Quy định về nguyên tắc hoạt động của hội thẩm nhân dân trong tố

Một phần của tài liệu Chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 34 - 49)

1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hội thẩm nhân

1.3.1. Quy định về nguyên tắc hoạt động của hội thẩm nhân dân trong tố

trong tố tụng dân sự

1.3.1. Quy định về nguyên tắc hoạt động của hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự tụng dân sự

1.3.1.1. Nguyên tắc hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán

Một trong những đặc trƣng của Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Bản thân chế định HTND là sự thể hiện tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Toà án. Toà án là cơ quan quyền lực của Nhà nƣớc, Nhà nƣớc thông qua Toà án để thực hiện quyền lực tƣ pháp của mình. Chính bằng hoạt động xét xử, Toà án giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của nhân dân. HTND bằng sự tham gia của mình vào Hội đồng xét xử mà thực hiện quyền lực tƣ pháp và thông

qua đó để nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quản lý Nhà nƣớc nói chung, hoạt động của Toà án nói riêng. Nhƣ vậy, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có HTND tham gia, HTND ngang quyền với Thẩm phán là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động của Toà án đảm bảo cho HTND thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Vì là một nguyên tắc hoạt động quan trọng nên nếu việc xét xử của TAND mà không có HTND tham gia thì sẽ không chỉ là vi phạm pháp luật tố tụng mà còn là vi phạm Hiến pháp. Nguyên tắc này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xét xử, bởi việc tham gia của HTND giúp cho Toà án xét xử không chỉ đúng pháp luật mà còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. HTND có đời sống chung trong cộng đồng, trong tập thể lao động, nên HTND hiểu sâu hơn tâm tƣ nguyện vọng của quần chúng, nắm bắt đƣợc dƣ luận quần chúng nhân dân. Khi đƣợc cử hoặc bầu làm HTND, HTND không tách khỏi hoạt động lao động sản xuất của cơ quan, đơn vị, cơ sở của mình. Với vốn hiểu biết thực tế, kinh nghiệm trong cuộc sống, với sự am hiểu về phong tục tập quán ở địa phƣơng, HTND sẽ bổ sung cho Thẩm phán những kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét xử để có đƣợc một phán quyết đúng pháp luật, đƣợc xã hội đồng tình ủng hộ.

Tại Hội nghị học tập của ngành cán bộ Tƣ pháp năm 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế cũng chưa đủ. Không chỉ giới hạn hoạt động của mình trong khung Toà án mà

phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân…” [13, tr. 16]. Muốn đƣa ra phán quyết

đúng, giải quyết các tranh chấp đúng pháp luật, hợp với lẽ công bằng, xử phạt đúng ngƣời, đúng tội, hiển nhiên đòi hỏi những ngƣời làm công tác xét xử phải có đạo đức trong sáng, có bản lĩnh, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng. Ngoài ra, để Hội đồng xét xử có phán quyết đúng đắn, đòi hỏi họ cũng phải có kiến thức và vốn hiểu biết cuộc sống, có kinh nghiệm hoạt động xã hội. Vì thế pháp luật quy định khi xét xử có HTND tham gia là sự bổ sung cần thiết cho những lĩnh vực đó. Hơn nữa, HTND là đại diện của các giới, các ngành, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, HTND có thể phản ánh một cách khách quan cách nhìn nhận về sự kiện, vụ

việc từ suy nghĩ, tâm tƣ của quần chúng nhân dân, chứ không phải từ góc độ của một luật gia thuần túy.

Thực tế cho thấy những ngƣời đƣợc bầu làm HTND là những ngƣời có uy tín trong xã hội, đƣợc quần chúng tín nhiệm và có ảnh hƣởng nhất định trong xã hội, họ thƣờng là những ngƣời có lối sống gƣơng mẫu, có phẩm chất tốt, là tấm gƣơng trong lao động, công tác, nhân dân tin cậy vào sự công minh và vô tƣ của họ. Qua sự tham gia xét xử của HTND, uy tín của cơ quan xét xử ngày càng đƣợc nâng cao và đƣợc nhân dân tin cậy ủng hộ, đồng thời HTND còn đóng vai trò to lớn trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Bằng vai trò cá nhân, HTND đóng góp nhất định trong việc giữ gìn “tình làng nghĩa xóm” ổn định xã hội, phòng chống tội phạm.

Pháp luật không chỉ quy định khi xét xử Hội đồng xét xử phải có HTND tham gia mà còn quy định khi xét xử HTND ngang quyền với Thẩm phán, tức là HTND cùng Thẩm phán quyết định giải quyết mọi vấn đề của vụ án không kể về nội dung hay thủ tục tố tụng. Mặc dù HTND không phải là cán bộ trong biên chế Toà án mà là ngƣời của cơ quan, tổ chức đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền bầu hoặc cử làm đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Toà án, nhƣng khi tham gia xét xử HTND lại ngang quyền với Thẩm phán, từ việc đọc hồ sơ vụ án, nghiên cứu chứng cứ, cho đến việc ra quyết định giải quyết vụ án. Đây là điều quan trọng để HTND thực sự pháp huy đƣợc vai trò là đại diện cho quần chúng nhân dân của mình. HTND ngang quyền với thẩm phán thể hiện ở việc: HTND có quyền nghiên cứu hồ sơ, có quyền đặt câu hỏi trong quá trình tranh tụng và có quyền biểu quyết về việc giải quyết vụ án. Các lá phiểu biểu quyết của HTND và Thẩm phán đều có giá trị nhƣ nhau (Điều 49, 249, 264 BLTTDS)

Tuy HTND ngang quyền với Thẩm phán, nhƣng HTND chỉ chính thức bắt đầu tham gia tố tụng và trở thành thành viên của Hội đồng xét xử khi có quyết định đƣa vụ án ra xét xử. Là một trong những ngƣời tiến hành tố tụng HTND có một vị trí pháp lý khá quan trọng, số lƣợng HTND chiếm 2/3 trong thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm; đối với những vụ án phức tạp, tính chất nghiêm trọng, số lƣợng HTND có thể lên đến 3 ngƣời trong tổng số 5 thành viên của Hội đồng xét xử. Nhƣ

vậy, trong thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm, số lƣợng HTND bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với Thẩm phán. Đây là một lợi thế để các HTND thể hiện “ngang quyền” trên tinh thần dân chủ. Tuy nhiên, thực tế phải thẳng thắn nhìn nhận, khi trình độ, điều kiện giữa HTND và Thẩm phán có một khoảng cách quá xa thì việc thực hiện nguyên tắc “ngang quyền” của HTND khi tham gia xét xử cũng chỉ mang tính tƣợng trƣng, hình thức. Trên thực tế một Thẩm phán phải có trình độ thấp nhất là cử nhân Luật, phải qua lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử tại Học viện tƣ pháp, có thời gian công tác pháp luật từ 4 năm trở lên (đối với cấp huyện), từ 6 năm trở lên (đối với cấp tỉnh). Thẩm phán hoạt động xét xử lâu dài, tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm, Thẩm phán có nhiệm vụ thụ lý hồ sơ vụ án, có quyền tiến hành các hoạt động theo tố tụng nhƣ: ghi lời khai, thu thập chứng cứ và tiếp xúc với các đƣơng sự trong thời gian khá dài….Đó là điều kiện đƣa ra những quyết định đúng đắn về vụ án. Còn đối với HTND chƣa đƣợc đào tạo bài bản, không đƣợc trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật mà chỉ sau khi đƣợc bầu họ mới đƣợc tham dự một số buổi tập huấn ngắn hạn về kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử, nên việc xem xét các vấn đề đặt ra đối với họ chủ yếu bằng kinh nghiệm sống chứ không hoàn toàn dựa trên cơ sở pháp luật.

