1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hội thẩm nhân
1.3.3. Quy định về trách nhiệm của hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự
Trách nhiệm của HTND đƣợc quy định tại Điều 89 LTCTAND năm 2014:
Thứ nhất, trung thành với Tổ quốc, gƣơng mẫu chấp hành Hiến pháp và
pháp luật.
HTND là đại diện cho tiếng nói của ngƣời dân tham gia vào thành phần Hội đồng xét xử; qua đó nâng cao vai trò của ngƣời dân, để nhân dân đƣợc giám sát, tham gia, đƣa ra ý kiến của mình chính vì vậy trƣớc khi đại diện tiếng nói của nhân dân HTND phải có trách nhiệm trung thành với Tổ quốc, tuân thủ và chấp hành quy định của Hiến Pháp và pháp luật. HTND
Thứ hai, tham gia xét xử theo sự phân công của Chánh án Toà án mà không
đƣợc từ chối, trừ trƣờng hợp có lý do chính đáng hoặc do luật tố tụng quy định. HTND khi đƣợc Chánh án Toà án phân công tham gia xét xử vụ án, thì HTND đƣợc xác định là một trong những ngƣời tiến hành tố tụng tại Toà án. Khi đƣợc phân công giải quyết vụ án thì HTND có các nhiệm vụ nhƣ: nghiên cứu hồ sơ vụ án trƣớc khi mở phiên tòa; tham gia xét xử vụ án theo thủ tục sơ thẩm; tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. HTND phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Thứ ba, HTND độc lập, vô tƣ, khách quan trong xét xử, góp phần bảo vệ
công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.
Thứ tư, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
phạm mà bị xử lý kỷ luật bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
HTND trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Toà án nơi HTND đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thƣờng và HTND đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Toà án theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, HTND có trách nhiệm tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; giữ bí mật nhà nƣớc và bí mật công tác theo quy định của pháp luật; tích cực học tập để nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử; chấp hành nội quy, quy chế của Toà án. Thực tế cho thấy, HTND không phải chịu trách nhiệm công vụ, bởi đây không phải là nơi họ sẽ bị kỷ luật lao động nhƣ nhƣ thăng, giáng cấp, nâng lƣơng, trừ lƣơng, có chăng chỉ là có đƣợc tham gia ở nhiệm kỳ tiếp theo hay không, hay có đƣợc thƣờng xuyên tham gia xét xử hay không mà thôi. Vì vậy, dù luôn chiếm đa số trong hội đồng xét xử và các phán quyết của hội đồng xét xử đƣợc quyết định theo đa số nhƣng liên quan đến trách nhiệm về án án bị sửa thì chủ yếu là thẩm phán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm [16, tr.37].
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong hệ thống pháp luật tố tụng hiện nay ở nƣớc ta, chế định HTND là một trong những chế định bắt buộc, có tính quyết định đến các bản án sơ thẩm trong hoạt động tƣ pháp. Bởi vì, hầu hết bản án sơ thẩm đều yêu cầu phải có sự tham gia của số lƣợng tối thiểu 2/3 thành viên của Hội đồng xét xử là các HNTD. Cùng với số lƣợng đó là tính quyết định của HTND trong Hội đồng xét xử đối với bản án sơ thẩm. Trong quá trình cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta hiện nay, một trong những yêu cầu trọng tâm của tiến trình cải cách tƣ pháp chính là làm cho vai trò của toà án ngày càng độc lập hơn đối với các cơ quan quyền lực khác. Việc độc lập của toà án không chỉ đòi hỏi nâng cao năng lực xét xử của các thẩm phán, mà các toà án muốn có đƣợc vị thế độc lập phải có những cơ chế hữu hiệu trong tổ chức thực hiện quyền lực mới đảm bảo đƣợc sự độc lập của mình.
Thực tế hiệu quả hoạt động của các hội thẩm ở nƣớc ta hiện nay là chƣa đạt yêu cầu về mặt pháp lý cũng nhƣ về mặt xã hội. Điều này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng chủ yếu là 2 vấn đề lớn đó là: nhận thức về vai trò của hội thẩm trong Hội đồng xét xử các vụ án sơ thẩm và trách nhiệm của hội thẩm trong các phiên toà sơ thẩm. Qua việc nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về HTND thông qua các nguyên tắc: HTND ngang quyền với Thẩm phán, HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; HTND phải đảm bảo sự vô tƣ, khách quan trong TTDS tác giả đã đánh giá những điểm hợp lý và chƣa hợp lý trong các quy định của pháp luật TTDS có liên quan đến HTND.
Theo tác giả, chúng ta phải nhận thức và quy định lại chế định về HTND, nghĩa là hoàn thiện chế định này theo nghĩa đây là một chế định tham gia của xã hội vào quá trình xét xử của tòa án. Nghĩa là phân định rõ các giai đoạn tham gia của HTND trong quá trình xét xử vụ án nhƣ trình bày ở trên. Đồng thời, yêu cầu các thẩm phán phải tự chịu trách nhiệm cá nhân về các phán quyết của mình. Các ý kiến của HTND thực chất là các ý kiến xã hội và họ chỉ có quyền đƣa ra ý kiến chứ không có quyền đƣa ra phán quyết và họ có quyền bảo lƣu ý kiến của mình trong hồ sơ vụ án, tránh cơ chế quyết định tập thể và không ai phải chịu trách nhiệm về các
CHƢƠNG 2
THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG