2.2. Một số kiến nghị về chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật
2.2.1. Các kiến nghị hoàn thiện chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật
tụng dân sự trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
2.2.1. Các kiến nghị hoàn thiện chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự luật tố tụng dân sự
Thứ nhất, sửa đổi quy định của Điều 63 BLTTDS năm 2015 về Hội đồng xét xử sơ thẩm VADS
Hiện nay, trong giới khoa học và những ngƣời làm công tác thực tiễn đang có những ý kiến khác nhau về số lƣợng HTND tham gia xét xử. Đã có ý kiến đề nghị thay thế chế định HTND hiện nay bằng một chế định khác phù hợp hơn mà vẫn có thể đảm bảo đƣợc tính nhân dân trong xét xử. Nhiều ý kiến cho rằng, cần tiếp tục duy trì chế định HTND nhƣng vấn đề là ở chỗ làm thế nào để HTND hoạt động đúng với các yêu cầu mà pháp luật đòi hỏi [7, tr. 42] … Theo tác giả, với quan điểm “lấy dân làm gốc” và để bảo đảm dân chủ thực sự của nền tƣ pháp xã hội chủ nghĩa và trên cơ sở đánh giá đúng những cống hiến của đội ngũ HTND trong hơn 70 năm qua, việc tiếp tục duy trì và cải tiến công tác HTND là rất cần thiết. Tuy
nhiên, cần thiết phải có một số điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Việc hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và một HTND sẽ vừa bảo đảm tính chuyên nghiệp, vừa bảo đảm có đại diện nhân dân tham gia xét xử, vẫn có thể sử dụng đƣợc kinh nghiệm xã hội và khả năng phán quyết các vấn đề của những ngƣời xét xử không chuyên nghiệp, những ngƣời đại diện cho mức hiểu biết pháp luật ở mức phổ thông của các tầng lớp nhân dân.
Trong số các ý kiến đề nghị tiếp tục duy trì chế định HTND lại có những ý kiến cho rằng, nên giảm số lƣợng HTND trong hội đồng xét xử VADS, cụ thể là trong phiên tòa sơ thẩm, hội đồng xét xử nên gồm hai thẩm phán và một HTND. Nhƣ vậy, vừa bảo đảm tính chuyên nghiệp, vừa bảo đảm tính nhân dân của hội đồng xét xử. Ý kiến khác lại cho rằng nên duy trì thành phần hội đồng xét xử gồm một thẩm phán và hai HTND nhƣ hiện nay vì tuy có một số HTND không có đủ khả năng và điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng xét xử của Toà án nhƣng đó chỉ là một phần nhỏ.
Tác giả cho rằng, với những thực tiễn hoạt động của HTND hiện nay nên sửa đổi số lƣợng HTND tham gia xét xử VADS trong Hội đồng xét xử, nên sửa đổi theo hƣớng giảm bớt số lƣợng HTND và tăng số lƣợng thẩm phán. Công tác xét xử là một lĩnh vực liên quan tới các quyền rất quan trọng của cá nhân, tổ chức trong xã hội, do đó Hội đồng xét xử phải đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, nhằm hạn chế đến mức thấp tỉ lệ án bị cải sửa, bị hủy. Do vậy, theo quan điểm của ngƣời viết một trong những giải pháp mà cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cần xem xét đến, đó là chất lƣợng về trình độ chuyên môn của Hội đồng xét xử phải đƣợc coi trọng. Bên cạnh việc quy định trình độ kiến thức pháp luật tối thiều của HTND, thì vấn đề số lƣợng HTND tham gia Hội đồng xét xử cũng phải thay đổi cho phù hợp. Mà theo đó, cần quy định số lƣợng HTND trong Hội đồng xét xử nhiều hơn nhƣ hiện nay (02 Thẩm phán, 01 HTND), có nhƣ vậy mới đảm bảo huy động rộng rãi và tối đa trí tuệ phục vụ công tác xét xử và chắc chắn rằng bản án, quyết định của Hội đồng xét xử tuyên phù hợp với quy định pháp luật, bảo đảm công bằng đƣợc sự đồng tình ủng hộ của ngƣời dân, từ đó sẽ giảm hẳn tỉ lệ án có kháng cáo kháng nghị có xu
hƣớng ngày một tăng nhƣ hiện nay và nhất là sẽ khắc phục đƣợc tình trạng quyết định của bản án tuyên đã có hiệu lực pháp luật nhƣng không thể thi hành, do tuyên không rõ ràng.
Theo đó, Điều 63 BLTTDS năm 2015 về “Hội đồng xét xử sơ thẩm VADS” nên sửa đổi nhƣ sau: “Hội đồng xét xử sơ thẩm VADS gồm hai thẩm phán và một HTND, trừ trường hợp quy định tại điều 65 của bộ luật này. Trong trường hợp đặc biệt thì hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm ba thẩm phán và hai HTND”.
Thứ hai, phải có các quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của HTND
Để HTND phát huy đƣợc hết khả năng của mình trong xét xử, pháp luật cần quy định rõ ràng và cụ thể tiêu chuẩn pháp lý chuyên môn của HTND. Cụ thể là, HTND phải có kiến thức pháp lý ở mức độ sơ cấp, tức là có kiến thức cơ bản nhất về pháp luật. Lƣợng kiến thức cơ bản này phải tƣơng ứng với chƣơng trình pháp luật đại cƣơng trong trƣờng phổ thông trung học (đối với HTND ở vùng sâu, vùng xa) hoặc ở mức cao hơn là tƣơng ứng với chƣơng trình pháp luật trong các trƣờng đại học và cao đẳng không chuyên luật. Ngoài ra, HTND cần đƣợc tập huấn về những vấn đề pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động xét xử nhƣ pháp luật dân sự, pháp luật TTDS …
Vì lợi ích chung của nền tƣ pháp, cho dù khó khăn đến mấy nhà nƣớc cũng cần thực hiện các biện pháp đào tạo và bồi dƣỡng cho HTND, vì nếu không, thì Toà án không thể xét xử đúng và chính xác đƣợc. Tiêu chuẩn pháp lý của HTND trong điều kiện của Việt Nam hiện nay không thể quy định quá thấp nhƣ trƣớc đây, nhƣng cũng không nên quy định quả cao để tránh rơi vào tình trạng “chuyên môn hóa’ hay “thẩm phán hóa” HTND, làm cho hoạt động xét xử mất dần đi tính chất xã hội rộng rãi. Đồng thời với việc quy định cụ thể tiêu chuẩn pháp lý, cần có biện pháp kịp thời bồi dƣỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho HTND. Hết sức tránh quan niệm cho rằng: việc bồi dƣỡng, tập huấn kiến thức và kỹ năng pháp luật cho HTND là lãng phí vì có HTND cả nhiệm kỳ không xét xử vụ nào hoặc nhiều HTND trong nhiệm kỳ chỉ tham gia xét xử một hoặc hai vụ án và có những hội thầm chỉ đƣợc bầu có một
nhiệm kỳ, không tái cử ở nhiệm kỳ sau. Quan niệm nhƣ vậy là phiến diện và không thấy hiệu quả đầu tƣ chiều sâu cho công tác HTND nhƣ đã phân tích ở trên.
Thứ ba, cần xây dựng quy định giới hạn độ tuổi cử làm HTND
Thực tế hiện nay, việc tham gia xét xử có sự tham gia của nhiều cán bộ hƣu trí, làm ảnh hƣởng đến sức khỏe của họ, cũng nhƣ chất lƣợng xét xử. Vì sự án là công việc phức tạp, cần huy động công sức, trí tuệ và thời gian. Vì vậy, không thể xem đây là công việc của ngƣời đã về hƣu. Độ tuổi phù hợp của HTND nên đƣợc quy định trong khoảng từ 30 tuổi đến tối đa không quá 65 tuổi là phù hợp.
Thứ tư, cần quy định rõ trách nhiệm của HTND khi tham gia xét xử
Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền kịp thời ban hành quy định theo hƣớng quy định rõ trách nhiệm của HTND khi tham gia xét xử, nhƣ: Trong thời gian chuẩn bị xét xử HTND phải hết sức nỗ lực trong việc nghiên cứu hồ sơ xem xét đầy đủ những tình tiết có liên quan nhất buộc tội và gỡ tội; giá trị các tài liệu liên quan đến vụ kiện mà các bên cung cấp; nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh vụ án; … Từ đó HTND phải chuẩn bị cho mình một kế hoạch thẩm vấn tại phiên tòa, có nhƣ vậy mới chủ động khi tham gia xét xử và thể hiện sự “ngang quyền” với Thẩm phán. Song song đó, cần thực hiện tốt chế độ trao đổi thông tin cho nhau giữa Toà án với Đoàn HTND về tinh thần trách nhiệm cũng nhƣ chất lƣợng các vụ án mà HTND đó đã tham gia xét xử, làm cơ sở đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ xét xử của HTND trong năm, trong nhiệm kỳ, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền khen thƣởng động viên khích lệ tinh thần và qua đó cũng là cơ sở quy hoạch bồi dƣỡng nguồn tiếp tục cho nhiệm kỳ sau.