Sự tham gia xét xử của HTND là cần thiết nhƣng phần lớn HTND không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật không sâu thì làm sao họ có thể “ngang quyền” với Thẩm phán khi xét xử đƣợc. Hơn nữa, quy định về chế độ nghiên cứu hồ sơ của HTND cũng còn nhiều bất cập, trong thời gian quá ngắn (kể từ khi Toà án ra quyết định xét xử thì HTND mới chính thức tham gia nghiên cứu, xét xử vụ án đó), hơn nữa đã là HTND thì sẽ đƣợc tham gia xét xử tất cả các loại án từ hình sự, dân sự, đến hành chính, kinh tế, lao động … Với trình độ, kiến thức pháp luật của HTND nhƣ hiện nay, trong thời gian nghiên cứu hồ sơ ít hơn Thẩm phán, thì HTND không có đủ điều kiện để đánh giá hết các chứng cứ trong hồ sơ để có quyết định đúng đắn về vụ án, nhất là đối với những vụ án có nhiều tình tiết phức tạp nhƣ án dân sự về tranh chấp đất đai, thừa kế, những vụ án hình sự có nhiều bị cáo tham gia, hồ sơ dày đến hàng trăm bút lục … Phải khẳng định rằng, việc xét xử

các vụ án là hết sức phức tạp. đòi hỏi các thành viên Hội đồng xét xử phải tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc pháp luật, am hiểu xã hội. Đòi hỏi đặt ra là nhƣ vậy, nhƣng theo các quy định hiện hành về tiêu chuẩn để đƣợc bầu làm HTND thì nêu rất chung chung là “có kiến thức pháp lý”, vậy căn cứ vào đâu để đánh giá một ngƣời là có kiến thức pháp lý? Với quy định chƣa rõ ràng này việc tham gia xét xử của HTND còn mang tính cơ cấu và hình thức. Số HTND có bằng cấp về pháp luật chiếm tỷ lệ rất thấp. Hơn nữa theo quy định của pháp luật hiện hành thì HTND cũng nhƣ thẩm phán khi có tỷ lệ vụ việc do mình tham gia xét xử, giải quyết bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Hội đồng xét xử thì ngoài việc không đƣợc xét thƣởng, còn bị xem xét mức độ để có thể đề nghị miễn hoặc bãi nhiệm, nhƣng trên thực tế, nếu trách nhiệm của HTND đƣợc xác định một cách rõ ràng đối với các bản án bị hủy, cải, sửa thì e rằng không ai dám chấp nhận làm HTND trong một điều kiện với tiêu chuẩn, chế độ nhƣ hiện nay.

Để nguyên tắc này có tính khả thi, không tƣợng trƣng, hình thức, hơn nữa để nâng cao chất lƣợng xét xử, tôi cho rằng trong thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm, số lƣợng thành viên HTND nên ít hơn Thẩm phán. Đặc biệt để HTND đảm đƣơng đƣợc chức trách, nhiệm vụ của mình cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ HTND, HTND phải có trình độ cử nhân Luật hoặc đã qua công tác pháp luật từ 3 – 5 năm, phải qua lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ xét xử; cần quy định về mặt tổ chức, cụ thể: Đoàn HTND là một tổ chức chính trị xã hội không chịu sự quản lý của Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp, có kinh phí hoạt động riêng. Đoàn HTND có Trƣởng đoàn và Phó trƣởng đoàn làm việc theo chế độ chuyên trách là ngƣời trực tiếp quản lý, phân công việc tham gia xét xử của HTND. Theo đó, cơ chế phối hợp với Toà án sẽ là: sau khi lên lịch xét xử, Toà án gửi cho Trƣởng đoàn HTND để sắp xếp, phân công HTND tham gia xét xử và gửi văn bản phân công cho Toà án để ban hành quyết định đƣa vụ án ra xét xử. Làm nhƣ vậy, một mặt giảm bớt công việc cho Toà án, mặt khác việc lựa chọn HTND tham gia xét xử các vụ án cụ thể trở nên khách quan hơn. Đặc biệt trong thời gian chuẩn bị xét xử HTND phải hết sức nỗ lực trong việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét những tình tiết, tài liệu liên quan đến vụ án, nguyên nhân và điều kiện

làm phát sinh vụ án, trên cơ sở đó HTND phải chuẩn bị cho mình một kế hoạch thẩm vấn tại phiên tòa, có nhƣ vậy mới chủ động khi tham gia xét xử và thể hiện sự “ngang quyền” với Thẩm phán đƣợc. Đi đôi với việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ HTND, cần phải có một chính sách đãi ngộ, chế độ bồi dƣỡng thỏa đáng, thích hợp đối với HTND, để tƣơng tầm với trọng trách mà pháp luật quy định.

