc nhỡ: “Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế cũng chưa đủ. Không chỉ giới hạn hoạt động của mình trong khung

Tòa án mà phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân…”. Muốn đƣa ra quyết định

đúng đắn, giải quyết các tranh chấp đúng pháp luật, hợp với lẽ công bằng, hiển nhiên đòi hỏi những ngƣời làm công tác xét xử phải có đạo đức trong sáng, có bản lĩnh, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức và vốn hiểu biết

cuộc sống, có kinh nghiệm hoạt động xã hội. Vì thế việc xây dựng chế định HTND là sự bổ sung cần thiết. Hội thẩm là đại diện của các giới, các ngành, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, hội thẩm có thể phản ánh một cách khách quan suy nghĩ, tâm tƣ của quần chúng nhân dân, chứ không phải từ góc độ của một luật gia thuần túy.

Bằng kinh nghiệm, hiểu biết và kiến thức của mình, hội thẩm mang đến phiên tòa những quan niệm đạo đức chung của xã hội, sự nhận xét, đánh giá của nhân dân về tính chất của các tranh chấp theo lẽ phải và công bằng... Sự tham gia của hội thẩm góp phần quan trọng vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án, tăng thêm niềm tin cá nhân của thẩm phán vào việc đƣa ra phán quyết giải quyết vụ án “thấu tình”, “đạt lý”, công bằng, khách quan, đúng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội. Bên cạnh đó, việc tham gia xét xử của hội thẩm còn làm cho các phiên tòa tranh tụng chất lƣợng hơn; thông qua phiên tòa ngƣời dân biết và hiểu đƣợc các quy định của pháp luật, quy tắc của cuộc sống, từ đó, có ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng quy tắc và đạo đức xã hội, nâng cao ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.

Một phần của tài liệu Chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)