Thứ năm, cần kéo dài thời gian nghiên cứu hồ sơ của HTND
Theo quan điểm của tác giả, để khắc phục tình trạng HTND tham gia xét xử khi chƣa nắm vững hồ sơ vụ án và các quy định của pháp luật có liên quan, pháp luật cần quy định cụ thể thời gian nghiên cứu hồ sơ của HTND. Pháp luật TTDS cần quy định rõ thời gian tối thiểu kể từ khi ban hành quyết định đƣa vụ án ra xét xử cho đến khi mở phiên tòa (hiện nay mới chỉ quy định tối đa là 1 tháng, trƣờng hợp đặc biệt là 2 tháng) và để đảm bảo việc HTND nghiên cứu hồ sơ vụ án đƣợc hiệu
quả, tác giả để nghị nên quy định thời điểm HTND bắt đầu phải nghiên cứu hồ sơ ít nhất là 10 ngày trƣớc khi mở phiên tòa thì mới đƣợc tham gia xét xử và thời gian nghiên cứu cụ thể đƣợc quy định đối với từng loại án theo các điều 26, 28, 30, 32 của BLTTDS. Việc quy định thời gian nghiên cứu hồ sơ nhƣ vậy mới đảm bảo đƣợc trong quá trình nghiên cứu nếu có vấn đề gì phát sinh, HTND có thể yêu cầu Thẩm phán, Chánh án Toà án khắc phục, bổ sung.
Thứ sáu, hoàn thiện các quy định về nhiệm kỳ, tuyển chọn, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quản lý hội thẩm
Hoàn thiện các quy định về nhiệm kỳ của hội thẩm theo hƣớng quy định nhiệm kỳ của hội thẩm bằng nửa nhiệm kỳ của hội đồng nhân dân bầu ra hội thẩm. Một ngƣời không đƣợc tham gia làm hội thẩm 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Việc giảm thời gian giữ nhiệm kỳ của hội thẩm nhƣ trên nhằm bảo đảm cho một hội thẩm không phải tham gia xét xử quá nhiều, tăng cơ hội cho nhiều ngƣời dân đƣợc tham gia vào việc xét xử của tòa án. Đồng thời, phòng tránh hiện tƣợng tác động, tranh thủ, lôi kéo tiêu cực đội ngũ hội thẩm. Hoàn thiện quy trình tuyển chọn, bầu hội thẩm theo hƣớng bổ sung cơ quan công an tham gia vào quá trình lập danh sách ngƣời có đủ tiêu chuẩn làm hội thẩm; bổ sung quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, tài nguyên - môi trƣờng, xây dựng cơ bản, bảo vệ ngƣời lao động, gia đình và ngƣời chƣa thành niên, có quyền giới thiệu ứng cử viên hội thẩm có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực tƣơng ứng. Việc bầu hội thẩm đƣợc thực hiện tại phiên họp đầu tiên và phiên họp giữa nhiệm kỳ của hội đồng nhân dân. Bổ sung quy định hội thẩm phải cam kết công tâm, khách quan, liêm chính và tuân thủ pháp luật khi đƣợc bầu. Hoàn thiện thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm theo hƣớng: Bổ sung trƣờng hợp hội thẩm bị xem xét bãi nhiệm nếu nhiều lần từ chối tham gia xét xử, làm ảnh hƣởng đến việc triển khai công tác xét xử một cách bình thƣờng mà không có lý do chính đáng. Bổ sung quy định cơ quan công an có nghĩa vụ thông báo cho tòa án nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về những hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hƣởng đến tƣ cách cá
nhân của hội thẩm. Hoàn thiện cơ chế quản lý hội thẩm theo hƣớng giao cho hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng quy chế phối hợp và tổ chức thực hiện tốt hơn việc quản lý, giám sát đối với hội thẩm. Hai cơ quan này phối hợp quản lý đội ngũ hội thẩm từ việc thực thi nhiệm vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức đến việc tạo điều kiện thuận lợi để họ đƣợc bố trí thời gian hợp lý tham gia công tác tại tòa án, cũng nhƣ bảo đảm các biện pháp bảo vệ hội thẩm và gia đình họ trong những trƣờng hợp cần thiết, nhằm tăng cƣờng tính độc lập trong tổ chức và hoạt động của hội thẩm đối với tòa án.