Pháp luật hiện hành trao cho HTND quyền năng pháp lý khá lớn, song chƣa có cơ chế để HTND phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình, do vậy hoạt động còn mang tính hình thức. Muốn giải quyết vấn đề này, đòi hỏi phải có các phƣơng án và giải pháp đồng bộ cùng với sự tham gia tích cực, trách nhiệm từ nhiều phía.

Khi xem xét lựa chọn giới thiệu nhân sự để bầu hội thẩm TAND phải căn cứ vào tiêu chuẩn hội thẩm TAND và Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm TAND, cụ thể là:

Ngƣời đƣợc lựa chọn để bầu làm hội thẩm nhân dân hiện nay đƣợc quy định tại Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân năm 2002 và Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014. Cụ thể: “1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nƣớc CHXHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cƣ, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực; 2. Có kiến thức pháp luật; 3. Có hiểu biết xã hội; 4. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao”.

Điều 86 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 cũng quy định: tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện và tƣơng đƣơng đề xuất nhu cầu về số lƣợng, cơ cấu thành phần hội thẩm đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu ngƣời đủ tiêu chuẩn theo quy định để hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định bầu hội thẩm nhân dân. Nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của hội đồng nhân dân cùng cấp (5 năm) và khi hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ đến khi hội đồng nhân dân khóa mới bầu đƣợc hội thẩm nhân dân mới. Bên cạnh đó, Thông tƣ liên tịch số 01/2004/TTLT/TANDTC-UBTWMTTQVN ngày 01/3/2004 của Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hƣớng dẫn việc

chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu hội thẩm tòa án nhân dân, ngƣời đƣợc chọn để bầu làm hội thẩm còn phải là ngƣời chƣa bao giờ bị kết án; ngƣời đang công tác tại các cơ quan tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, thi hành án, luật sƣ (kể cả những ngƣời đang làm việc tại các tổ chức hành nghề luật sƣ, tƣ vấn pháp lý). Cùng với có sức khỏe để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ, ngƣời đƣợc lựa chọn giới thiệu làm hội thẩm còn phải là ngƣời không có dị tật, dị hình ảnh hƣởng đến việc thực hiện nhiệm vụ hội thẩm; tuổi của hội thẩm nam không quá 70, hội thẩm nữ không quá 65; chú ý lựa chọn ngƣời thuộc các tổ chức xã hội, đoàn thể, …

Ngoài ra, khoản 2 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn hội thẩm quy định:

Tại tòa án nhân dân cấp tỉnh, cứ 02 thẩm phán thì có 03 hội thẩm, nhƣng tổng số hội thẩm tại một tòa án nhân dân cấp tỉnh không dƣới 20 ngƣời và tối đa không quá 100 ngƣời; tại tòa án nhân dân cấp huyện, cứ 01 thẩm phán thì có 02 hội thẩm, nhƣng tổng số hội thẩm tại một tòa án nhân dân cấp huyện không dƣới 15 ngƣời và tối đa không quá 50 ngƣời, trừ trƣờng hợp đặc biệt có thể có dƣới 15 ngƣời. Nhƣ vậy, những ngƣời đƣợc bầu làm hội thẩm nhân dân không chỉ phải đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, sức khỏe, các điều kiện về kiến thức xã hội, hiểu biết xã hội, mà còn phải thỏa mãn về độ tuổi, ngoại hình, thành phần cơ cấu, phù hợp với số lƣợng thẩm phán và tình hình thực tế của mỗi cấp tòa án địa phƣơng. Thủ tục bầu hội thẩm nhân dân phải trải qua một trình tự chặt chẽ, đó là trên cơ sở nhu cầu thực tế, chánh án tòa án cấp huyện hoặc cấp tỉnh đề nghị với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Một phần của tài liệu Chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 34 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)