Những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực hiện chế định hội thẩm

Một phần của tài liệu Chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 69 - 82)

2.1. Thực tiễn thực hiện chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật

2.1.2. Những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực hiện chế định hội thẩm

nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Hơn 70 năm qua, chế định HTND đã không ngừng đƣợc hoàn thiện. Tuy tên gọi, cách thức tổ chức và hoạt động, tiêu chuẩn về chuyên môn, vụ và các tiêu chuẩn khác đối với HTND ở mỗi thời kỳ không hoàn toàn giống nhau, nhƣng chế định HTND đã song song tồn tại cùng với TAND. Chỉ riêng hơn nửa thế kỷ tồn tại liên tục của chế định này đã chứng tỏ sức sống và sự cần thiết của đội ngũ HTND – những ngƣời xét xử không chuyên – đại diện cho nhân dân cùng các thẩm phán chuyên nghiệp tham gia xét xử các vụ án, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý một cách khách quan. Ở từng thời kỳ, đội ngũ HTND đều đã phát huy tính tích cực của mình, tham gia xét xử nhiều VADS, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nó dục công dân tuân thủ pháp luật. Mặt khác, việc HTND tham gia xét xử thể hiện một nền tƣ pháp nhân dân, “lấy dân làm gốc” [7, tr. 37]. Sự hiện diện của HTND trong việc xét xử các vụ án đã khẳng định rằng, nhân dân có thể và cần phải có tiếng nói đích thực của mình trong hoạt động tƣ pháp. Chính sự tham gia tích cực và có hiệu quả đó của HTND đã tôn vinh thêm vị thế của Toà án trong chế độ ta. Tuy nhiên, qua thực tế hoạt động của HTND và áp dụng các quy định của pháp luật về HTND, có thể thấy còn

nhiều vấn đề vƣớng mắc và bất cập cần đƣợc khắc phục để chế định HTND thực sự phát huy tác dụng trong việc xét xử nói chung và việc xét xử các VADS nói riêng. Những vƣớng mắc, bất cập đó là:

Thứ nhất, một số HTND chưa tích cực nghiên cứu hồ sơ trước khi tham gia xét xử VADS

Công tác HTND tại các Toà án trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, có thể thấy dằng việc nghiên cứu hồ sơ các loại VADS của HTND hiện nay chƣa đƣợc đảm bảo thực hiện một cách hợp lý. Do việc phân công HTND của Toà án với thời gian ngắn (thông thƣờng thời gian từ khi ra quyết định đến khi mở phiên tòa là mƣời lăm ngày hoặc ngắn hơn) làm cho HTND không có đủ thời gian nghiên cứu. Khi đƣợc mời tham gia xét xử, HTND sẽ sắp xếp thời gian nhƣng đa số HTND là những ngƣời làm việc tại các cơ quan, tổ chức nên thực tế xảy ra là không ít HTND không nghiên cứu hồ sơ vụ án trƣớc khi đƣa vụ án ra xét xử.

Một số HTND mang tâm lý tham gia xét xử cho đủ thành phần mà không chú trọng đến nội dung vụ án, do đó có trƣờng hợp Toà án sắp xếp mời HTND lên tòa để nghiên cứu hồ sơ vụ án nhƣng HTND không đếm, hoặc có trƣờng hợp HTND tham gia nghiên cứu hồ sơ trƣớc nhƣng việc nghiên cứu còn sơ sài, chị xem qua nội dung vụ án; hoặc cũng có trƣờng hợp HTND không đủ trình độ để nghiên cứu hồ sơ. Chính vì những lý do đó mà việc nghiên cứu hồ sơ vụ án của HTND chƣa đạt đƣợc hiệu quả mong muốn.

Một số HTND quan tâm đến việc nghiên cứu hồ sơ vụ án trƣớc khi đƣa ra xét xử. Thực tế, HTND tham gia xét xử vụ án từ khi có quyết định đƣa vụ án ra xét xử. Khi đƣợc phân công HTND, kiểm tra các trƣờng hợp phải từ chối tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 52 và 53 BLTTDS năm 2015 hay không? Thế nhƣng hầu hết các vị HTND không quan tâm đến việc mình sẽ xét xử vụ án gì? Nhƣ vậy rõ ràng họ cũng không biết mình có thuộc trƣờng hợp phải từ chối tham gia xét xử vụ án hay không. Chỉ có một số rất nhỏ HTND trao đổi lại với Toà án về vụ án mà họ đƣợc phân công và những vấn đề cần lƣu ý khi xét xử vụ án đó.

chủ động mời HTND đến để trao đổi về nội dung vụ án và pháp luật áp dụng để HTND có thể nắm bắt đƣợc hƣớng giải quyết và chuẩn bị cho công việc xét xử nhƣng thực tế một số hội thầm không quan tâm tới vấn đề này. Qua quá trình tìm hiểu hoạt động của HTND tại Đắk Nông, tác giả nhận thấy rằng, có nhiều VADS HTND không tham gia nghiên cứu hồ sơ trƣớc khi xét xử hoặc việc nghiên cứu chƣa bảo đảm chất lƣợng để có thể giải quyết VADS đúng đắn và khách quan.

Thực tế có nhiều HTND lƣời nghiên cứu hồ sơ mà trƣớc phiên tòa sơ thẩm chỉ gọi điện hỏi thẩm phán hay thƣ ký về một số vấn đề của vụ án mà không tự mình nghiên cứu; có trƣờng hợp ngay trƣớc phiên tòa, trong thời gian chờ đến giờ xét xử, HTND mới hỏi qua thẩm phán hoặc thƣ ký nội dung tranh chấp và cũng không trực tiếp xem xét, trong hồ sơ. Điều này đã làm cho HTND bị ảnh hƣởng bởi ý chí chủ quan của thẩm phán hoặc thƣ ký, và do đó không nắm chắc nội dung vụ án.

Ví dụ: Bản án số 05 ngày 23 tháng 3 năm 2018 của TAND huyện Đăk MiL

xử lý công việc tranh chấp ly hôn và nuôi dƣỡng con giữa chị Nguyễn Thị Tuyết, sinh năm 1984 và anh Hoàng Đình Khởi, sinh năm 1980. Trƣớc phiên tòa, cả 2 HTND đều không tìm kiếm hồ sơ, không trực tiếp đọc tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ dịch vụ mà trong thời gian chờ xử lý HTND định hỏi Thƣ ký về tình trạng mâu thuẫn, con chung và tài sản chung của các đồng đẳng và yêu cầu của họ nhƣ thế nào. Thƣ ký trình bày lại các vấn đề trên sự ràng buộc sẽ thể hiện một phần nào đó mà quan điểm cá nhân của họ, cho nên sẽ có ít ảnh hƣởng đến giá của Hội âm thầm sau này.

Theo quy định của pháp luật TTDS, thẩm phán và HTND có quyền ngang nhau trong việc biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử, tuy nhiên, nếu việc nghiên cứu hồ sơ của thẩm phán có thể kéo dài đến vài tháng thì hội thầm chỉ nghiên cứu hồ sơ đƣợc vài tiếng. Với thời gian nghiên cứu ngắn nhƣ vậy, HTND không thể nắm bắt đƣợc toàn diện các tình tiết của vụ án để đƣa ra hƣớng giải quyết chính xác và công bằng. Nhƣ vậy, việc nghiên cứu hồ sơ vụ án của một số HTND hiện nay chƣa bảo đảm đƣợc chất lƣợng cũng nhƣ tƣơng xứng với vai trò của họ trong hội đồng xét xử.

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, HTND có quyền yêu cầu Toà án cung cấp các văn bản pháp luật có liên quan để nghiên cứu giải quyết nhƣng xuất phát từ tâm lý chƣa đƣợc đề cao công tác xét xử, việc nghiên cứu hồ sơ của HTND không đầy đủ. Do đó, việc HTND yêu cầu Toà án cung cấp các văn bản pháp luật có liên quan cũng rất hạn chế, hầu nhƣ đều do Toà án chủ động thực hiện, còn nếu không thì cũng không có HTND nào yêu cầu. Chính điều này dẫn đến thực trạng, các HTND không nắm vững các quy định pháp luật cần áp dụng để giải quyết đối với từng vụ án. Đơn cử nhƣ đối với các vụ án về hôn nhân gia đình – là loại vụ án đƣợc đánh giá tƣơng đối đơn giản so với phần lớn các VADS khác, nhƣng vẫn còn HTND chƣa thực sự nắm rõ các căn cứ chấp nhận yêu cầu ly hôn.

Có những vị HTND không nhận thức đƣợc vị trí, vai trò của mình, không coi trọng công tác xét xử nên thậm chí có nhiều trƣờng hợp đến ngày mở phiên tòa Hội thầm lại không đến vì quên lịch xét xử, chỉ khi Toà án gọi mới vội vàng đến mà không kịp chuẩn bị gì.

Ví dụ: tại phiên tòa xét xử vụ án “tranh chấp kiện đòi tài sản" giữa: Nguyên

đơn: Bà Nguyễn Thị Thƣơng, sinh năm 1966 và bị đơn: Ông Đoàn Xuân Trƣờng, sinh năm 1973 và bà Ngô Thị Thúy, sinh năm 1975 TAND huyện Đăk Mil. Phiên tòa đƣợc ấn định vào hồi 08 giờ ngày 30 tháng 3 năm 2017. Tuy nhiên, do 1 HTND quên lịch xét xử nên không đến đúng giờ xét xử đã đƣợc ấn định, Thƣ ký không liên lạc đƣợc với HTND nên phải đến tận nhà để mời HTND đến phiên tòa. Cũng rất “may mắn" là nhà của vị HTND đó ở gần Toà án và mặc dù HTND có đến muộn so với thời gian xét xử đã đƣợc ấn định nhƣng việc xét xử vẫn đƣợc tiến hành mà không bị hoãn lại.

Ngoài nguyên nhân xuất phát từ phía HTND, việc nghiên cứu hồ sơ của HTND chƣa bảo đảm chất lƣợng còn xuất phát từ phía Toà án. Vì nhiều lý do khác nhau nên không phải lúc nào HTND muốn nghiên cứu hồ sơ cũng có thể tiếp cận đƣợc. Nhiều trƣờng hợp Toà án do tiết kiệm chi phí và tiện cho việc mời HTND tham gia xét xử nên sắp xếp xử nhiều vụ án trong cùng một ngày và có chung thành viên hội đồng xét xử, dẫn đến tình trạng hội thần phải tham gia giải quyết rất nhiều

vụ án trong một thời gian ngắn. Do đó, HTND không thể nghiên cứu đƣợc hết tất cả các nội dung của vụ án, nhất là trong cùng một thời gian ngắn mà phải nghiên cứu nhiều loại án thuộc các lĩnh vực khác nhau từ hình sự, dân sự đến hành chính… với thời gian nghiên cứu hồ sơ ít nhƣ vậy và với vốn kiến thức pháp luật bị hạn chế, HTND không thể đánh giá hết những tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cũng nhƣ pháp luật nội dung cần áp dụng để giải quyết vụ án đó. Điều này ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nghiên cứu hồ sơ vụ án của HTND. Đặc biệt là trong giai đoạn Toà án cần phải hoàn tất công tác cuối năm, Ờ thời gian này, HTND có thể phải xét xử từ ba đến bốn vụ án trong một ngày. Ví dụ, ngày 29/10/2020, tại TAND huyện Tuy Đức có một vị HTND phải xét xử 3 vụ án trong cùng 1 buổi sáng.

Theo tác giả, đây là thực trạng chung tồn tại ở hầu hết các Toà án trên cả nƣớc chứ không chỉ riêng gì tỉnh Đắk Nông. Trong những năm qua, Toà án hai cấp tỉnh Đắc Nông đã có nhiều hoạt động nhầm nỗ lực nâng cao ý thức, trách nhiệm của các HTND trong công tác xét xử nói chung và trong việc nghiên cứu hồ sơ VADS nói riêng, từ đó nhằm nâng cao chất lƣợng giải quyết các VADS; Tuy nhiên, giá khách quan, hoạt động nghiên cứu hồ sơ của HTND chƣa thực sự hiệu quả và thể hiện đúng vai trò là ngƣời đại diện của nhân dân trong hoạt động xét xử.

Thứ hai, đối với việc tham gia hội đồng xét xử VADS

Nhƣ đã phân tích ở trên, khi đƣợc phân công xét xử thì HTND phải kiểm tra xem mình có thuộc trƣờng hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hay không nhƣng do không quan tâm đến vụ án mình đƣợc phân công xét xử là vụ án gì. Chính vì vậy, trên thực tiễn đã xảy ra trƣờng hợp tại phiên tòa, HTND mới nhận ra đƣơng sự trong vụ án là ngƣời có quan hệ rất thân thiết với mình và khi ấy mới từ chối tiến hành tố tụng.

Ví dụ: Tại phiên tòa xét xử vụ án hôn nhân và gia đình ngày 20/8/2015 tại

TAND huyện Đắk GLong giữa nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Thuỷ, sinh năm 1981 và bị đơn là anh Nguyễn Xuân Tƣ, sinh năm 1982, sau khi khai mạc phiên tòa, 1 vị HTND mới thông báo cho chủ tọa phiên tòa biết mình là chú họ của bị đơn, giữa hai nhà có mối quan hệ rất thân thiết với nhau và thƣờng xuyên qua lại, thăm hỏi nhau

nhƣng do việc ly hôn là việc tế nhị nên đƣơng sự không thông báo cho ai biết, chính vì vậy, tại phiên tòa HTND mới nhận ra “ngƣời quen" và từ chối tham gia xét xử. Do đó, phiên tòa không thể tiếp tục do ngay lúc đó không có HTND nào thay thế và bị hoãn lại. Việc từ chối tiến hành tố tụng của HTND trong trƣờng hợp này là phù hợp với khoản 3 Điều 52 BLTTDS khi HTND cho rằng mình sẽ không thể vô tƣ khi tiếp tục giải quyết vụ án. Nhƣng rõ ràng việc này làm cho vụ án bị chậm giải quyết, làm ảnh hƣởng không chi đến quyền lợi của các đƣơng sự mà còn ảnh hƣởng đến hoạt đong của Toà án khi phải mở thêm một phiên tòa khác và ảnh hƣởng đến cả những vị HTND khác. Tuy nhiên, nếu HTND chú ý thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì việc này hoàn toàn là sẽ đƣợc giải quyết từ trƣớc khi mở phiên tòa, tránh đƣợc một số “rắc rối" không đáng có.

Phải thừa nhận rằng, hiện nay, không phải ai cũng ý thức đƣợc vị trí, vai trò của HTND trong hoạt động xét xử của Toà án, thậm chí ngay cả bản thân một số HTND cũng chƣa nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình, bản thân mình tham gia vào HĐXX là phục vụ cho ai và nhằm mục đích gi? Do đó, họ chƣa ý thức đƣợc trách nhiệm của mình đối với công tác này. Chính vì vậy, tại các Toà án trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thƣờng xuyên xảy ra tình trạng phải hoãn phiên tòa do hội thẩm bận đột xuất, Toà án không kịp thay đổi thành huyện phải đảm bảo có ít nhất là 15 ngƣời nhƣng không phải không có trƣờng hợp khi Toà án mời tham gia xét xử tất cả HTND đều từ chối nên Toà án phải thay đổi lịch xét xử.

Theo thống kê tại một số đơn vị, thậm chí có vị HTND cả nhiệm kỳ không tham gia xét xử vụ án nào. Ví dụ nhƣ tại TAND huyện Tuy Nghĩa trong nhiệm kỳ 2016-2021 có 2 vị HTND không tham gia xét xử vụ án nào, TAND huyện Đắk GLong có 1 vị? ... và các vị HTND này cũng rất ít tham gia các hoạt động khác của Đoàn HTND nhƣ: sơ kết, tổng kết, tập huấn ... Tình trạng này xuất phát từ việc Toà án đã mời tham gia nhiều lần nhƣng những HTND đó đều từ chối, cho nên sau này Toà án “chán" không mời nữa, vì có mời họ cũng không tham gia hoặc có nhận lời tham gia nhƣng không chắc chắn thì sẽ ảnh hƣởng đến việc xét xử khi gần đến ngày mở phiên tòa thì lại phải thay đổi HTND khác hoặc phải hoãn phiên tòa. Chính vì

họ không ý thức đƣợc vị trí, vai trò, trách nhiệm của HTND nên họ không coi trọng hoạt động xét xử, do đó họ cũng không quan tâm đến việc đƣợc mời hay không đƣợc mời tham gia xét xử.

Điều 91 LTCTAND năm 2014 có quy định, các cơ quan, tổ chức nơi có ngƣời đƣợc bầu làm HTND phải có trách nhiệm tạo điều kiện để HTND làm nhiệm vụ. Trong thời gian HTND làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Toà án thì cơ quan, tổ chức có HTND đó không đƣợc điều động, phân công HTND làm việc khác, trừ trƣờng hợp đặc biệt và phải thông báo cho Chánh án Toà án biết. Mặc dù pháp luật đã có quy định nhƣ vậy nhƣng trên thực tế không thiếu những trƣờng hợp đến ngày mở phiên tòa, HTND đƣợc phân công xét xử vắng vì lý do phải giải quyết công việc ở cơ quan nên không tham gia phiên tòa đƣợc, trong tình huống này, để phiên tòa đƣợc khai mạc đúng theo lịch xét xử đã công bố, Thẩm phán phải thay đổi HTND khác, lúc này Thƣ ký phiên tòa sẽ liên hệ với HTND khác để tham gia xét xử. Nhƣ vậy, rõ ràng là nhiệm vụ, quyền hạn của HTND không thể đảm bảo thực hiện tốt đƣợc.

Thứ ba, đối với việc tiến hành các hoạt động tố tụng và ngang quyền với thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử

Bên cạnh nhiều HTND tỏ ra rất tích cực trong nghiên cứu, giúp cho HĐXX

Một phần của tài liệu Chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 69 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)